Nhân viên Order là gì? Đây là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn để chỉ các nhân tố quan trọng giúp khách hàng có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Vậy rốt cuộc họ là ai, đảm nhận vai trò gì, tiêu chuẩn của một nhân viên order cần có,…? Tất cả sẽ được Chefjob giải đáp qua bài viết dưới đây.
Để tạo nên thành công của một nhà hàng, cần có sự phối hợp toàn bộ nhân sự ở nhiều bộ phận khác nhau từ Tiền sảnh đến Hậu sảnh. Ngoài các vị trí then chốt như Đầu bếp, Lễ tân, Phục vụ thì nhân viên Order là cái tên không thể không nhắc đến. Bạn đã biết nhân viên Order là ai chưa?
[external_link_head]
Nhân viên Order là nhân tố quan trọng tạo nên chất lượng dịch vụ tại nhà hàng – Ảnh: Internet
Mục lục bài viết
Nhân viên Order là gì?
Đây là một thuật ngữ được dùng để chỉ người chịu trách nhiệm thực hiện quy trình order (gọi món) cho thực khách khi họ đến dùng bữa tại nhà hàng, khách sạn. Nhân viên Order sẽ chào đón khách, hỏi và tiếp nhận thông tin chính xác nhằm gì lại yêu cầu chọn món của khách hoặc giới thiệu, tư vấn khách chọn món, sau đó nhắc lại và giải đáp các thắc mắc cho khách. Tiếp theo, nhân viên Order sẽ mang danh sách mà khách gọi món đưa đến vị trí Thu ngân in hóa đơn rồi chuyển xuống bếp lẫn quầy bar tiếp tục quy trình phục vụ khách.
Quy trình thực hiện order tại nhà hàng
Công việc hàng ngày của nhân viên Order bao gồm:
– Thân thiện chào hỏi khi khách ngồi vào ghế, đưa thực đơn món ăn và thức uống để khách chọn, có bao nhiêu khách thì lấy bấy nhiêu thực đơn tương ứng.
– Chuẩn bị sẵn phiếu order và bút, quan sát khi khách đã sẵn sàng gọi món thì tiến lại gần, nghe và ghi lại các order món ăn lẫn thức uống.
[external_link offset=1]
Nhân viên Order cần phải trong tâm thế sẵn sàng ghi lại thông tin món mà khách chọn – Ảnh: Internet
– Hỏi và ghi các thông tin về số bàn, số lượng khách, tên món kèm phần món ăn, thức uống, ghi chú khác,… theo yêu cầu của khách vào phiếu order.
– Giới thiệu đến khách những món ăn đặc biệt tại nhà hàng ngày hôm đó, các chương trình khuyến mãi (nếu có) hoặc các món không có trong thực đơn mà nhà hàng có phục vụ hoặc những món có trong thực đơn mà hôm nay nhà hàng không phục vụ.
– Tư vấn giúp khách chọn các món và đồ uống phù hợp sở thích cũng như gợi ý các thành phần có trong món ăn nhằm giúp khách tránh các món khiến họ dị ứng.
– Giải đáp các thắc mắc liên quan đến nguyên vật liệu cũng như phương pháp chế biến món ăn nếu khách có nhu cầu.
– Đảm bảo các thông tin trên phiếu order rõ ràng, tường minh để các bộ phận liên quan tiếp nhận đầy đủ và chính xác.
– Nhắc lại order khi khách đã kết thúc chọn món để kiểm tra tính chính xác.
– Cảm ơn khách và xin phép để mang thực đơn đi, đưa đến các bộ phận khác (Thu ngân, Bếp) và tiếp tục chào đón khách mới.
Nhân viên Order là người giúp thực khách cảm thấy vui vẻ, hài lòng khi dùng bữa tại nhà hàng – Ảnh: Internet
Những kỹ năng “vàng” cần có của một nhân viên Order
Tưởng như rất giản đơn nhưng để hoàn thành tốt công việc, nhân viên Order cần có những kỹ năng tiêu chuẩn. Cụ thể:
– Thấu hiểu từng sản phẩm/ dịch vụ tại nhà hàng: Tên món, thành phần, hương vị, giá trị dinh dưỡng món ăn và thức uống, ẩm thực quốc gia/ vùng miền nào, quy trình phục vụ, cách thưởng thức, các loại thức ăn và đồ uống đi kèm, chính sách khuyến mãi tại nhà hàng,… thì mới có thể giới thiệu, tư vấn cũng như giải đáp thắc mắc này cho thực khách suốt quá trình thực hiện order. Sự nhiệt tình, có kiến thức chuyên môn đến của nhân viên Order sẽ giúp thực khách tin tưởng, từ đó thuyết phục họ lựa chọn thực đơn dễ dàng hơn.
– Chuyên nghiệp và nhiệt thành: Phong thái chuyên nghiệp là tiêu chuẩn cần có của một nhân viên Order, nhất là khi làm việc tại các nhà hàng hoặc khách sạn lớn. Người đảm nhận vị trí này cần phục vụ khách hàng bằng cái tâm của người làm nghề dịch vụ, luôn niềm nở, lịch sự và chân thành, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu chính đáng nằm trong phạm vi quyền hạn của mình. Thêm đó, sự tinh tế trong quan sát và nắm bắt tâm lý thực khách là điều mà nhân viên Order cần có để đọng lại ấn tượng tốt trong lòng thực khách.
– Kỹ năng mềm: Khả năng giao tiếp không chỉ được thể hiện qua lời nói mà còn qua cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể, từ đó giúp nhân viên Order truyền tải thông tin tới khách nhanh và hiệu quả nhất.
Có trách nhiệm, chịu được áp lực, biết kiên nhẫn trước khách hàng,… là những kỹ năng khác mà nhân viên Order nên có để làm tốt công việc này.
Hy vọng với những thông tin trên đây của Chefjob, bạn đã hiểu được tầm quan trọng và công việc cũng như kỹ năng cần có của nhân viên Order là gì, từ đó bổ sung cuốn cẩm nang cho riêng mình.
Tin liên quan:
Waitress Là Gì Và Vai Trò Của Waitress Trong Nhà Hàng
Waiter Là Gì? Khám Phá Vai Trò, Công Việc Của Waiter [external_footer]