Việt Nam tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa với một xuất phát điểm thấp. Các nguồn lực kinh tế thì yếu kém, nhỏ lẻ. Đây là một trong những cản trở rất lớn đối với quá trình phát triển. Do đó, việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bước tiến vô cùng quan trọng.
Vậy FDI là gì? Tại sao nó lại mang lại những giá trị to lớn như vậy? Đặc điểm của doanh nghiệp FDI? Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc như trên, Uplevo sẽ giải thích tường tận cho bạn ngay trong bài viết này.
[external_link_head]>>> 6 điều kiện cần thiết để thành lập doanh nghiệp
Mục lục bài viết
FDI là gì?
FDI (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.
Giải thích chi tiết hơn về FDI, Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) đi cùng với quyền quản lý số tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Trong phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài sẽ là những cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và số tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty.
Nguồn gốc và bản chất của FDI
Mặc dù xuất hiện muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác đến cả vài chục năm nhưng FDI đã nhanh chóng thiết lập vị trí của mình trong quan hệ quốc tế. Dần trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới.
Về bản chất, FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của hai bên, một bên là nhà đầu tư và bên còn lại là quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trong đó, cụ thể:
- Có sự thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư.
- Đối với các nguồn vốn đã được đầu tư, thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý.
- Kèm theo quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà nước đầu tư với nước bản địa.
- Có liên quan đến sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia.
- Luôn luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.
Các đặc điểm chính của FDI
FDI là hình thức mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế rất lớn. Vì vậy, mục đích hàng đầu của FDI chính là mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
[external_link offset=1]Thu nhập mà chủ đầu tư thu được mang tính chất là thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. Loại hình thu nhập này phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh.
Muốn thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển, các nước được đầu tư cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng.
Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định là cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Đồng thời, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này.
Chủ đầu tư có quyền tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Bên cạnh đó, họ còn được tự do lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư… Vì thế có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất mang lại lợi nhuận cao.
Để được tham gia kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu, tùy theo quy định của mỗi quốc gia.
Thông thường, FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động, bằng việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận.
Vai trò của FDI
Tác động tích cực của FDI
- Do người nước ngoài là người trực tiếp điều hành, quản lí vốn nên họ có trách nhiệm cao và kỹ năng tốt.
- Khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động dồi dào. Tăng lượng việc làm và đào tạo nhân công chất lượng cao.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ kéo theo đó là quy mô sản xuất rộng lớn, nâng cao sản xuất, giảm giá thành sản phẩm phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng.
- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư.
- Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế – xã hội trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Tạo nguồn thu ngân sách lớn cho cả hai bên.
Tác động tiêu cực của FDI
Không thể phủ nhận những tác động tích cực mà FDI mang lại, nhưng cũng không thể lơ đi những tác động tiêu cực của nó. Đặc biệt trong kinh doanh, việc nhận biết sớm những mặt tiêu cực của một vấn đề sẽ là lợi thế, nhằm xây dựng những kế hoạch và định hướng đúng đắn.
Đối với FDI, cũng không tránh được những tác động tiêu cực điển hình như sau:
- Phải đối mặt với nhiều gánh nặng trong môi trường mới về chính trị, xung đột vũ trang. Hay đơn thuần là những tranh chấp nội bộ, mâu thuẫn về những khác biệt trong tư duy truyền thống.
- Nếu doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi nguồn vốn đầu tư. Gây khó khăn trong việc tìm vốn phát triển, áp lực giải quyết việc làm trong nước, do đó có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế.
- Các chính sách trong nước có thể bị thay đổi bởi khi đưa ra yêu cầu đầu tư, các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động Nhà nước theo hướng có lợi cho mình.
- Trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi liên tục của các luồng vốn dẫn đến cán cân kinh tế bị di chuyển theo.
Những tác động tích cực và tiêu cực đều ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân. Vì thế, nhà nước ta cần có những chính sách thông thoáng, lắng nghe đàm phán và sẵn sàng hợp tác. Mặt khác, siết chặt quản lý, theo dõi nghiêm ngặt các hoạt đoạt động kinh doanh.
Tất cả nhằm phục vụ và đảm bảo lợi ích, quyền lợi hợp pháp và chính đáng của nhân dân.
Định nghĩa về doanh nghiệp FDI
Trên thực tế, có nhiều các định nghĩa khác nhau, các góc nhìn khác nhau về doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, một cách khái quát và ngắn gọn nhất, có thể hiểu rằng: Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này hầu hết trong các hoạt động kinh doanh của mình.
Khái niệm doanh nghiệp FDI là khái niệm chung, không phân biệt so sánh tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.
Có hai dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.
Hiện nay, với bối cảnh hội nhập kinh tế, loại hình doanh nghiệp này ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chúng ta tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại. Nổi bật ở các lĩnh vực điện tử, hóa chất, khai thác dầu khí, viễn thông.
Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt may, đóng giày,… cũng đạt được những công nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến ở khu vực. Đây là môi trường thuận lợi, tạo cơ hội phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.
[external_link offset=2]Có thể nói, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cùng các phương thức kinh doanh mới đã tạo nên thị trường cạnh tranh sôi nổi trong nước. Vừa là thách thức, vừa là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chất lượng sản phẩm và áp dụng phương pháp kinh doanh hiện đại.
Quả thật, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế nước nhà trong những năm vừa qua.
Đặc điểm doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
Doanh nghiệp FDI của Việt Nam nằm trên lãnh thổ Việt Nam, chịu sự quản lý vĩ mô, chịu các ảnh hưởng của tình hình chính trị, kinh tế – xã hội nhà nước. Đồng thời tác động ngược lại đối với Việt Nam. Khi hết thời hạn qui định (khoảng từ 50 – 70 năm) doanh nghiệp FDI phải giải thể hoặc chuyển lại cho phía Việt Nam.
Thông thường, một doanh nghiệp FDI không chỉ thuộc phần sở hữu của mỗi nước ta mà còn là của các công ty đa quốc gia khác. Vì vậy, các quyết định của nó không hoàn toàn phụ thuộc vào khuôn khổ pháp lý của Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI có sự tham gia trực tiếp quản lý của nước ngoài, quyền quản lý phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn giữa hai bên. Tuy nhiên, đã là đầu tư vào Việt Nam thì đều là những pháp nhân của Việt Nam, ra đời, hoạt động và chịu sự chi phối từ nhiều hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tương đối phức tạp, thâm chí có thể xảy ra những bất đồng do khác biệt từ nhiều yếu tố. Vì vậy, nước ta phải chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ các điều kiện cần thiết để tham gia kinh doanh với các nhà đầu tư nước ngoài một cách bình đẳng, hiệu quả. Đồng thời, hạn chế thấp nhất những thua thiệt, rủi ro gây bất lợi cho mình.
Thực tế cho thấy, đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam nguồn vốn FDI có vai trò khá rõ nét và đã được khẳng định trên nhiều lĩnh vực. Theo số liệu thống kê gần đây, cả nước có khoảng trên 15.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 218,8 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 106 tỷ USD.
Tuy nhiên, trên chặng đường xây dựng nền kinh tế nước nhà ngày càng vững mạnh, để có những bước tiến chính xác và hiệu quả. Đòi hỏi phải có những quy định để sàng lọc các dự án FDI trong giai đoạn tới. Tuyệt đối không hô hào thu hút theo chiều rộng mà bỏ qua chất lượng thu hút đầu tư.
>>> Các Loại Hình Doanh Nghiệp Tại Việt Nam
Hành trình hơn 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế của nền kinh tế. Khu vực FDI đã trở thành nhân tố quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển nhanh chóng và ổn đinh của nền kinh tế Việt Nam.
Không chỉ là môi trường để phát huy nội lực thực hiện công cuộc đổi mới, mà còn là cơ sở chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong tương lai, nếu tiếp tục xây dựng các chính sách phù hợp, đồng thuận giữa hai bên, FDI hứa hẹn có thể giúp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu.