Thông tin về tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)

Mục lục bài viết

MRSA là gì?

MRSA là viết tắt của methicillin-resistant Staphylococcus aureus (Tụ cầu vàng kháng methicillin), một loại vi khuẩn chịu được một số kháng sinh nhất định. Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn MRSA trong cộng đồng đều là nhiễm khuẩn ngoài da.

[external_link offset=1]

Có những triệu chứng nào?

Nhiễm tụ cầu khuẩn ngoài da thường bắt đầu từ một vết thương cho phép vi khuẩn xâm nhập vào da và phát triển thành nhiễm khuẩn. Các triệu chứng bao gồm:

[external_link_head] [external_link offset=2]

  • Một vết sưng hoặc khu vực bị nhiễm khuẩn trên da bị mẩn đỏ, nóng, sưng và đau. Khu vực bị ảnh hưởng có thể có đầy mủ hoặc dịch.
  • Một số người cũng có thể bị sốt và ớn lạnh.
  • Nhiễm tụ cầu khuẩn đôi khi bị nhầm với vết nhện cắn.

Loại vi khuẩn này lây lan như thế nào?

  • MRSA lây lan qua tiếp xúc gần gũi với da của người bị nhiễm khuẩn hoặc do dùng chung vật dụng cá nhân đã tiếp xúc với da bị nhiễm khuẩn. Ví dụ về các vật dùng chung có thể làm lây lan tụ cầu khuẩn bao gồm khăn tắm, xà phòng, băng vết thương, băng cuộn, tấm đệm, quần áo, ghế băng trong phòng tắm hơi hoặc bồn tắm nước nóng, và các thiết bị thể thao.
  • Dịch và mủ của vết thương rất dễ gây nhiễm khuẩn.
  • Một số người mang MRSA trong mũi hoặc cổ họng của mình và không có triệu chứng gì, nhưng có thể gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn MRSA.
Xem thêm  Voi là gì? BM là gì? – Những “thuật ngữ” phổ biến trong giới chạy Facebook Ads

MRSA được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

  • MRSA thường được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm miếng gạc ở khu vực nhiễm khuẩn. Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn MRSA nặng, xét nghiệm có thể giúp xác định được loại kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn.
  • Phương pháp điều trị có thể bao gồm dẫn lưu áp-xe và làm sạch vết thương có hoặc không có kháng sinh.
  • Các trường hợp nhiễm khuẩn MRSA nặng cần điều trị bằng kháng sinh và đôi khi phải nhập viện và phẫu thuật.

Phòng ngừa MRSA như thế nào?

  • Giữ sạch và che kín vết đứt và vết trầy xước.
  • Tránh tiếp xúc với vết thương, băng cuộn và băng vết thương của người khác.
  • Gặp nhà cung cấp dịch vụ y tế ngay nếu vết thương bị mẩn đỏ, nóng, sưng hoặc đau hoặc nếu chúng bị nặng hơn sau khi điều trị.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Tránh dùng chung vật dụng cá nhân như dao cạo.
  • Tắm vòi sen sau khi tập luyện nặng và các bài tập thể dục khác.

[external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *