Quy chế tài chính là gì? Quy chế tài chính có bắt buộc không?

Tài chính doanh nghiệp là gì? Các nội dung về quản lý tài chính doanh nghiệp? Quy chế tài chính của doanh nghiệp?

[external_link_head]

Mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đều có cơ cấu tài chính riêng dành cho mình. Để tài chính của doanh nghiệp luôn ổn định, cân bằng được các khoản thu, chi cũng như đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, thì mỗi doanh nghiệp hầu như đều có quy chế tài chính danh cho doanh nghiệp của mình. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về tài chính doanh nghiệp cũng như quy chế tài chính trong doanh nghiệp.

Quy chế tài chính là gì? Quy chế tài chính có bắt buộc không?

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

1. Tài chính doanh nghiệp là gì?

Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các mối quan hệ này có thể là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước, đó là khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước hoặc khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp; hoặc đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính, được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ như vay vốn, hoặc gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán,…; hoặc là quan hệ giữa doanh nghiệp đối với các thị trường khác và quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: quan hệ giữa các bộ phận sản xuất- kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ động và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn,…

2. Các nội dung về quản lý tài chính doanh nghiệp

Các quan hệ tài chính liệt kê ở trên được thể hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiến hành sản xuất- kinh doanh, doanh nghiệp phải xử lý các quan hệ tài chính, mà có thể chia thành giải quyết ba vấn đề quan trọng đó chính là: thứ nhất, nên đầu tư dài hạn vào đâu và đầu tư bao nhiêu cho phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh lựa chọn- đây là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp và cũng là cơ sở để dự toán vốn đầu tư. Thứ hai đó là vấn đề nguồn vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể khai thác là nguồn nào? Thứ ba là vấn đề doanh nghiệp quản lý hoạt động quản lý tài chính như thế nào?

Các nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp thực hiện giải quyết các vấn đề trên, họ có thể là những chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc cũng có thể chính là người được chủ sở hữu doanh nghiệp thuê. Trong suốt quá trình họat động của doanh nghiệp, thì các nhà quản lý tài chính phải tìm kiếm cơ hội đầu tư sao cho thu nhập do đầu tư đem lại lớn hơn chi phí đầu tư, đồng thời cũng phải chú ý đến việc khi nào được nhận tiền và nhận được lợi nhuận đó như thế nào. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp thể hiện tỷ trọng của nợ và vốn của chủ do chủ nợ và cổ đông cung ứng, nhà quản lý tài chính phải cân nhắc về lượng vay, nguồn vốn ở đâu là hợp lý,…Và các nhà quản lý tài chính cần phải xử lý sự lệch pha của các dòng tiền nhập quỹ, xuất quỹ trong doanh nghiệp,…

Xem thêm  Hướng dẫn cách đăng ký gói cước data 3G/4G Viettel với 2GB/ngày nhanh nhất
[external_link offset=1]

Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau như mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu,… nhưng mục tiêu cuối cùng đó vẫn là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Quản lý tài chính doanh nghiệp chính là nhằm mục tiêu này. Trong quản lý tài chính, các nhà quản lý phải cân nhắc các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài để đưa ra các quyết định làm tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu.

Quản lý tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. Nó là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, được thực hiện thông qua cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp. Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp chính là tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ được vận dùng để quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu nhất định. Nội dung chủ yếu của cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm cơ chế quản lý tài sản; cơ chế huy động vốn; cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận và cơ chế kiểm soát của doanh nghiệp.

Quản lý tài chính doanh nghiệp chính mà một hoạt động có mỗi liên hệ chặt chẽ với mọi hoạt động khác của doanh nghiệp. Nếu thực hiện quản lý tài chính doanh nghiệp tốt có thể khắc phục những khuyết điểm trong những lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính cần được cân chắc, hoạch định kỹ lưỡng để tránh gây nên những tổn thất cho doanh nghiệp.

