Vốn đối ứng là gì ? Theo Nghị định 16/2016/NĐ-CP

Mục lục bài viết

VỐN ĐỐI ỨNG LÀ GÌ?

Theo quy định tại khoản 26 Điều 3 Nghị định 16/2016 / NĐ-CP :

  • Vốn đối ứng là khoản vốn đóng góp của phía Việt Nam (bằng hiện vật hoặc tiền) trong chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
  • Vốn đối ứng được ưu tiên bố trí cho chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc diện được ngân sách nhà nước cấp phát toàn bộ từ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 5 năm và kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm;
  • Mục đích của vốn đối ứng nhằm chuẩn bị và thực hiện chương trình, dự án.
  • Vốn đối ứng được bố trí từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, chủ dự án tự bố trí, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Ví dụ 1: Tổng chi phí để xây dựng cầu Hưng Hà (nối liền 2 tỉnh Hưng Yên, Hà Nam) là 2.900 tỷ đồng (Nguồn vốn được huy động từ nguốn vốn ODA của quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam). Giả sử, trong dự án này, phía Việt Nam đóng góp 40% tổng dự án (khoảng 1160 tỷ) thì vốn đối ứng là 1160 tỷ.

Xem thêm: 

Hướng dẫn thành lập công ty tài chính

Bạn đang đọc: Vốn đối ứng là gì ? Theo Nghị định 16/2016/NĐ-CP

Xem thêm  Kiểu tóc xoăn đuôi không bao giờ lỗi mốt(salon tóc phương thuỳ)0973345896 | thông tin về game mới cập nhật tại Bem2

CÁC NGUỒN VỐN ĐỐI ỨNG

  • Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác của nhà nước;
  • Vốn của chủ dự án (đối với trường hợp cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi);
  • Vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm: Vốn cố định là gì ?

VỐN ĐỐI ỨNG CHI CHO KHOẢN CHI PHÍ NÀO?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Nghị định 16/2016/NĐ-CP, vốn đối ứng được sử dụng cho các khoản chi phí sau:

  • Chi phí hoạt động cho Ban quản lý dự án (lương, thưởng, phụ cấp, văn phòng, phương tiện làm việc, chi phí hành chính);
  • Chi phí thẩm định thiết kế, duyệt tổng dự toán, hoàn tất các thủ tục đầu tư, xây dựng và thủ tục hành chính cần thiết khác;
  • Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu;
  • Chi phí cho hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý và thực hiện chương trình, dự án;
  • Chi phí tiếp nhận và phổ biến công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quốc tế;
  • Chi phí tuyên truyền, quảng cáo chương trình, dự án và các hoạt động cộng đồng;
  • Chi trả các loại thuế, phí hải quan, phí bảo hiểm theo quy định hiện hành;
  • Tiền trả lãi, tiền đặt cọc, phí cam kết và các loại phí liên quan khác phải trả cho phía nước ngoài;
  • Chi phí tiếp nhận thiết bị và vận chuyển nội địa (nếu có);
  • Chi phí kiểm toán, quyết toán, thẩm tra quyết toán hoàn thành;
  • Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư;
  • Chi phí thực hiện một số hoạt động cơ bản của chương trình, dự án (khảo sát, thiết kế kỹ thuật, thi công; xây dựng một số hạng mục công trình, mua sắm một số trang thiết bị);
  • Chi phí cho hoạt động giám sát và đánh giá; giám sát và kiểm định chất lượng, nghiệm thu, bàn giao, quyết toán chương trình, dự án;
  • Chi phí dự phòng và các chi phí hợp lý khác.
Xem thêm  TOP 13 phần mềm quản lý khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất, phổ biến nhất

Xem thêm : Giải thích ngân sách thuê văn phòng

Saigon Office cho thuê văn phòng tòa nhà TPHCM

Xem thêm :

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *