Tiền gửi không kì hạn (Demand deposit) là gì? Các dạng tài khoản tiền gửi

Tiền gửi không kì hạn (tiếng Anh: Demand deposit) là một trong những nguồn của vốn huy động – nguồn vốn quan trọng nhất trong số vốn thu hút từ bên ngoài của các ngân hàng thương mại.

Tiền gửi không kì hạn (Demand deposit) là gì? Các dạng tài khoản tiền gửi

[external_link_head]

Hình minh họa (Nguồn: SlickAccount)

Tiền gửi không kì hạn – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Demand deposit.

Tiền gửi không kì hạn là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào (nên còn được gọi là tiền gửi có thể rút ra theo yêu cầu – demand deposit). Tiền gửi không kì hạn được để trong các tài khoản thanh toán vãng lai (current account). Người gửi tiền có thể gửi thêm tiền vào hoặc rút tiền ra khỏi tài khoản bất cứ lúc nào. 

Do tính chất có thể rút ra bất cứ lúc nào nên dạng tiền gửi này thường chỉ được hưởng lãi suất rất thấp hoặc không được ngân hàng trả lãi nhưng đổi lại người gửi tiền được sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Các ngân hàng thậm chí còn yêu cầu duy trì một số dư tối thiểu trên tài khoản.

[external_link offset=1]

Với loại tiền gửi này, người gửi không nhằm mục đích hưởng lãi mà chủ yếu là nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền và thực hiện các hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Chính vì vậy mà khoản tiền gửi này còn được gọi là tiền gửi thanh toán. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Xem thêm  Cách Chỉnh Dấu Chấm Dấu Phẩy Trong Excel 2003 ? Thay Đổi Dấu Phẩy Thành Dấu Chấm Trong Excel 2003

Các dạng tài khoản tiền gửi không kì hạn

Hầu hết các tài khoản vãng lai đều ở dạng tài khoản có khả năng phát séc (checkable deposit), tức là ngân hàng cho phép người chủ tài khoản được phép phát hành séc để thanh toán. Chúng thường tồn tại dưới các dạng sau đây.

Tài khoản séc (checking account)

Đây là dạng tài khoản tiền gửi có khả năng phát séc phổ biến nhất. Ban đầu, luật các nước không cho phép trả lãi cho tiền gửi loại này, nhưng về sau thì được trả lãi nhưng rất thấp. 

Lí do cấm việc trả lãi là nhằm hạn chế việc ngân hàng thương mại dùng tiền gửi dạng này đầu tư hoặc cho vay vào những thương vụ có thời hạn cố định, dễ gây rủi ro về thanh toán cho hệ thống ngân hàng vì đặc tính của loại tiền gửi này là không kì hạn. 

Mặt khác, điều này giúp tránh được sự cạnh tranh để thu hút tiền gửi giữa các ngân hàng sẽ dẫn đến việc nâng cao lãi suất. Có hai loại tài khoản séc là tài khoản séc của doanh nghiệp và tài khoản séc cá nhân.

Tài khoản NOW (Negotiable order of Withdrawal account – Lệnh rút tiền có thể chuyển nhượng)

Về bản chất đây là một dạng tài khoản tiền gửi cho phép phát hành séc nhưng được hưởng lãi cao hơn tài khoản séc thông thường. Những người gửi tiền vào tài khoản này với mong muốn vừa được hưởng lãi cao, vừa có thể thanh toán khi cần.

Xem thêm  Cách tắt ứng dụng bị treo trên máy tính hiệu quả để tiếp tục sử dụng

Tuy vậy các lệnh thanh toán này không tiện lợi như séc. Dạng biến thể của tài khoản này là Tài khoản NOW cao cấp (Super – NOW account).

[external_link offset=2]

Tài khoản tiền gửi thị trường tiền tệ (MMDAs – Money market deposit account)

Dạng tài khoản này ra đời ở Mỹ năm 1982 nhằm giúp cho các ngân hàng cạnh tranh với các quĩ tương hỗ thị trường tiền tệ, do có điều luật cho phép các cổ đông của các quĩ này được phép kí phát séc dựa trên thu nhập của mình từ quĩ.

Tiền gửi loại này được dùng để đầu tư vào thị trường tiền tệ và cho phép những người chủ tài khoản được phép kí phát séc. Tiền gửi tài khoản này không phải dự trữ bắt buộc. Nó hơn các quĩ tương hỗ tại thị trường tiền tệ ở chỗ được bảo hiểm bởi chính quyền các bang.

Tài khoản ATS (ATS account – Automatic transfer system account)

Loại tài khoản này cũng cho phép chủ tài khoản được phép phát hành séc nhưng có thêm một đặc tính đặc biệt là khi số dư trên tài khoản này vượt quá một mức nhất định thì phần tiền vượt quá sẽ tự động chuyển sang một tài khoản tiết kiệm được hưởng lãi cao hơn.

Ngược lại khi số dư tài khoản ATS xuống thấp hơn mức tối thiểu thì tiền trong tài khoản tiết kiệm sẽ được chuyển ngược trở lại tài khoản ATS để phục hồi số dư tối thiểu. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê) [external_footer]

Xem thêm  giáo phái scientology là gì? Hé lộ bí mật giáo phái Scientology Nơi ‘cầm tù’ người nổi tiếng
Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *