Kể anh em nghe chuyện submit app lên store và sự khác biệt giữa Apple với Google | Tinh tế

Trong quá trình submit 3 ứng dụng của mình lên Store, mình có thể thấy rõ sự khác biệt về xét duyệt giữa Apple và Play Store. Đầu tiên là nội dung, Apple xem kĩ từng nội dung một trong app của bạn, bạn cũng phải cung cấp tài khoản đăng nhập nếu app của bạn cần một số tài khoản đặc biệt để unlock những món đồ hay tính năng nào đó. 1 trong các app của mình viết là app nội bộ công ty xài, đưa lên Apple họ từ chối ngay, lý do là app nội bộ thì phải xài một dạng phân phối khác, không cho lên Store. Trong khi đó, với cùng app này thì bên Play Store cho lên ngay trong vòng 1 nốt nhạc.

Thứ hai, Apple họ cũng xem xét rất kĩ những thứ mà app bạn sẽ hiện lên trong tương lai chứ không chỉ là hiện tại. Mình có làm 1 app nghe và tải nhạc, Apple gửi email hỏi ngay là mình có giấy tờ gì chứng minh bản nhạc mình đưa lên app là có bản quyền hay không. Mình phải gửi giấy tờ đầy đủ thì Apple mới chịu cho qua và lên Store. Trong khi đó, bên Google Play thì cũng lên ngay mà không thấy hỏi gì thêm.

Hinh_nen_screenshot_App_Store.png

Một khi app đã được Apple và Google duyệt xong, app sẽ được đưa lên store ngay hoặc hẹn giờ lên tùy ý muốn của bạn lập trình viên. Một số tình huống mà bạn muốn hẹn giờ để publish app có thể là bạn muốn làm một thông báo nào đó thật to lớn về ứng dụng của mình mà không cho ai biết trước để tạo bất ngờ, hoặc để sử dụng cho mục đích quảng bá và chạy chiến dịch quảng cáo nào đó.

Xem thêm  CÁC QUY ĐỊNH VỀ TẠM ỨNG HỢP ĐỒNG KẾ TOÁN CẦN BIẾT - Đại Lý Thuế Tân Phú Quý

Sẵn đây kể luôn cho anh em biết là app nội bộ chỉ cho công ty xài thì sẽ phân phối như thế nào? Play Store thì cho lên thẳng, thoải mái, chẳng check gì. Trong khi đó, Apple có mọi chương trình gọi là Apple Enterprise Developer, giá lên tới 299$ / năm, trong khi tài khoản Apple Developer thường chỉ là 99$ / năm. Tài khoản Enterprise có tất cả chức năng như tài khoản thường, cộng thêm khả năng phân phối ứng dụng mà không cần thông qua App Store. Lúc đó, bạn chỉ cần dẫn người dùng tới link cài đặt có nhúng file IPA là xong. Tất nhiên, người dùng sẽ phải cho phép chứng chỉ bảo mật của tài khoản Enterprise thì app mới có thể hoạt động. Hiện tại một số kho app bẻ khóa cũng đang dùng kiểu này để cài app lậu.

Kết lại, mình muốn nói là Google cần phải làm tốt hơn khâu kiểm duyệt của mình để đảm bảo chất lượng app lên Play Store cũng cao như là App Store. Đội ngũ review của Google cũng phải kĩ tính hơn để những nội dung xấu, các app malware hoặc những phần mềm phát tán nội dung không bản quyền không có cửa lên được cửa hàng. Có như vậy thì chất lượng app Android trên Play Store mới được nâng lên cao. Mình rất ủng hộ cách làm khắt khe của Apple, tuy nó làm cho lập trình viên cực nhọc hơn nhưng trải nghiệm cuối cùng của người dùng sẽ tốt và ngon, từ những chi tiết nhỏ cho đến tổng thể app.

Xem thêm  TOP 6 phần mềm download video YouTube trên máy tính nhanh, tốt nhất

Xem thêm: Top 7 phần mềm thiết kế đồ họa tốt nhất hiện nay

Trong quá trình submit 3 ứng dụng của mình lên Store, mình có thể thấy rõ sự khác biệt về xét duyệt giữa Apple và Play Store. Đầu tiên là nội dung, Apple xem kĩ từng nội dung một trong app của bạn, bạn cũng phải cung cấp tài khoản đăng nhập nếu app của bạn cần một số tài khoản đặc biệt để unlock những món đồ hay tính năng nào đó. 1 trong các app của mình viết là app nội bộ công ty xài, đưa lên Apple họ từ chối ngay, lý do là app nội bộ thì phải xài một dạng phân phối khác, không cho lên Store. Trong khi đó, với cùng app này thì bên Play Store cho lên ngay trong vòng 1 nốt nhạc.Thứ hai, Apple họ cũng xem xét rất kĩ những thứ mà app bạn sẽ hiện lên trong tương lai chứ không chỉ là hiện tại. Mình có làm 1 app nghe và tải nhạc, Apple gửi email hỏi ngay là mình có giấy tờ gì chứng minh bản nhạc mình đưa lên app là có bản quyền hay không. Mình phải gửi giấy tờ đầy đủ thì Apple mới chịu cho qua và lên Store. Trong khi đó, bên Google Play thì cũng lên ngay mà không thấy hỏi gì thêm.

Source: https://bem2.vn
Category: Ứng dụng hay

Xem thêm  10 tính năng ẩn trên Android 6.0 Marshmallow
Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *