Cọc PHC là gì? Ưu điểm của cọc bê tông ly tâm dự ứng lực


Cọc PHC là gì? Cọc PHC có những ưu điểm ra sao? Thông số kỹ thuật của các loại cọc PHC được thể hiện như thế nào? Các ứng dụng của cọc PHC trong các công trình xây dựng?…

Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu loại cọc này. Bởi đây là một trong những loại cọc rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng hiện nay.

[external_link_head]

Nhà Đất Mới sẽ giải đáp cho bạn một cách chi tiết những câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Nội dung chính trong bài Ẩn bớt

Mục lục bài viết

I. Cọc PHC là gì?

1. Khái niệm

Cọc PHC là gì? Ưu điểm của cọc bê tông ly tâm dự ứng lực
Cọc PHC

PHC là tên viết tắt của cụm từ Pretensioned spun High strength Concrete pile.

[external_link offset=1]

Cọc PHC, hay còn được gọi là cọc bê tông ly tâm ứng lực trước cường độ cao, là loại cọc bê tông được sản xuất bằng công nghệ quay ly tâm, có độ bền, độ chịu nén của bê tông lớn hơn 80MPa.

2. Phân loại

Cọc PHC được chia thành 3 cấp chính: A, B, C với các thông số kỹ thuật như sau:

Cọc PHC là gì? Ưu điểm của cọc bê tông ly tâm dự ứng lực
Bản vẽ kỹ thuật cọc PHC
Đường kính ngoài(mm)Chiều dày thành cọc(mm)Cấp tảiỨng suất hữu hiệu(N/mm2)Khả năng bền cắt(kN)Chiều dài cọc(m)
30060ABC3,927,859,8199,1125,6136,4 Từ 6 – 13m
35065ABC3,927,859,81118,7150,1162,8 Từ 6 – 13m
40075ABC3,927,859,81148,1187,4204,0 Từ 6 – 16m
45080ABC3,927,859,81180,5227,6248,2 Từ 6 – 16m
50090ABC3,927,859,81228,6288,4313,9 Từ 6 – 19m
600100ABC3,927,859,81311,0392,4427,7 Từ 6 – 19m
700110ABC3,927,859,81406,1512,1557,2 Từ 6 – 24m
800120ABC3,927,859,81512,1646,5704,4Từ 6 – 24m
1000140ABC3,927,859,81762,2961,41047,0Từ 6 – 24m
1200150ABC3,927,859,811059,01337,01457,0Từ 6 – 24m

3. Ưu điểm

Cọc PHC có rất nhiều ưu điểm nổi bật so với các loại cọc bê tông thông thường như:

  • Tài dọc trục cao, khả năng chịu kéo cao
  • Momen uốn lớn, chống nứt dọc, chống ăn mòn
  • Không xuất hiện ứng suất gây xoắn nứt trong quá trình đóng
  • Cho phép đóng xuyên qua các lớp tầng địa chất cứng
  • Cọc có sẵn, đặt hàng nhanh, chiều dài có thể lên tới 24m
Xem thêm  precinct

4. Nhược điểm

Bên cạnh đó, cọc PHC còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Chi phí đầu tư máy ép cọc cao
  • Chiều dài cọc khá lớn nên vận chuyển khó khăn, tốn kém
  • Chưa phổ biến nhiều tại một số tỉnh thành nên gây khó khăn cho người sử dụng

Việc tìm kiếm được căn nhà mơ ước chưa bao giờ đơn giản như thế vì bạn chỉ cần truy cập vào mục Tin rao trên Nhadatmoi.net. Hệ thống sẽ giúp bạn lọc các tin rao bán nhà phù hợp với tiêu chí của bạn nhất. Hoặc để tiết kiệm thời gian hơn bạn chỉ cần thực hiện Đăng ký nhận tin.

II. Ứng dụng của cọc PHC trong các công trình xây dựng

Cọc PHC là gì? Ưu điểm của cọc bê tông ly tâm dự ứng lực
Ứng dụng của cọc PHC trong các công trình xây dựng

Với những ưu điểm nổi bật nên cọc PHC – cọc bê tông ly tâm ứng lực trước cường độ cao được ứng dụng tại móng nhà của các công trình như nhà ở dân dụng, dự án, cầu cống, nhà công nghiệp, nhà cao tầng,…

III. Quy trình thi công cọc PHC

1. Tại sao các công trình xây dựng nên sử dụng cọc bê tông đúc sẵn?

Cọc bê tông đúc sẵn PHC được sử dụng rộng rãi tại các công trình, mang lại hiệu quả cao bởi vì:

  • Giá thành tiết kiệm 15 – 20% so với cọc bê tông thông thường
  • Giảm thiểu được công tác bê tông hiện trường, giảm thời gian thi công móng cho các công trình, đặc biệt là đối với các dự án trong khu vực đô thị
  • Cách thức thực hiện dễ dàng, không gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh
  • Giúp các kỹ sư biết được khả năng chịu tải của đất
  • Giảm thiệt hại cho cảnh quan vì không bày bừa rác thải bê tông, vệ sinh nhanh chóng
Xem thêm  Cách đánh số trang trong Word 2007 từ trang bất kỳ - IT Văn Phòng

2. Quy trình thực hiện

Cọc PHC là gì? Ưu điểm của cọc bê tông ly tâm dự ứng lực
Quy trình thi công cọc PHC

Quy trình thi công cọc PHC được thực hiện qua 4 bước:

[external_link offset=2]

  • Đào móng dưới dầm cấp móng bằng dụng cụ chuyên dụng
  • Sử dụng ram thuỷ lực để ép chồng cọc bê tông lên nhau, từ dưới dầm cấp lên đến bề mặt công trình hoặc điểm kháng cự
  • Sau đó, đặt một khối bê tông hình mũ lên trên đỉnh của cọc ép
  • Sử dụng một kích thuỷ lực đặt trên đỉnh của khối mũ để nâng bề mặt công trình lên
  • Sau khi nâng, xà bần, đất đá được chèn trở lại vào phần móng

Như vậy, Nhà Đất Mới vừa chia sẻ với bạn khái niệm cọc PHC là gì và các thông số kỹ thuật của các loại cọc PHC hiện có trên thị trường. Hy vọng bạn đã có thêm những thông tin về loại cọc này để áp dụng chúng vào các công trình xây dựng.

Ann Tran – Ban biên tập Nhà Đất Mới

Xin chào, Tôi là Lan Anh – Chuyên gia thị trường Bất Động Sản Việt Nam. Hiện đang làm việc tại Công ty cổ phần Nhà Đất Mới. Với hơn 4 năm kinh nghiệm đã từng làm về các lĩnh vực môi giới, tư vấn, phong thủy. Tôi muốn mang đến cho bạn những kiến thức thông tin về bất động sản chính xác nhất. Hãy cùng theo dõi các bài viết của tôi được cập nhật tại website: https://nhadatmoi.net/

Xem thêm  [Cập nhật 2022] Danh sách ngân hàng làm việc Thứ 7 và CN

[external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *