Mục lục bài viết
1. Khái niệm về tín hiệu Analog
Tín hiệu Analog là tín hiệu liên tục, đồ thị biểu diễn tín hiệu analog là một đường liên tục (ví dụ sin, cos hoặc đường cong lên xuống bất kỳ). Analog có nghĩa là tương tự, tức là tín hiệu sẽ tương tự về bản chất, nhưng sẽ khác nhau về cường độ tín hiệu lúc sau so với lúc trước.
Để rõ hơn, tín hiệu digital là tín hiệu số, chỉ bao gồm hai mức cao và thấp (trong máy tính là 0 và 1), tức là không liên tục. Trong điện tử và máy tính, điện thế cao đại diện cho mức 1, thấp cho mức 0, thông thường là 5 vôn và 0 vôn. Nhưng trong bộ vi xử lý hiện nay, mức cao chỉ cỡ 1 vôn, mức thấp là 0 vôn, để tiết kiệm điện.
Hình 1.1 : Mô phỏng tín hiệu Analog
2. Phân biệt tín hiệu Analog và Digital
Sau khi đã hiểu được tín hiệu analog là gì ? thì chúng ta cùng phân tích và so sánh nó với tín hiệu digital nhé. Nếu xét về độ tương phản của tín hiệu thì analog và digital là hai dạng phổ biến nhất.Tín hiệu digital hay còn gọi là tín hiệu số. Bản chất của tín hiệu số là rời rạc còn tín hiệu tương tự là liên tục. Có nghĩa là trạng thái của tín hiệu số chỉ được biểu diễn bằng mã nhị phân (0, 1).
[external_link offset=1]Như hình trên, chúng ta có thể thấy sự khác nhau này. Với ưu điểm là tỷ lệ nhiễu thấp, dễ truyền đi xa nên tín hiệu digital ngày nay được sử dụng nhiều hơn so với analog. Một ví dụ điển hình là truyền hình tương tự ngày nay đã dần được thay thế bằng truyền hình kỹ thuật số, vệ tinh…
Hình 2.1 : Phân biệt giữa tín hiệu Analog và Digital
3. Một số ứng dụng của tín hiệu Analog
Ứng dụng trong việc điều khiển thiết bị phụ tải, phụ thuộc vào điện áp cao. Điện áp thay đổi cao hoặc thấp đều phải theo dõi quá trình. Trong những trường hợp này thì việc điều khiển thiết bị phụ tải là rất quan trọng. Khi sự cố quá áp 50 V thì báo còi và đèn, đồng thời thì hiện thị thông số lên bảng led lớn. Thì tín hiệu điện áp như VAC được chuyển đổi về dạng analog và truyền tải cho thiết bị hiện thị và điều khiển.
Hình 3.1 : Ứng dụng của tín hiệu Analog điều khiển thiết bị phụ tải
Tín hiệu nhiệt độ đo được từ cảm biến nhiệt độ như PT100, K,… Đối với những đầu dò nhiệt này để đưa về tủ trung tâm, hay bộ điều khiển trung tâm thường có một khoảng cách rất xa. Như vậy việc sử dụng dây bù nhiệt phải chất lượng, đòi hỏi tốn kém rất nhiều chi phí. Việc sử dụng dây bù nhiệt ở khoảng cách xa, đối với những khu vực có khí hậu thay đổi phức tạp, thì việc chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ về dạng tín hiệu analog sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí nhất. Và khả năng chống nhiễu sẽ được hạn chế….
[external_link offset=2]Hình 3.2 : Ứng dụng của tín hiệu Analog trong truyền tín hiệu can nhiệt
BÀI VIẾT BẠN NÊN XEM:
- Bộ đặt thời gian Analog Autonics ATS8P
- Ưu điểm và nhược điểm của xe tự hành AGV
- Trí tuệ nhân tạo xuất hiện từ bao giờ ? (Phần 1)
- Giải pháp thu hồi nhiệt từ khí thải nóng (ống khói, lò hơi) – ALLIED HEAT TRANSFER
- Bộ đếm – Bộ đặt thời gian Autonics CT
[external_footer]