Các thiết bị điện trong gia đình có nguy cơ rò rỉ điện, hỏng hóc, thậm chí gây nguy hiểm cho bạn và người thân. Chính vì vậy, khi sử dụng đồ điện, để an toàn và hạn chế việc sửa chữa hệ thống điện thì các thiết bị điện cần phải được nối đất. Vậy nối đất là gì? Dây PE là gì? Tác dụng & đâu là cách nối đất an toàn, đúng chuẩn nhất? Nếu bạn cần giải đáp các thông tin trên thì nội dung bài viết dưới đây bạn KHÔNG THỂ KHÔNG ĐỌC.
Mục lục bài viết
Nối đất là gì?
Nối đất hay còn gọi là “tiếp địa”, hoặc tiếp đất. Là một trong những phương pháp phổ biến nhất để giải quyết vấn đề rò rỉ điện bên ngoài của các thiết bị điện, điện tử.
Có nên nối đất các thiết bị?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756:1989 về quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện : Tất cả các thiết bị điện xoay chiều có điện áp lớn hơn 42V và một chiều có điện áp lớn hơn 110V và quy định những yêu cầu đối với nối đất và nối không.
Vì thế bắt buộc phải sử dụng nối đất cho các thiết bị.
Dây PE là gì?
Dây dẫn bảo vệ (sau đây gọi tắt là dây PE): Dây dẫn điện nối các vỏ kim loại của các thiết bị sử dụng điện và phụ kiện với cực nối đất tại nơi lắp đặt thiết bị sử dụng điện hoặc với điểm trung tính đã nối đất của nguồn cấp điện.
Hay nói dễ hiểu dây PE còn gọi là dây nối đất.
Dây nối đất có tác dụng gì?
Ý nghĩa của việc nối đất đó là đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng điện.
Cụ thể là :
+ Tăng sự an toàn cho người
+Tăng độ tin cây cho hệ thống, đảm bảo phục vụ khách hàng tốt hơn
+ Cải thiện sự hoạt động của hệ thống: Giảm mức nhiễu xung quanh, tăng độ tin cậy cho hệ thống, giảm hư hỏng thiết bị, tăng tuổi thọ cho các thiết bị.
Những thiết bị nào cần được nối đất?
Muốn đảm bảo an toàn thì vỏ kim loại của các đồ điện gia dụng phải được nối với dây tiếp đất. Đặc biệt là khi sử dụng máy giặt và tủ lạnh nhất thiết phải có dây nối đất.
[external_link offset=1]Nước dẫn điện rất tốt, nếu cơ thể người tiếp xúc với nước mang dòng điện sẽ gây ra những tai nạn về điện. Nếu động cơ điện và mạch điện trong máy giặt bị ẩm ướt. Hoặc vì một lí do nào đó mà lớp cách điện của nó giảm đi sẽ gây ra hiện tượng hở điện. Làm cho lớp vỏ kim loại bên ngoài máy giặt mang điện. Đồng thời các bộ phận quay, vắt làm bằng kim loại bên trong máy giặt mang điện.
Lúc đó nước trong máy giặt cũng mang điện. Khi người giặt tiếp xúc với nước trong máy giặt hoặc vô tình chạm vào lớp vỏ kim loại sẽ bị điện giật rất nguy hiểm. Tương tự với tủ lạnh và các thiết bị như: lò vi sóng, lò nướng, máy lạnh. Bởi lẽ đây là những thiết bị có vỏ bằng kim loại nên khả năng dẫn điện cũng cao.
Nối đất có tốn điện không?
Mục đích của việc nối đất hay tiếp đất là để loại bỏ dòng điện bị rò rỉ từ các thiết bị điện được xả xuống đất để đảm bảo an toàn. Việc nối đất thì tốn điện thì về phương diện kỹ thuật hoàn toàn không đúng.
Dòng điện cảm ứng rò rỉ nếu không được nối đất thì cũng bị hao như thường. Mà các xung điện rò đó còn làm cho linh kiện bị nhiễu do điện rò bị quầng tụ không có chỗ tiêu thụ. Vì vậy tiếp đất còn làm cho hệ thống họat động ổn định hơn và an toàn hơn..
Dây nối đất màu gì? Ký hiệu dây nối đất
Quy định màu dây điện theo theo tiêu chuẩn Mỹ USNEC và chuẩn IEC (International Electrotechnical Commission) : Trong điện 3 pha thì dây điện tiếp đất có màu xanh lá – vàng.
Ở nước ta hiện nay, màu sắc dây điện hiện đang sử dụng theo tiêu chuẩn IEC phiên bản cũ (trước năm 2006). Tức dây nối đất (PE) màu xanh lá sọc vàng.
Trên các bản vẽ thì dây nối đất ký hiệu :
Nguyên tắc sử dụng dây PE nối đất
Để tránh nhầm lẫn với các dây dẫn điện khác thì sử dụng dây PE cần tuân thủ 2 nguyên tắc sau:
1/ Dây PE cho phép liên kết các vật dẫn tự nhiên và các vỏ kim loại không có điện của các thiết bị điện để tạo lưới đẳng thế. Các dây này dẫn dòng sự cố do hư hỏng cách điện (giữa pha và vỏ thiết bị) tới điểm trung tính nối đất của nguồn. Dây PE sẽ được nối vào đầu nối đất chính của mạng.
2/ Đầu nối đất chính sẽ được nối với các điện cực nối đất qua dây nối đất (điện cực nối đất ở Mỹ). Dây PE cần được:
+ Bọc và sơn màu vàng hoặc xanh
+ Bảo vệ để chống các hư hỏng về mặt cơ và hóa học
Phương pháp nối đất bảo vệ
Mỗi nơi sử dụng có quy định riêng để lắp đặt đúng hệ thống nối đất và cách ly. Các hướng dẫn này phải được tuân theo ở nơi thực tế và thích hợp. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc dưới đây.
Cách 1: Gắn kết từ xa với 2 điểm nối đất riêng biệt
+ Nối vỏ cảm biến, nếu được cung cấp, chỉ gắn từ xa ở đầu và đảm bảo rằng nó không được nối ở bất kỳ điểm nào khác và được cách điện với bất kỳ thiết bị nối đất nào khác.
+ Chỉ nối đất vỏ dây dẫn tín hiệu ở đầu cuối nguồn cung cấp cho một điểm của hệ thống nối đất thiết bị và đảm bảo rằng đầu cuối của bộ chuyển đổi được cách ly cẩn thận
Cách 2: Gắn từ xa với vỏ liên tục
+ Chỉ kết nối vỏ cảm biến với vỏ cáp tín hiệu và đảm bảo rằng nó được cách điện với bộ chuyển đổi và tất cả các thiết bị hiện trường khác.
+ Chỉ kết nối vỏ cáp tín hiệu với hệ thống nối đất thiết bị ở cuối nguồn cung cấp.
Cách 3 : Gắn kết tích hợp
+ Nối đất vỏ dây dẫn điện ở đầu cuối nguồn cung cấp đến của hệ thống nối đất thiết bị, đảm bảo rằng nó được cách điện với vỏ bộ chuyển đổi và tất cả các thiết bị hiện trường khác
+ Điều này được sử dụng cho các lắp đặt gắn tích hợp.
Lưu ý: Hệ thống nối đất cảm biến nhiệt độ không nên kết nối với nối đất dây dẫn nguồn do có thể mang nhiễu và sóng điện có thể cản trở tín hiệu đo và / hoặc phá hủy bộ chuyển đổi. Hệ thống nối đất cảm biến nhiệt độ phải là một đường dẫn điện trở rất thấp đến một thanh cái hoặc lưới nối đất.
Cách nối đất tránh rò rỉ điện
Nguy hiểm tiềm tàng của việc nối đất không đúng cách
Khi bạn đóng cọc tiếp đất sai cách thì nó sẽ gây ra nhiều nguy hiểm khó lường.Vì cọc nối đất suy cho cùng cũng là một thanh kim loại nên khả năng dẫn điện của nó khá tốt. Khi cọc bị đóng sai phương pháp dễ gây ra rò rỉ, cháy chập điện , thậm chí gây ra những tai nạn điện cho mọi người. Chính vì thế chúng ta có thể khẳng định một lần nữa rằng. Thực hiện nối đất đúng cách thì sẽ càng an toàn cho người dùng. Và nâng cao tuổi thọ cho thiết bị.
2 cách nối đất an toàn đúng kỹ thuật
So với điện trở của cơ thể con người thì điện trở của dây tiếp đất nhỏ hơn rất nhiều. Vì vậy dòng điện sẽ qua đó và truyền xuống đất.
Nếu có sẵn hệ thống tiếp đất
Để phát huy tốt nhất tác dụng tiếp đất của dây tiếp đất thì dây tiếp đất phải được tiếp xúc tốt khoảng đất rộng, điện trở của dây không quá 4 ôm.
Chỉ với 2 bước nối đơn giản sau:
- Bước 1: Sử dụng một cây sắt hoặc cây đồng cắm sâu xuống đất. Càng sâu càng tiếp đất tốt (tối thiểu 10cm).
- Bước 2: Sử dụng 1 đầu dây điện để nối với cây tiếp đất và 1 đầu nối với thân máy, vỏ máy của thiết bị bị rò rỉ điện của gia đình.
Nếu không có sẵn hệ thống tiếp đất
+ Nếu ở chung cư hoặc nhà riêng nhưng không có sẵn hệ thống tiếp đất (ổ cắm 3 chấu). Ta có thể tận dụng chính khung cửa bằng kim loại (có thể là khung cửa sổ, cửa ra vào, khung nhôm, khung sắt…). Hoặc bất kỳ phần kim loại nào có chân chôn vào tường/sàn vài cm.
+Tiếp theo đó hãy chuẩn bị một sợi dây kim loại, kích thước không cần quá lớn. Tụi con hãy dùng sợi dây đó nối từ vỏ của các thiết bị điện đến phần kim loại của vật tiếp đất. Một lưu ý nhỏ khi nối đất các thiết bị điện mà chúng ta nên biết. Đó chính là cạo đi lớp sơn trên vật tiếp đất. Ngoài ra, cũng nên đảm bảo là chân của vật tiếp đất. Phải nằm dưới đất đúng như trong nguyên tắc.
Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh việc nối đất an toàn. Công việc này tuy đơn giản nhưng rất cần phải đúng kỹ thuật. Vì thế nếu có thắc mắc vấn đề gì, bạn hãy liên hệ ngay tới điện nước Minh Hiếu để được tư vấn ngay. Tránh sự cố đáng tiếc xảy ra nhé!
Hotline tư vấn miễn phí 24/7 : 0877074074