Oestrogen và những điều cần biết – Benh.vn

Sự thiếu hụt oestrogen thường khiến phụ nữ gặp nhiều rối loạn về tâm sinh lý. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ thường dùng oestrogen như là một liệu pháp hoóc môn thay thế. Tuy nhiên nó giống như con giao hai lưỡi. Bổ sung quá nhiều có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vậy phải làm sao để sử dụng đúng cách.

Oestrogen và những điều cần biết - Benh.vn

[external_link_head]

Oestrogen đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống người phụ nữ. Đến tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc khi bị cắt bỏ hai buồng trứng, suy sớm buồng trứng, họ thường bị thiếu hụt hoóc môn. Lúc đó, việc bổ sung oestrogen sẽ giúp giảm rối loạn tâm lý, các triệu chứng bất ổn ở da, vận mạch, hệ tiết niệu – sinh dục, giảm hiện tượng xốp và tiêu xương, hạn chế nguy cơ gãy xương, tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu. Liệu pháp này còn làm tăng hiệu năng tình dục, tăng tưới máu não, giảm nguy cơ bị Alzheimer.

Tuy nhiên, việc áp dụng liệu pháp hoóc môn thay thế không đúng cách hoặc không được theo dõi tốt sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm như làm tăng nguy cơ mắc bệnh quá sản nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, các bệnh vú (đau, cương, ung thư), tăng huyết áp, huyết khối. Để được an toàn khi bổ sung oestrogen, cần tuân thủ các yêu cầu sau:

Xem thêm  Các khoản mục ngoài bảng cân đối (Off-Balance Sheet) là gì?

Mục lục bài viết

1. Cần tuân thủ nguyên tắc gì khi áp dụng liệu pháp hoóc môn thay thế

– Luôn nhớ rằng việc bổ sung oestrogen chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống chứ không phải là phương pháp cải lão hoàn đồng.

[external_link offset=1]

– Phải dùng oestrogen liên tục và kết hợp với progesteron ít nhất trong 10 ngày/tháng (10-14 ngày). Nên sử dụng sớm ngay ở thời kỳ chuyển tiếp (quanh mãn kinh).

– Khi sử dụng oestrogen, bệnh nhân phải được theo dõi cẩn thận: khám phụ khoa định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết.

2. Phương pháp sử dụng oestrogen để điều trị hợp lý

Trước hết, bệnh nhân phải được thầy thuốc chuyên khoa thăm khám kỹ càng xem có cần thiết phải điều trị oestrogen thay thế hay không. Phải làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết để loại trừ các nguy cơ về ung thư và các chống chỉ định sử dụng oestrogen.

3. Những trường hợp không được sử dụng oestrogen

– Có bà, mẹ, chị em bị ung thư vú, ung thư cổ tử cung.

– Ra huyết âm đạo mà chưa rõ nguyên nhân.

– Có khối u ở vú, tử cung, cổ tử cung, buồng trứng.

[external_link offset=2]

– Đang có thai hoặc mắc các bệnh về gan mật, tim mạch, tai biến mạch máu não, lạc nội mạc tử cung, tiểu đường, luput ban đỏ…

4. Oestrogen được sử dụng dưới các dạng nào?

Thường gặp nhất là loại viên tránh thai kết hợp hoặc viên nén chỉ có oestrogen. Ngoài ra còn có oestrogen dạng gel hoặc kem để bôi ngoài da hay âm đạo, loại nhũ tương (như viên nang) để đặt âm đạo hoặc miếng dán ở da.

Xem thêm  Top 7 phim Hồng Kông hay nhất mọi thời đại

Thuốc dạng uống có tác dụng nhanh hơn, nhưng dễ gây độc cho gan. Tốt nhất là dùng loại tác dụng tại chỗ (bao gồm thuốc đặt âm đạo, thuốc bôi hoặc miếng dán).

TS Vương Tiến Hòa [external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *