TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ RFID TRONG THỜI ĐẠI 4.0


Mục lục bài viết

1.      Khái niệm, lịch sử, đặc điểm và lợi ích

a.      Khái niệm

RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. Một hệ thống RFID thường bao gồm 2 thành phần chính là thẻ tag (chip RFID chứa thông tin) và đầu đọc (reader) đọc các thông tin trên chip.

TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ RFID TRONG THỜI ĐẠI 4.0

[external_link_head]

b.      Lịch sử

Những năm 1940 – Công nghệ radar được sử dụng để xác định máy bay địch và máy bay thân thiện trong Thế chiến II. Về mặt kỹ thuật, đây là lần đầu tiên sử dụng RFID.  1948 – Nhà khoa học và nhà phát minh Harry Stockman tạo ra RFID và được ghi nhận với phát minh này. 1963 – Nhà phát minh RF Harrington hình thành các ý tưởng RFID mới bao gồm phân tán dữ liệu và thông tin. 1977 – Tấm giấy phép truyền RFID đầu tiên được tạo ra. 2000 – Đến thời điểm này, hơn 1000 bằng sáng chế đã được gửi bằng công nghệ RFID Năm 2015, thị trường RFID sẽ được định giá 26 tỷ USD. Xem xét rằng thị trường năm 2005 ở mức 1,95 tỷ đô la, đó là mức tăng 24 tỷ đô la.

c.      Đặc điểm

Hệ thống RFID sử dụng hệ thống không dây thu phát sóng radio

Các tần số: 125Khz hoặc 900Mhz 

Thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần một tiếp xúc vật lý nào.

Có thể đọc được thông tin xuyên qua các môi trường, vật liệu như: bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn và các điều kiện môi trường thách thức khác.

Hệ thống RFID có thể được phân loại theo các băng tần số hoạt động của mình, như: tần số thấp (LF), tần số cao (HF) và tần số siêu cao (UHF).

d.      Lợi ích

Giảm chi phí thông tin do các thẻ RFID có thể lưu bằng điện tử một khối lượng lớn thông tin được gắn vào đồ vật. Các thông tin đó có thể được thay đổi và cập nhật tại điểm sử dụng. Trong khi các mã vạch và trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange) giữa các máy tính luôn gặp phải một số hạn chế: các mã vạch thông thường được đầu đọc quét qua nó và phải được đọc liên tục; các mã vạch không thể thay đổi một khi đã được in ra và dễ bị dính bụi và dễ bị trầy xước.

2.     Nguyên lý hoạt động của công nghệ RFID

Thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số cụ thể nào đó và thiết bị phát mã RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng được điện từ này và thu nhận năng lượng từ đó phát lại cho thiết bị RFID biết mã số của mình. Ngay lúc đó RFID reader biết được tag nào đang hoạt động trong vùng sóng điện từ.

3.     Ứng dụng của RFID vào chuỗi cung ứng

  1. Theo dõi các sản phẩm sản xuất thông qua các nhà máy và thông qua vận chuyển cho khách hàng.
  2. RFID có thể theo dõi hàng tồn kho thông qua quản lý kho bãi, vận chuyển và các trung tâm phân phối.
  3. Theo dõi các tài sản như xe cộ, công cụ và thiết bị.  

Link youtube cho mục 123: https://youtu.be/-8JZ5TPvicA

  1. Hoạt động cửa hàng bán lẻ có thể sử dụng việc gắn thẻ RFID để đếm, theo dõi và bổ sung hàng tồn kho từ nhà kho đến các cửa hàng.
  2. Quản lý kho :Kiểm kê kho hàng hóa nhanh,hàng ngàn sản phẩm từng giây, tự động cập nhật phân loại vào cơ sở dữ liệu máy tính qua sóng radio… và lập kế hoạch kinh doanh cho kho bãi, hàng hóa… Link youtube: https://youtu.be/PQVhqdZhueM
  3. Ứng dụng vào quản lý: Công nghệ RFID có thể ứng dụng trong 5 lĩnh vực hoạt động cảng rất hữu hiệu, đó là: kiểm soát công nhân ra vào khu vực cảng; đảm bảo an ninh cho container; nhận dạng và xác định vị trí container; Truy xuất các hoạt động.
Xem thêm  Thay màn hình Samsung Trung Quốc

Ví dụ trong thực tế:

Điển hình là trường hợp của 7-Eleven, Walmart

4.      Những thuận lợi và rủi ro của ứng dụng RFID vào chuỗi cung ứng trong sản xuất và thương mại.

a. Ứng dụng công nghệ RFID vào chuỗi cung ứng trong sản xuất và thương mại

˗     Trong việc quản lý kho, hệ thống RFID được sử dụng để phân loại dễ dàng các loại vật tư.

˗     Trong sản xuất các sản phẩm theo dây truyền, hệ thống RFID được sử dụng để thay thế thẻ Kaban giúp kiểm soát tốt hơn dây truyền sản xuất, xác định rõ bán thành phẩm đang được gia công ở công đoạn nào và kiểm soát được theo thời gian thực.

˗     Trong việc bảo quản, vận chuyển các sản phẩm tới hệ thống tiêu thụ, hệ thống RFID được sử dụng cho quá trình theo dõi nhiệt độ

˗     Ứng dụng quản lý lưu thông hàng hóa: Đây là ứng dụng tuyệt vời nhất của công nghệ RFID trên cơ sở kết hợp với Internet + GPRS + Cloud cho phép chúng ta theo dõi được món hàng được vận chuyển đã đi đến đâu trong suốt lộ trình vận chuyển

˗     Áp dụng công nghệ RFID trong truy xuất nguồn gốc thuỷ sản góp phần kiểm soát được an toàn vệ sinh vùng nuôi, kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi, chứng nhận sản phẩm không mang mầm bệnh

˗     Việc sử dụng nhãn giấy truyền thống đang dần được thay thế bằng việc sử dụng nhãn giá điện tử nói riêng và ứng dụng RFID nói chung

˗      Siêu thị không cần đến sự phục vụ của con người

˗      Khách hàng không cần dùng giỏ đựng, xe đẩy tại siêu thị hay phải cất giữ đồ đạc tư nhân bên ngoài như trước nữa.

˗      Đặc biệt hơn, sau khi shopping tất cả sản phẩm thường sẽ được người tiêu dùng cất vào 1 tủ lạnh thông minh đã được trang bị đầu đọc RFID

Link youtube về hình thức này https://www.youtube.com/watch?v=0QKrHi-G9WQ&t=708s

b.      Những thuận lợi và rủi ro của ứng dụng RFID vào chuỗi cung ứng sản xuất và thương mại

  • Thuận lợi

˗      Thu thập dữ liệu một cách tự động.

˗      Tốc độ scan nhanh chóng, lượng dữ liệu được xử lý trong mỗi lần lớn

˗       Dung lượng thông tin thẻ lớn, tuổi thọ lâu dài, có thể sử dụng được nhiều lần

[external_link offset=1]

˗      Tính an toàn cao.

˗       Tính bền cao

˗      Kích thước nhỏ, mẫu mã đa dạng

˗      Nhận dạng đối tượng bằng khả năng xuyên thấu, không bị cản trở

  •  Những rủi ro có thể gặp phải khi ứng dụng công nghệ RFID

–         Chi phí phát triển cao

Xem thêm  Cách nạp tiền vào Ngân lượng bằng thẻ điện thoại như thế nào?

–         Khả năng kiểm soát thiết bị còn hạn chế

–         Thẻ dễ bị nhiễu sóng trong môi trường nước và kim loại

–         Các đầu đọc có thể đọc chồng lấn lên nhau.

Tham khảo thiết bị RFID:

https://www.haphan.com/Product/2313/2327/thiet-bi-rfid

Ví dụ công ty ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng:

5.     Tài liệu đọc thêm

a.      Ứng dụng RFID ở Tesco:

  • Cải thiện quản lý trữ hàng:

RFID có thể đơn giản hóa và đẩy nhanh các công đoạn ghi nhận nhập và xuất hàng ở kho, cung cấp vị trí chính xác của hàng hóa trong kho giúp cho việc tìm kiếm hàng hóa dễ dàng hơn.

  • Nâng cao hiệu quả hoạt động tại cửa hàng:

Một ứng dụng rất đáng quan tâm của RFID là việc sử dụng các kệ hàng thông minh và gắn nhãn RFID cho từng sản phẩm. Kệ hàng thông minh được tích hợp thiết bị đọc thẻ RFID, nhờ vậy tình trạng sản phẩm trên kệ luôn được cập nhật kịp thời và hạn chế tối đa tình trạng một sản phẩm hết hàng trên kệ trong khi sản phẩm đó vẫn còn đủ trong kho.

RFID còn giúp đẩy nhanh quy trình thanh toán do hệ thống có thể quét nhiều thẻ RFID đồng thời một cách hoàn toàn tự động

Nạn trộm cắp hàng hóa cũng sẽ được hạn chế tối đa.

Ứng dụng công nghệ RFID tại Tesco:https://www.youtube.com/watch?v=WXeVxe1y868&fbclid=IwAR0v7gly-O6Bjlcb_maq599pE94UqNFuluJCB_5GloFAizPoGsMyDM-XFyI#action=share

b.      Ứng dụng RFID ở Việt Nam:

Tại Việt Nam công nghệ này đang được ứng dụng khá rộng rãi trong quản lý nhân viên, giải pháp thẻ điện tử thông minh hay chống mất trộm hàng hóa trong siêu thị. Một ứng dụng khác cũng được áp dụng công nghệ này mang đến lợi ích rất lớn là ứng dụng trong việc sản xuất khóa chống trộm xe máy.

  • Hệ thống bãi giữ xe tự động S-Parking:
  • Ưu điểm:

Vé xe được mã vạch nên kẻ gian nếu nhặt được cũng không biết của xe nào. Hơn nữa, ngoài tất cả thông tin về xe, giờ gửi xe và cả hình dáng người ngồi trên xe… đều được lưu lại trong hệ thống dữ liệu của máy tính sẽ bảo đảm an toàn cho xe của người gửi.

Thời gian lấy thẻ chỉ từ 5-7 giây, nhanh hơn so với cách ghi và bấm thẻ bình thường là từ 15-20 giây, khắc phục được tình trạng ùn tắc.

  • Cơ chế hoạt động:

TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ RFID TRONG THỜI ĐẠI 4.0

  1. 1.      Quẹt thẻ lấy thông tin xe vào
  2. 2.      Lưu dữ liệu đầu vào
  3. 3.      Mở cửa cho xe vào
  4. 4.      Xe ra
  5. 5.      Quẹt thẻ lấy thông tin xe ra
  6. 6.      Xác thực
  7. 7.      Nếu đúng tính tiền và in hóa đơn, nếu sai cảnh báo
  8. 8.      Cập nhật dữ liệu xe ra
  9. 9.      Mở cửa cho xe ra

Hệ thống quản lý bãi giữ xe bằng công nghệ RFID: https://www.youtube.com/watch?v=fydCfoxmvno

c.      Ứng dụng công nghệ RFID trong nuôi trồng thủy sản:

Để các mặt hàng thủy sản xuất khẩu có thể vượt qua các rào cản kỹ thuật vào được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ… và giúp khách hàng biết được nguồn gốc sản phẩm, việc áp dụng công nghệ thông tin và công nghệ RFID trong theo dõi, giám sát và truy suất sản phẩm thủy sản ở nước ta là rất cần thiết.

  • Lợi ích:

Công nghệ góp phần kiểm soát được an toàn vệ sinh vùng nuôi, kiểm soát được dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi, chứng nhận sản phẩm không mang mầm bệnh, người tiêu dùng có thể biết được mọi thông tin về sản phẩm, tạo tâm lý an toàn cho người dùng.

Xem thêm  Bức tranh nhộn nhịp ngày mùa nơi làng quê được vẽ bằng ca từ giản dị trong ca khúc “Lúa Mùa Duyên Thắm” của nhạc sĩ Trịnh Hưng.

 TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ RFID TRONG THỜI ĐẠI 4.0

d.      Ứng dụng công nghệ RFID trong lĩnh vực thư viện:

Nhận thấy được ưu điểm nổi trội của công nghệ RFID so với các công nghệ khác đã và đang ứng dụngtrong thư viện, ở Việt Nam đã có nhiều thư viện đã và đang bắt đầu ứng dụng công nghệ này bằng việc dán thẻ RFID lên tài liệu. Có thể kể đến như Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa, Trung tâm tin thư viện Đại học Giao thông vận tải…

Hệ thống RFID trong thư viện gồm các công đoạn: Nhập thông tin vào thẻ, mượn / trả tài liệu, phân loại tài liệu tự động (để xếp giá), kiểm kê tài liệu. Mỗi công đoạn nêu trên đều được cập nhật vào hệ thống quản trị thư viện điện tử.

  • Lợi ích:

TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ RFID TRONG THỜI ĐẠI 4.0

Không cần tiếp xúc trực diện với tài liệu

 Mượn / trả nhanh chóng

Phân loại tài liệu tự động

Kiểm kê nhanh chóng

6.      Sự khác biệt giữa BARCODE và RFID

RFID

BARCODE

Phương thức đọc

Sóng vô tuyến

Máy quét quang

Đường ngắm

Không cần, chỉ cần đặt trong vùng tần số của máy quét là có thể đọc được

Các mã vạch phải đặt trong đường ngắm của máy quét thì mới có thể đọ được

Khoảng cách đọc

Xa

[external_link offset=2]

Gần

Tốc độ đọc

Nhanh và nhiều thẻ 1 lần

Đọc chậm và mỗi lần 1 mã

Độ bền thẻ

Bền, có thể tái sử dụng

Sử dụng một lần

Bảo mật

Cao rất khó để truy nhập trái phép, bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm

Thấp dễ dàng bị sao chép và làm giả

Khả năng đọc/ghi

Có khả năng đọc ghi, chỉnh sửa và cập nhập thông tin cao

Không có khả năng thay đổi thông tin, chỉ có khả năng lưu trữ thông tin

Chi phí

Cao có thể lên đến 50$ mỗi thẻ

Thấp hơn nhiều so với RFID, khoảng 0.01$

Sử dụng rộng rãi

Chức năng chống trộm, quản lý tài sản, quản lý máy móc công nghiệp, chống làm giả

Quản lý ra vào tại cửa hàng, quản lý kho bãi, quản lý thẻ ưu đãi.

Nguồn lực

Gần như không có. Chỉ cần đặt một lần, hệ thống sẽ tự chạy

Đòi hỏi nhân sự phải dùng tay quét mã vạch

Hạn chế

Dễ xung đột khi đọc thẻ đi qua kim loại hoặc chất lỏng

Dễ bị hư hỏng, không đọc được nếu bị bẩn, rách ở vùng quá xa.

 Hãy liên hệ ngay với Hà Phan để được tư vấn cụ thể hơn và nhận được rất nhiều ưu đãi và hỗ trợ nhé:

Email: bem2vnn@gmail.com

Anh Phương  

Tel: 0877074074

Email: bem2vnn@gmail.com

TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ RFID TRONG THỜI ĐẠI 4.0 [external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *