Ngãi Cầu – Wikipedia tiếng Việt

Ngãi Cầu là một ngôi làng cổ tại Việt Nam. Làng được cho là đã có từ thời Lý. Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã từng đặt đại bản doanh tại Ngãi Cầu khi kéo đại quân ra bao vây thành Đông Quan. Ngày nay, làng thuộc xã An Khánh, ở phía Nam huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ngãi Cầu cách Thiên Đường Bảo Sơn không xa, đi từ ngã tư đèn xanh đèn đỏ Thiên Đường Bảo Sơn -La Dương- Lê Trọng Tấn rẽ về phía La Phù khoảng 2 km là đến.

Đình Ngãi Cầu được liệt vào Di tích Kiến trúc, nghệ thuật của Việt Nam và là một danh thắng của Hà Nội xưa kia[3]. Đình được tạo dựng từ thế kỷ 17, qua 3 lần trùng tu, thờ nữ thần Bản Thổ và bốn vị tướng thời Hùng Vương làm thần Hoàng làng. Đình được xây dựng trên một khu đất rộng, có quy mô với nhiều nếp nhà ngang dọc. Kiến trúc đình theo kiểu 8 giáp 12 cửa bao gồm: nghi môn với 3 gian kiểu vì kèo chồng rường, 2 tầng, 8 mái và đại đình là kiến trúc lớn gồm 5 gian, 4 mái. Hai dãy giải vũ nằm song song với phương đình.

Đình Ngãi Cầu nổi tiếng với lễ hội rước kiệu 5 năm tổ chức một lần, mở hội vào 8 tháng Giêng âm lịch. Tương truyền, Đức Thánh Mẫu của làng sinh ngày 8 tháng 3 năm Giáp Tý (298 Tr.CN), nên làng hay tổ chức ăn lễ bánh trôi bánh chay vào mồng 8 thay vì mồng 3 như nhiều làng quê ở Việt Nam. Lễ rước gồm 7 kiệu (Lọng đình trước đi đầu, 4 kiệu 4 vị tướng, kiệu rước Thánh Mẫu và kiệu song loan). Kiệu nặng nhất lên tới… 1 tạ, cần tới 36 cô gái (chưa chồng) khiêng 2 kiệu Thánh Mẫu và Thành Hoàng. Các kiệu còn lại do những chàng trai khỏe mạnh, tuấn tú đảm trách, đều là người dân gốc của làng. Những cụ bà, cụ ông tuổi 80 trở lên mặc áo đỏ, nhai trầu bỏm bẻm, uống trà tại đình hoặc đi theo đám rước. Trong hội có hát chèo, cải lương, thi đấu vật, cờ tướng và nhiều trò chơi dân gian được bày ra suốt dọc từ Đình tới Quán, một kiến trúc gạch nhỏ, đơn giản, nằm cạnh chùa Ngãi Cầu. Theo thần phả của Đình, Quán là nơi ra đời của 4 vị thành hoàng làng, là nơi diễn ra các nghi lễ của tín ngưỡng thành hoàng.

Xem thêm  7 cách kiếm tiền nhanh nhất trên mạng không tốn 1 xu

Xem thêm: Hướng dẫn dò vé số từ bảng kết quả xổ số miền bắc

Ngoài Đình Ngãi Cầu thì dân Ngãi Cầu cũng hay đi lễ ở Miễu, nơi thờ là mẹ của bốn vị Thành Hoàng làng. Miễu cách Đình Ngãi Cầu không xa, Người dân Ngãi Cầu đều công nhận chỗ Miễu thờ là một nơi linh thiêng. Có một điều đặc biệt là mẹ của bốn vị Thành Hoàng làng tên Huệ vì thế con gái sinh ra trong làng Ngãi Cầu phải tránh tên này, ai làm dâu Ngãi Cầu nếu tên Huệ thì sẽ đổi thành Huề hoặc lấy tên khác để tránh bị trùng với tên của Mẫu Thành Hoàng làng.

Ngoài ra, làng còn có một ngôi chùa cổ có tên là Phổ Quang Tự, tuy nhiên vẫn được dân gian gọi là chùa Ngãi Cầu. Chùa tạo dựng từ năm 1573, tọa lạc trên một gò đất hình mai rùa phía Tây làng, có quy mô kiến trúc lớn gồm có khu chùa chính, hai dãy hiên chạy song song với hậu cung, nhà tiền đường với hậu cung ở phía sau, sau cuối là khu nhà tổ nằm sau dãy hiên chạy bên phải. Các bộ phận kiến trúc của chùa được thiết kế xây dựng sau đó nhau. Trụ trì của Chùa là Sư Ni .

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

Source: https://bem2.vn
Category: TỔNG HỢP

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *