Hiện nay, trách nhiệm hành chính là một khái niệm khá xa lạ đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về trách nhiệm hành chính là gì? Hay đặc điểm của trách nhiệm hành chính.
Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số vấn đề liên quan tới nội dung: Trách nhiệm hành chính là gì?
[external_link_head]Mục lục bài viết
Trách nhiệm hành chính là gì?
Trách nhiệm hành chính là một dạng trách nhiệm pháp lý vì vậy, cũng giống như các dạng trách nhiệm pháp lý khác trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc tổ chức cá nhân phải gánh chịu khi các chủ thể đó vi phạm pháp luật.
Hậu quả bất lợi thể hiện ở chỗ cá nhân, tổ chức buộc phạ thực hiện các biện pháp chế tài do luật định. Có nhiều hình thức trách nhiệm pháp lý khác nhau và Nhà nước sẽ áp dụng phù hợp đối với từng loại hành vi vi phạm.
Đặc điểm của trách nhiệm hành chính
Ngoài việc nắm được Trách nhiệm hành chính là gì? thì cần biết được đặc điểm của trách nhiệm hành chính.
– Trách nhiệm hành chính chỉ đặt ra đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
– Truy cứu trách nhiệm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm là việc chủ thể có thẩm quyền áp dụng một trong các hình thức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức này.
– Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân vi phạm trước Nhà nước. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính xâm hại đến trật tự quản lý Nhà nước và chỉ Nhà nước mới có quyền áp dụng chế tài đối với các chủ thể đó, do vậy trách nhiệm của cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trước Nhà nước.
[external_link offset=1]– Việc truy cứu trách nhiệm hành chính được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hành chính.
Xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ vào khoản 2 – Điều 2 – Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định: Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
– Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính: Căn cứ khoản 1 – Điều 3 – Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, cụ thể:
+ Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
+ Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
+ Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
+ Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
+ Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình không vi phạm hành chính.
+ Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính:
Các đối tượng bị xử phạt bao gồm:
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
[external_link offset=2]Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý.
– Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
– Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính:
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết.
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng.
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ.
– Thực hiện hành vi vi phạm hành vi chính do sự kiện bất khả kháng.
– Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính, người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, trách nhiệm hành chính là gì? Đã được chúng tôi phân tích cụ thể trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày thêm một số vấn đề liên quan tới trách nhiệm hành chính. [external_footer]