Vì sao không nên dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh khi giao tiếp tiếng Anh?
Trước đây những bạn thường được nghe rằng hãy dừng ngay việc dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt vì nó làm giảm vận tốc nói. Nhưng về phần mình thì mình thấy thật là khó bắt bản thân ngừng dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh trong lúc tiếp xúc nhất là khi tất cả chúng ta là những người đã dùng tiếng việt hàng chục năm chứ không như những em nhỏ mở mắt ra là học tiếng Anh. Đồng ý là việc dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh để truyền đạt những gì mình muốn nói là không nên .
Nhưng chúng ta cần phải biết lý do sâu xa vì sao lại không nên và tìm cách khắc phục.
Thứ nhất, đối với tiếng Việt bạn là một con người trưởng thành, bạn nói tiếng Việt sành sỏi mười mấy, hai mấy, ba mấy năm trời. Ngôn ngữ tiếng việt của bạn dùng để thuyết trình, dùng để chửi lộn, dùng để tranh luận. Còn tiếng Anh của bạn chỉ là bập bẹ, từ vựng ít, phát âm tệ, ngữ pháp lẹt đẹt như những đứa bé tập nói. Mấy em bé thường hay khóc lóc, la hét khi muốn cái này cái kia vì chúng nó không nói được, không đủ từ vựng để diễn đạt điều nó muốn. Đôi khi có những đứa bé hay bị nói cà lăm – vấn đề này giống người lớn hay ậm ừ khi nói tiếng Anh do thiếu từ, thiếu cấu trúc câu, hoặc không biết phát âm làm sao. Do vậy hãy thử hình dung tiếng Anh của bạn như một đứa trẻ và tiếng Việt của bạn như một người trưởng thành. Bạn không thể nào là một đứa trẻ mà nói chuyện lưu loát, dùng từ đúng đắn, hay ho như người lớn được. Hai hệ thống tiếng Việt và tiếng Anh cùng tồn tại trong một con người nhưng trình độ nó không ngang nhau thì làm sao bạn chuyển dịch được.
Với ngôn từ trong tiếng Việt bạn hoàn toàn có thể dùng một câu dài ơi là dài, sử dụng tiếng lóng nọ kia, sử dụng cách nói ẩn dụ, hài hước tá lả. Vậy thì làm sao bạn dịch những câu nói dài, phức tạp đó sang tiếng Anh trong khi tiếng Anh của bạn còn quá sơ khai.
Vậy làm thế nào để ngừng dịch từ tiếng việt sang tiếng Anh?
Khi bạn nói tiếng Anh bạn hãy tự cho rằng mình là một đứa trẻ, hãy đóng vai là một đứa trẻ, chỉ dùng những từ cực kỳ đơn giản và sẵn có mà mình đã thuộc đã nằm lòng. Đừng dùng cái tư duy trong tiếng Việt rồi chuyển sang tiếng Anh. Con nít nó có gì nó dùng đó, nó có từ thì nó dùng từ, nó có câu ngắn thì nó dùng câu ngắn, nó không nói được thì nó chỉ, nó không cần sự hòan hảo nó chỉ cần nhu cầu của nó được đáp ứng. Và nó cứ nói, nói ậm ừ cũng được, cà lắm cũng được miễn sao nó có cái nó cần, nó không cầu kỳ, không sợ sai không sợ cười, vì mục đích cuối cùng của nó là cái bánh, cái kẹo, là được đi chơi. Vì vậy nó chỉ cần dùng tất cả ngôn từ của nó có để làm cho bố mẹ nó hiểu là nó muốn ăn bánh, nó muốn đi chơi.
Ví dụ: khi được hỏi: tối rảnh mày hay làm gì?
Là một người sành sỏi tiếng Việt tôi sẽ nói: uhm tối rảnh có biết làm gì đâu, toàn lên youtube, facebook, rồi xem phim linh tinh rồi đi ngủ thôi
Nhưng khi để nói những ý này bằng tiếng Anh tôi phải nói ngắn gọn hơn vì tiếng Anh của tôi không tốt như tiếng Việt.
I often watch movies, videos on youtube or read books in the evening
Bạn cũng cần học một số cấu trúc câu trong tiếng Anh, học thuộc lòng luôn để cần là lấy ra xài chứ không phải dịch nữa
Vả lại dù cho bạn có dịch từng từ bên tiếng Việt qua tiếng anh thì câu nói của bạn cũng không có nghĩa. Tiếng Anh và tiếng Việt không có sự tương đương trong cấu trúc ngữ pháp, nhiều lúc từ vựng cũng không có sự tương đương 100 % nên việc dịch word by word là không có ý nghĩa. Việc có nghĩa ở đây là học thuộc nhiều cấu trúc câu sẵn có, rồi khi cần nói thì ghép thêm từ vào
Vd : What a beautiful house / building / girl / baby
What a nice boy / dog / cat
What a
Ví dụ trong tiếng Việt có mẫu câu : để em làm cho ; để em xách cho ; để em nấu cho
Trong tiếng Anh có mẫu câu : let me do it ; let me bring it ; let me cook this one
Học tiếng Anh là sự học thuộc lòng, lặp lại đừng cố phát minh sáng tạo làm gì cho hại não mà còn sai tùm lum nữa.