3. Quy chế tài chính của doanh nghiệp

Quy chế tài chính là tổng hợp các quy định cụ thể về tài chính và kế toán của doanh nghiệp, quy chế tài chính có nhiều ý nghĩa trong việc thống nhất tài chính, hóa đơn, kế toán trong doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy quy chế tài chính như một quy định để xây dựng nên hệ thống tài chính của doanh nghiệp. Giúp các vấn đề trong tài chính của doanh nghiệp được thống nhất, quy về một mối. 

Xem thêm  Những ca khúc được yêu thích nhất trong ngày cưới bạn nên biết

Xem thêm: Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ công ty, doanh nghiệp mới nhất

Nội dung của quy chế tài chính cần chú ý đến một số nội dung như sau:

Quy định về vốn và tài sản: vốn công ty gồm vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn vay, vốn huy động và vốn khác; tài sản gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Theo góc nhìn khác thì vốn của doanh nghiệp gồm vốn chủ sở hữu và nợ. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chua và tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới. Và để bổ sung vốn cho quá trình sản xuất – kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ các nguồn như từ tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu. 

Nguyên tắc quản trị trong Công ty

+ Ban Giám đốc điều hành công ty xây dựng kế hoạch, tổ chức và kiểm tra chặt chẽ các chỉ tiêu, doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ với mục tiêu cuối cùng là hiệu quả doanh nghiệp.

+ Các cấp quản trị đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc phải tính đúng, tính đủ chi phí kinh doanh, bảo đảm các chi phí này được trang trải bằng doanh thu đồng thời hoạt động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả.

+ Các cấp quản trị của Công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các khoản doanh thu, chi phí, và kết quả kinh doanh trong phạm vi ra quyết định của mình.

[external_link offset=2]

– Các loại chi phí và cấu thành các loại chi phí:

+ Chi phí gồm: Chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ sản phẩm; Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường được quản trị theo quy định hiện hành của luật pháp. Về chi phí sản xuất của doanh nghiệp, thì phân loại theo yếu tố thì sẽ gồm chi phí vật tư, lương nhân công và chi phí sản xuất chung. Chi phí tiêu thụ sản phẩm sẽ bao gồm chi phí lưu thông sản phẩm; chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm và chi phí hỗ trợ marketing và phát triển.

Xem thêm  Mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần sau hơn 1 năm tham gia bảo hiểm

Xem thêm: Thời hạn trả lại hồ sơ đề xuất tài chính

Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào tính chất các yếu tố chi phí, thì chi phí kinh doanh của doanh nghiệp chia thành các loại bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực (gọi chung là chi phí vật tư), chi phí vật tư phụ thuộc vào mức tiêu hao vật tư và giá trị vật tư; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính lương; chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn; chi phí dịch vụ nước ngoài; thuế và các chi phí khác

Về chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường. Thì chi phí hoạt động tài chính bao gồm chi phí liên doanh liên kết, chi phí thuê tài sản; chi phí vay nợ; chi phí mua, bán chứng khoán. Chi phí hoạt động bất thường bao gồm chi phí nhượng bán thanh lý tài sản cố định; giá trị tổn thất sau khi đã giảm trừ và các chi phí bất thường khác.

+ Tính giá thành sản phẩm:

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất hoặc để sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. Chi phí sản xuất hợp thành giá thành phẩm, nhưng không phải toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Giá thành sản phẩm phản án lượng chi phí để hoàn thành sản xuất hoặc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hay một khối lượng sản phẩm nhất định, còn chi phí sản xuất và lưu thông sản phẩm thể hiện so chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một kỳ nhất định, thường là trong một năm.

* Toàn bộ các khoản chi phí phát sinh phải được kết chuyển cho sản phẩm, dịch vụ sản xuất và tiêu thụ trong năm tài chính để xác định hiệu quả kinh doanh sản xuất kinh doanh.

* Các cấp quản trị của Công ty phải xây dựng kế hoạch và kiểm tra giá thành trong phạm vi điều hành sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời luôn tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở vẫn đảm bảo và cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mình. [external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *