Ý nghĩa Kinh Phổ Môn và lời dạy sâu sắc Bồ Tát Quan thế Âm

Vào những dịp cầu an, khánh kỷ,  Kinh Phổ Môn được tụng với mong ước cầu an lành, mưa thuận gió hòa, gia đình êm ấm. Kinh Phổ Môn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, nội dung gồm nhiều phần quan trọng. Tụng niệm kinh cần đúng cách, không phải đọc qua loa, đọc cho có. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩ Kinh Phổ Môn qua bài viết dưới đây.

Ý nghĩa Kinh Phổ Môn và lời dạy sâu sắc Bồ Tát Quan thế Âm
Bài kinh này mang ý nghĩa ẩn dụ rất cao với triết lý nhập thế độ sanh rất đa dạng và phong phú

Mục lục bài viết

Tìm hiểu về Kinh Phổ Môn

Kinh Phổ Môn là một bài kinh thường được tụng vào các dịp cầu an. Bài kinh Phổ Môn với nội dung chính nói về hạnh nguyện đội sinh của Quan Thế Âm Bồ Tát. Bên cạnh đó, kinh cũng quán chiếu cuộc đời để con người có thể giác ngộ và giải thoát.

[external_link_head]

Bản kinh này với nguyên tác viết bằng tiếng Sanskrit. Hiện có tất cả 3 bản dịch bằng chữ Hán. Một bản của ngài Trúc Pháp Hộ dịch. Một bản của ngài Cưu Ma Lạp và bản thứ ba của ngài Xa-na-quật cùng Đạt-ma-cấp-đa. Trong 3 bản thì chỉ có bản của ngài Xa-na-quật và Đạt-ma-cấp-đa là có cả phần văn xuôi cũng như thi hóa văn xuôi.

Hiện nay, bản dịch Kinh phổ Môn tiếng Việt thường được sử dụng là từ bản thứ 3. Với bản dịch này thì phần thi hóa văn xuôi vẫn được giữ nguyên. Lý do là thiếu một số phần thi hóa văn xuôi tại phần văn và ngược lại.

Ý nghĩa Kinh Phổ Môn và lời dạy sâu sắc Bồ Tát Quan thế Âm
Kinh Phổ Môn bản dịch của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Nội dung và ý nghĩa kinh Phổ Môn

Ý nghĩa Kinh Phổ Môn vô cùng sâu sắc. Với những nội dung của bản kinh cùng ý nghĩa chứa đựng trong đó, người tụng niệm sẽ ngộ ra rất nhiều điều. Dưới đây là nội dung cũng như ý nghĩa của bài kinh này.

Nội dung kinh Phổ Môn

Bài kinh Phẩm Phổ Môn gồm có 3 nội dung dưới đây:

  • Thần lực trì danh Quan Âm
  • Cứu thế độ sinh qua 33 ứng thân
  • Phương pháp ngũ âm và ngũ quán.

Nội dung đầu tiên chính là phần giới thiệu sự tương giao nhân quả. Cụ thể là giữa Quan thế Âm Bồ Tát cùng chúng sanh. Quan Thế Âm là vị bồ tát ban niềm vui vô úy cho những con người chịu đau khổ. Ngài cũng là chỗ dựa cho chúng sanh về mặt tinh thần. Là điểm tựa để người phàm có thể nỗ lực, nuôi dưỡng trí tuệ, tu thân tích đức, trở thành Thánh như Đức Quan Thế Âm.

Xem thêm  Cách gộp dòng trong Excel không mất dữ liệu [2021]
[external_link offset=1]

Ý nghĩa Kinh Phổ Môn

Muốn hiểu được ý nghĩa Kinh Phổ Môn thì cần phải đào sâu suy nghĩ. Bởi bài kinh này có tính ẩn dụ rất cao. Đọc kinh không chỉ đơn thuần chỉ nhìn chữ mà tụng niệm, quan trọng là hiểu được cái ý bên trong.

Việc tụng kinh không đồng nghĩa với việc mọi điều ước, điều mà mình mong cầu đều đạt được. Bồ tát không phải là thần linh cứu nguy. Bên cạnh đó, mục tiêu của việc tụng kinh cũng không mang ý nghĩa cầu xin sự giúp đỡ, van xin thần linh.

Cốt lõi của kinh chính là cách để tu tập quán chiếu cuộc đời. Nhờ vào phương pháp duyên khởi cũng như vô ngã mà những người tụng niệm kinh Phổ Môn một cách kiên trì có thể tự giải thoát bản thân khỏi những đau khổ.

Ý nghĩa Kinh Phổ Môn và lời dạy sâu sắc Bồ Tát Quan thế Âm
Kinh Phổ Môn – Phương pháp tu tập quán chiếu (Quán) cuộc đời (Thế) mới chính là cốt lõi của Kinh

Bên cạnh đó, ý nghĩa Kinh Phổ Môn còn nói lên sự bao dung, tình thương của Bồ Tát với các ứng thân qua cách thức độ sinh. Với mỗi người tu tập, dựa vào căn cơ sẽ có phương pháp khác nhau. 33 ứng thân cho thấy được tinh thần nhập thể của các vị Bồ Tát.

Các Ngài luôn hướng tới mục tiêu là mang lại sự hạnh phúc cho chúng sanh. Để đạt được hiệu quả trong việc độ sinh thì với vai trò là một người hành đạo thì chúng ta cần hiểu tâm lý và cả hành vi đối tượng.

Sẽ không có vị Bồ Tát cứu giúp chúng ta cầu gì, ước gì được đó. Đây là điều trái với luật nhân quả cũng như nghiệp báo. Bên cạnh đó, bài kinh cũng chỉ ra cuộc đời con người có tất cả 5 loại âm thanh hiện hữu. Cụ thể là Diệu Âm, Quán Thế Âm, Phạm Âm, Hải Triều Âm và cuối cùng là Siêu việt thế gian Âm. Đổi lại là 5 pháp quán chiều Chân Quán, Thanh tịnh quán, Quảng đại trí tuệ quán, Bi Quán và Từ quán.

Xem thêm  Phần Mềm Vẽ Chibi Online Từ Ảnh Thật, Vẽ Chibi Như Thế Nào - https://bem2.vn

Nhờ vào những pháp quán chiếu này, chúng ta sẽ tự giải thoát chính mình khỏi bể khổ. Khi tu tập, chính người tu là một Bồ Tát, chúng ta tự cứu chính mình và tha nhân khỏi bất hạnh, khổ đau.

Khóa lễ tụng kinh Phổ Môn

Sau khi hiểu được ý nghĩa Kinh Phổ Môn thì người tu cũng cần nắm được thực chất về khóa lễ tụng bài kinh này. Như đã chia sẻ, bài kinh Phổ Môn có 3 nội dung chính. Cùng với đó, khóa lễ tụng bài kinh này cũng có 3 phần chính. Cụ thể như sau:

– Phần 1: Nghi thức dẫn nhập với 5 tiết mục:

  • Nguyện hương
  • Đảnh lễ ba ngôi báu
  • Tán hương
  • Phát nguyện trì kinh
  • Tán dương giáo pháp

– Phần 2: Chính kinh. Đây phần giới thiệu cụ thể về hạnh nguyện độ sanh của Quan thế Âm Bồ Tát.

– Phần 3: Sám nguyện và hồi hướng.

[external_link offset=2]

Với phần này, người tụng sẽ bắt đầu với bài kinh Bát Nhã Tâm Kinh. Mục đích là giúp loại bỏ đau khổ, phiền não trong cuộc đời nhờ quán chiếu các yếu tố hình thành nên con người.

Ý nghĩa Kinh Phổ Môn và lời dạy sâu sắc Bồ Tát Quan thế Âm
Kinh Phổ Môn tụng vào các dịp cầu an

Tiếp theo đó sẽ là 12 lời nguyện của Quan Thế Âm Bồ Tát. Mục đích là giúp người tu có thể hiểu rõ, hiểu sâu hơn về bản nguyện cứu thế độ sinh của Ngài. Đối với những mục còn lại của Kinh Phổ Môn sẽ bao gồm:

  • Đọc sám nguyện
  • Hồi hướng công đức
  • Phục nguyện
  • Nương tựa ba ngôi báu

Vậy nên tụng Kinh Phổ Môn khi nào? Bài kinh này thường được tụng vào một số dịp như sau:

  • Cầu bình an cho gia đạo, cho quốc thái dân an
  • Cầu qua khỏi bệnh tật, tai qua nạn khỏi
  • Tụng vào các dịp khánh kỷ, lễ an vị Phật
  • Lễ khởi công, khánh thành, khai trương
  • Lễ tân gia, sinh nhật, đáo tuế, chúc thọ, cầu thọ,…
Xem thêm  Cách xóa ảnh trên Facebook với hầu hết mọi thiết bị | Hoàng Hà Mobile

Hướng dẫn cách trì tụng Kinh Phổ Môn

Hiểu được ý nghĩa Kinh Phổ Môn mà không biết cách tụng niệm thì cũng vô nghĩa. Khi có điều cần mong cầu, hãy xưng niệm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát. Nhân duyên cùng sự tương giao tâm thức sẽ giúp người tụng có được sự an ổn.

Kinh Phổ Môn ý nghĩa thâm sâu tới từng câu chữ. Không phải chỉ đọc qua là có thể hiểu bởi bài kinh này có tính ẩn dụ rất cao. Chỉ đọc đơn thuần mà không đặt cái tâm, không suy ngẫm thì khó có thể hiểu được. Vì vậy, hãy tụng niệm Kinh Phổ Môn với lòng thành kính. Dùng cái tâm tha thiết, chú trọng và đặt cả tinh thần, trân quý từng câu từng chữ.

Ý nghĩa Kinh Phổ Môn và lời dạy sâu sắc Bồ Tát Quan thế Âm
Kinh Phổ Môn, đức Phật dạy về hạnh nguyện cứu khổ cứu nạn cho tất cả chúng sinh của đức Bồ Tát Quán Thế Âm

Trước khi tụng cần khiến mình sạch sẽ. Hãy rửa tay, súc miệng, chọn trang phục lịch sự, trang nghiêm. Dù là ngồi hay đứng đều hết sức nghiêm cẩn, giữ thân ngay thẳng, đoan nghiêm. Miệng tụng với âm thanh đều, không quá to hay nhỏ, cần đủ nghe.

Không chỉ vậy, quan trọng nhất chính là thể nhập được ý nghĩa của bài kinh. Cùng với đó là việc áp dụng, thực hành trong cuộc sống. Tụng niệm kinh không chỉ đơn thuần là mong Quan Thế Âm Bồ Tát gia hộ. Bản thân người tụng phải để tâm, hiểu được quán chiếu cuộc đời, song song giữa tình thương, trí tuệ để được giải thoát.

Như vậy, bài viết đã phân tích rõ về ý nghĩa Kinh Phổ Môn. Hãy hiểu và tụng niệm một cách đúng đắn. Muốn cầu bình an, phước lành, mưa thuận gió hòa thì cần đặt cái tâm trong từng câu chữ. Hãy luôn tu thân tích đức, hành thiện để có được nhân quả tốt. [external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *