Vết thương hở là gì? Vết thương hở: Phân loại, cách điều trị và các biến chứng

Chúng ta ai cũng sẽ phải trải qua ít nhất một lần bị những vết thương hở, đa số những vết thương hở đều có thể tự liền sau một thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vết thương hở có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chăm sóc đúng cách.

Mục lục bài viết

1. Vết thương hở là gì?

Vết thương hở là một chấn thương liên quan đến sự rách bên ngoài da hoặc bên trong mô của cơ thể, thường liên quan đến da. Nguyên nhân gây ra vết thương hở phổ biến nhất gây ra do ngã, tai nạn với vật sắc nhọn, tai nạn xe… Hầu hết các vết thương hở là nhẹ và có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên trong trường hợp xảy ra tai nạn nghiêm trọng hay vết thương hở bị máu chảy nhiều hoặc chảy máu kéo dài nên tới cơ sở y tế ngay, bởi nếu không chăm sóc đúng cách có thể gây ra nhiễm trùng.

[external_link_head]

2. Các loại vết thương hở

Có rất nhiều các loại vết thương hở, trong đó có thể phân chia vết thương hở thành 4 loại tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra vết thương, bao gồm:

  • Vết thương hở do sự mài mòn

Sự mài mòn trên da xảy ra khi da bị cọ xát với bề mặt thô ráp hoặc cứng. Đặc điểm của vết thương do sự mài mòn là thường không chảy nhiều máu nhưng vết thương cần được cọ rửa sạch những bụi bẩn găm vào da và làm sạch để tránh nhiễm trùng.

  • Vết rách
Xem thêm  Ice blended là gì?

Vết rách là một vết cắt sâu qua da của bạn. Thông thường nguyên nhân gây ra những vết thương này có thể như dao sắc, dụng cụ và máy móc… Trong trường hợp vết rách sâu sẽ gây ra chảy máu và lan rộng. Đôi khi tại điểm động mạch có thể gây mất máu nhiều, dẫn tới choáng.

  • Vết đâm thủng

Thủng là một lỗ lớn hoặc nhỏ do một vật nhọn, dài, chẳng hạn như đầu của dao nhọn, đinh hoặc kim, đạn gây ra. Các vết thủng có thể không chảy nhiều máu, nhưng những vết thương này có thể đủ sâu để gây ra những tổn thương các cơ quan nội tạng. Nếu bạn bị một vết thủng nhỏ do những vật như đinh hay vật không sạch nên đi tiêm phòng uốn ván, trường hợp vết thủng đủ sâu nên tới khám bác sĩ để biết sự ảnh hưởng đến sức khỏe.

[external_link offset=1]
  • Mất một phần cơ thể

Tình trạng này xảy ra khi một phần hoặc toàn đi của da và mô dưới. Thường gặp trong những vị tai nạn nghiêm trọng hay do tai nạn giao thông, nghề nghiệp hay trong những cuộc ẩu đả. Đây là một loại vết thương hở nghiêm trọng và dễ gây ra những biến chứng của vết thương hở.

Vết thương hở: Phân loại, cách điều trị và các biến chứng

Vết thương hở được phân làm một số loại khác nhau

3. Cách điều trị vết thương hở

Tùy vào mức độ và các loại vết thương hở mà lựa chọn biện pháp điều trị tại nhà hay cần sự can thiệp ở những cơ sở y tế. Các biện pháp điều trị vết thương hở:

  • Chăm sóc vết thương nhỏ tại nhà

Các vết thương nhỏ khá lành và có thể được điều trị tại nhà. Đầu tiên, rửa và sát trùng vết thương để loại bỏ hết bụi bẩn và mảnh vụn do vất gây thương tích để lại. Trường hợp chảy máu cần sử dụng áp lực trực tiếp vào vết thương để kiểm soát chảy máu và sưng tấy.

Sau khi sát trùng kiểm soát tình trạng chảy máu, cần quấn vết thương và lưu ý luôn sử dụng băng hoặc băng vô trùng. Một số các vết thương rất nhỏ có thể tự lành mà không cần băng bó nhưng sẽ cần giữ vết thương sạch và khô trong khoảng năm ngày.

Nếu trường hợp quá đau, có thể dùng các loại thuốc giảm đau như acetaminophen theo chỉ dẫn, tránh các thành phần có aspirin vì chúng có thể gây ra hoặc kéo dài thời gian chảy máu.

Nếu bị bầm tím hay sưng tấy nhiều bạn có thể chườm đá để hạn chế sự bầm tím và sưng. Nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng trên những vùng da đó cho đến khi vết thương lành hẳn.

  • Các vết thương hở cần sự chăm sóc của nhân viên y tế

Không phải trường hợp nào cũng có thể điều trị tại nhà. Mà trong một số trường hợp cần can thiệp như:

  • Vết thương hở sâu hơn 1cm.
  • Chảy máu nhiều và không ngừng với áp lực trực tiếp
  • Chảy máu kéo dài hơn 20 phút
  • Chảy máu do một tai nạn nghiêm trọng gây ra.

Trong những trường hợp trên có thể được xử lý bằng khâu vết thương để cầm máu và nhanh liền da, nếu vết thương đâm thủng cần tiêm phòng uốn ván. Tùy thuộc vào vị trí vết thương và nguy cơ nhiễm trùng, có thể để vết thương lành bằng nhiều phương pháp như:

[external_link offset=2]
  • Băng vô trùng để ngăn ngừa quá trình nhiễm trùng xảy ra.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh trong những trường hợp nguy cơ nhiễm trùng cao.
  • Chườm lạnh để giảm sưng đau và bầm tím.
  • Trường hợp một bộ phận cơ thể bị đứt rời, hãy quấn vào băng gạc vô trùng và chườm trong nước đá phần cơ thể bị tách rời.
  • Chăm sóc vết thương bằng cách thay băng hàng ngày, trước khi thay băng cần rửa sạch tay để tránh nhiễm khuẩn.

4. Các biến chứng của vết thương hở

Những biến chứng của vết thương hở có thể bao gồm:

Biến chứng chính của vết thương hở là nguy cơ nhiễm trùng. Hãy liên hệ bác sĩ ngay khi bạn có những dấu hiệu nhiễm trùng tại vết thương hở như sốt, đau, sưng nhiều, vết thương không lành, vết thương chảy mủ có màu xanh và mùi hôi… Trong trường hợp này bạn cần được làm sạch vết thương, sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Một số dạng nhiễm trùng có thể bao gồm

Vết thương hở: Phân loại, cách điều trị và các biến chứng

Vết thương hở có thể xảy ra một số biến chứng như chảy mủ

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn uốn ván gây ra: Trường hợp này có thể gây ra các cơn co thắt cơ ở hàm và cổ của bạn.
  • Viêm cân mạc hoại tử: Đây là một tình trạng nhiễm trùng mô mềm nguy hiểm do nhiều loại vi khuẩn gây ra, từ đó có thể dẫn đến mất mô và nguy cơ nhiễm trùng huyết.
  • Viêm mô tế bào: Đây là tình trạng vùng da bị nhiễm trùng không tiếp xúc với vết thương.
  • Nhiễm trùng huyết: Đây là một tình trạng nặng, nhiễm trùng huyết có thể do những ổ nhiễm trùng trên vết thương hở dẫn tới. Nhiễm trùng rất nghiêm trọng, có thể gây tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng.

Vết thương hở rất thường gặp mà đa số chúng ta đều biết cách xử lý chúng. Tuy nhiên một số trường hợp vì không chăm sóc đúng cách mà có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám y tế chất lượng cao, với đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại. Do đó, khi có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, khách hàng có thể tới bệnh viện để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com [external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *