Tài sản cố định là gì? Cách phân loại tài sản cố định

Việc xác định tài sản nào là tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản. Dưới đây là quy định về tài sản cố định là gì và cách phân loại tài sản cố định.

Mục lục bài viết

Khái niệm tài sản cố định

 

Hiện nay, trong các quy định pháp luật không có khái niệm chung về tài sản cố định nhưng để được xác định là tài sản cố định thì tài sản phải có thời gian sử dụng trên 01 năm và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên…

[external_link_head]

Tuy nhiên, theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định cách hiểu cụ thể về từng loại tài sản cố định như sau:

– Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

– Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…

Xem thêm  5 website tự học tiếng Anh giao tiếp miễn phí

Tài sản cố định là gì? Cách phân loại tài sản cố định

Tài sản cố định là gì? Các phân loại tài sản cố định (Ảnh minh họa)

 

Cách phân loại tài sản cố định

 

Tài sản cố định được phân loại dựa theo tiêu chuẩn và cách nhận biết của từng loại tài sản cố định. Cụ thể:

Tiêu chuẩn và cách nhận biết tài sản cố định hữu hình

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 24/5/2013 tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn sau thì được coi là tài sản cố định:

1 – Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

[external_link offset=1]

2 – Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên;

3 – Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.

Lưu ý:

– Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản phải quản lý riêng từng bộ phận thì mỗi bộ phận đó nếu cùng thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn trên thì được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Xem thêm  Tuyển tập hơn 100 tranh tô màu songoku cực chất

– Đối với súc vật làm việc và cho sản phẩm hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn trên được coi là một tài sản cố định hữu hình (chủ yếu áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn).

– Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây hoặc cây thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn trên được coi là một tài sản cố định hữu hình.

Tiêu chuẩn và cách nhận biết tài sản cố định vô hình

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn sau:

1 – Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

2 – Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên;

3 – Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.

Nhưng không hình thành tài sản cố định hữu hình được coi là tài sản cố định vô hình.

Lưu ý:

– Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả 03 tiêu chuẩn trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp mà không được trích khấu hao.

– Các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản cố định vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời 07 điều kiện sau:

Xem thêm  Thế Giới Di Động lên sàn thương mại điện tử, lý do là gì?
[external_link offset=2]

+ Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

+ Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

+ Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

+ Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

+ Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

+ Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

+ Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.

Trên đây là quy định về tài sản cố định là gì và cách phân loại tài sản cố định. Để biết thêm các quy định về trích khấu hao tài sản hãy xem tại đây.

>> Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khắc Niệm [external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *