Gọi vốn cộng đồng trên Kickstarter là gì: Cơ hội khởi nghiệp 0đ cho startup Việt?

Khái niệm Kickstarter là gì? Gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) trên Kickstarter sẽ là cơ hội cho nhiều ý tưởng khởi nghiệp của người Việt được chấp cánh trong tương lai.

Mục lục bài viết

Khái niệm Kickstarter là gì?

Kickstarter là gì? Đây là nền tảng (platform) crowdfunding , cho phép những nhà kinh doanh có khả năng phát triển sản phẩm trình bày dự án của mình, nhằm gọi vốn từ người dùng trên Kickstarter ở phạm vi toàn cầu. Tính đến năm 2015, Kickstarter đã là cầu nối khởi nghiệp danh tiếng, kêu gọi hơn 2 tỷ USD cho hơn 57.092 dự án.

[external_link_head]

Xem thêm: Thương mại điện tử Việt Nam 2020: Kênh bán nào là phù hợp?

Việc gọi vốn đại chúng trên Kickstarter không còn xa lạ với với cộng đồng khởi nghiệp trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam, mô hình crowd funding và platform này còn rất xa lạ. Vì vậy, không ít người Việt đã bỏ lỡ cơ hội đáng giá trong quá trình khởi nghiệp.

Kickstarter là gì và hoạt động như thế nào?

Khi một dự án được đưa lên Kickstarter để kêu gọi vốn, dự án bắt buộc phải xác định mức vốn đầu tư cần có và thời gian thực hiện chiến dịch gọi vốn cho dự án. Khoảng thời gian từ khi bắt đầu đến kết thúc dự án (khoảng 30 – 40 ngày), số tiền nhận được phải bằng hoặc lớn hơn mức vốn đặt ra ban đầu. Để nhận được tiền đầu tư trên Kickstarter, người gọi vốn cộng đồng sẽ làm mọi cách để nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cộng đồng, bằng cách trình bày ý tưởng qua đoạn văn bản hoặc video ngắn thật chỉn chu để thuyết phục nhà đầu tư và tận dụng tối đa mạng xã hội (social media) để thu hút cộng đồng.

Gọi vốn cộng đồng trên Kickstarter là gì: Cơ hội khởi nghiệp 0đ cho startup Việt?
Gọi vốn cộng đồng là hình thức kêu gọi đầu tư cho ý tưởng và cam kết chia lợi nhuận, phần thưởng cho người đầu tư sau này nếu ý tưởng thành công. Nguồn: E27.co

Theo đó, chủ dự án sẽ phải đặt ra nhiều gói phần thưởng và ưu đãi khác nhau, tương ứng với số vốn của nhà đầu tư. Trong suốt thời gian kêu gọi vốn cộng đồng, chủ dự án có thể nhận ý kiến phản hồi của cộng đồng, thay đổi chi tiết dự án và các phần thưởng cho nhà đầu tư. Ngược lại, nhà đầu tư cũng có thể tăng mức vốn để nhận ưu đãi nhiều hơn và tham gia trực tiếp vào việc phát triển dự án.

Xem thêm  150+ cách đặt tên hay cho bé trai vần H cực đẹp & nam tính
[external_link offset=1]

Khi dự án thành công, Kickstarter thu 5% trên tổng số tiền huy động được, số tiền còn lại sẽ được chuyển cho chủ dự án. Nếu dự án không thành công, tiền ủng hộ sẽ được hoàn trả cho chủ đầu từ. Chủ dự án bắt buộc phải thực hiện dự án sau khi nhận tiền và trả lãi hoặc phần thưởng theo thỏa thuận ban đầu cho nhà đầu tư. Kickstarter có những điều khoản và qui định rất chặt chẽ nhằm ngăn chặn mọi hành vi lừa đảo khi gọi vốn cộng đồng.

Những ngành hàng gọi vốn cộng đồng được trên Kickstarter là gì?

Kickstarter luôn đề cao mối quan hệ win-win giữa nhà đầu tư và chủ dự án. Vì vậy, bất kỳ dự án nào có thể sản sinh lợi nhuận (không xuất phát từ việc từ thiện hoặc tài trợ cá nhân) đều được chấp nhận trên Kickstarter. Theo đó, những ý tưởng thành công vang dội trên Kickstarter thường liên quan đến công nghệ phục vụ đời sống và game. Tuy nhiên, những ngành khác vẫn được đánh giá cao, chỉ cần ý tưởng hay, khả thi và thiết thực với cuộc sống con người. Vì vậy, dù bạn khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, nông nghiệp, giáo dục, nghệ thuật,…bạn vẫn được chào đón trong sân chơi này.

Ngoài Kickstarter, những platform khác như IndieGoGO, Justgiving, Crowdfunder, RocketHub, Crowdrise,… rộng cửa cho ý tưởng startup trong những ngành hàng và mục tiêu khác nhau, bao gồm từ thiện, nghiên cứu khoa học, tài trợ cá nhân và nhiều mục đích khác.

Xem thêm: 22 chiến lược để tăng độ nhận diện thương hiệu (phần 1)

Lợi ích khi gọi vốn cộng đồng trên Kickstarter là gì?: Không chỉ là tiền đầu tư!

Cũng như nhiều platform khác, Kickstarter mang lại cơ hội hiện thực hóa dự án cho nhiều startup. Trước tiên, lợi ích lớn nhất mà Kickstarter mang lại là tiền, bởi đây là mô hình hỗ trợ bạn gọi nguồn vốn lớn mà không cần đi vay mượn. Tuy nhiên, lợi ích không chỉ dừng lại ở tiền đầu tư mà còn nhiều phần thưởng khác cho những người “theo đuổi ước mơ” (dream catchers).

Xem thêm  Hướng dẫn cài nhạc chuông iPhone không cần iTunes với GarageBand

Khi giới thiệu dự án trên Kickstarter, bạn sẽ xác định được mức độ quan tâm của cộng đồng đối với dự án. Dựa trên số tiền đầu tư, lượng bình luận góp ý và những chia sẻ về dự án trên mạng xã hội, bạn có thể biết được dự án liệu có thu hút và khả thi như kế hoạch ban đầu. Ngoài ra, những người đầu tư và ủng hộ dự án đều là những khách hàng tiềm năng với tỉ lệ sẽ mua sản phẩm của bạn rất cao. Do đó, mối lo ngại lớn của startup về việc sản xuất mà không ai mua đã được giải quyết phần nào. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư trên Kickstarter là founder của nhiều startup nổi tiếng hoặc đã từng thành công trên platform này, vì vậy bạn có cơ hội nhận được nhiều gợi ý có giá trị, chỉ ra những sai lầm của bạn. Do đó, bạn có thể điều chỉnh kịp thời chi tiết dự án để thu hút nhà đầu tư.

Cơ hội cho startup Việt trên Kickstarter là gì?

Nhiều người trên thế giới đã thành công trên Kickstarter, ngay cả khi họ đã thất bại trong lần đầu tiên. Từ đó, nhiều bài học thành công từ Yogomat đã được rút ra khi gọi vốn cộng đồng trên Kickstarter. Đây là điều mà người Việt phải suy ngẫm và học hỏi để giành được sự ủng hộ lớn từ cộng đồng và gọi vốn thành công. Trong thực tế, mô hình gọi vốn cộng đồng không phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người Việt đã quan tâm và thành công với platform này. Cụ thể là trường hợp của Code4Startup, HidrateMe, Jelly Galaxy đã tạo được sự chú ý và thành công trên Kickstarter. Do đó, mô hình crowdfunding được kỳ vọng sẽ phổ biến hơn tại Việt Nam, để nhiều người Việt nắm bắt cơ hội khởi nghiệp khi gọi vốn truyền thống quá khó khăn. 

Xem thêm  Phím Tắt Viết Hoa Chữ Cái Đầu Trong Word, Cách Chuyển Chữ Thường Thành Chữ Hoa Trong Word

>>> Xem thêm: Bài học thành công từ thất bại trên Kickstarter của Yogomat

Rào cản khi người Việt khởi nghiệp trên Kickstarter là gì?

Cách phân phối sản phẩm có thể là điều những startup Việt rất quan tâm khi giới thiệu dự án trên Kickstarter. Nguyên nhân là vì không gian địa lý xa xôi khi phải phân phối hàng đi toàn cầu (số tiền đầu tư từ nhiều nhà đầu tư khắp thế giới) nếu chủ dự án gọi vốn cộng đồng thành công. Thêm vào đó, rào cản chi phí vận chuyển và các thủ tục hải quan sẽ gây khó khăn cho startup Việt. Vì vậy, Boxme Global mang đến giải pháp hỗ trợ người Việt hiện thực hóa ý tưởng trên Kickstarter.

[external_link offset=2]

Theo đó, Boxme cung cấp giải pháp hậu cần kho vận, cho thuê kho bãi, xử lí hàng hóa và gửi hàng đi toàn cầu theo mong muốn của bạn. Hiện nay, Boxme đã có kho hàng ở hầu hết các nước Đông Nam Á và Mỹ, do đó giúp hàng hóa được xử lí nhanh chóng và tiết kiệm nhiều chi phí kinh doanh.

Khi những “vườn ươm” khởi nghiệp trở nên chật chội, gọi vốn truyền thống từ các nhà đầu tư ngày càng khó khăn, cơ hội nào dành cho những ý tưởng startup Việt Nam? Tại sao không hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp trên Kickstarter với sự hỗ trợ của Boxme?

Có thể bạn quan tâm

>>> Lựa chọn sàn thương mại điện tử nào để bắt đầu kinh doanh?

>>> 5 tác động làm thay đổi Thị trường Thương Mại Điện Tử Việt Nam

>>> Xây dựng kênh bán hàng tự động thành công trên Shopee

[external_footer]
Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *