Thịt đỏ là gì ? Có tốt hơn thịt trắng không

  • Thịt đỏ là gì ?
  • Thịt trắng là gì ?
  • Thịt đỏ có gây hại không ?
  • Nên ăn bao nhiêu thịt đỏ ?


Thịt động vật là một trong những nguồn thực phẩm rất cần thiết đối với sức khỏe của con người. Điều này sẽ càng đúng hơn nếu bạn là một người có tập gym. Bởi vì nhóm đối tượng này cần rất nhiều dưỡng chất để xây dựng cơ bắp.

Mặc dù vậy, có một loại thịt lại gây ra khá nhiều tranh cãi khi chúng được nhắc đến. Thậm chí nhiều người còn sợ hãi đến mức không dám tiêu thụ chúng. Loại thịt này chính là thịt đỏ. Vậy cụ thể thì thịt đỏ là gì ? Chúng có gây hại không ?

[external_link_head]

Mục lục bài viết

Thịt đỏ là gì ?

Câu hỏi “thịt đỏ là gì” dường như là một câu hỏi khá ngớ ngẩn. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về loại thịt này. Thông thường, đa số chúng ta đều biết rằng thịt bò được xem là thịt đỏ.

Thịt đỏ là gì ? Có tốt hơn thịt trắng không - Thể Hình Vip

Thế nhưng còn thịt lợn, thịt cừu, gà và gà tây thì sao? Câu trả lời đó là: Thịt đỏ là thịt của động vật có vú, có màu đỏ khi còn tươi sống và có màu tối hơn khi được nấu chín. Đồng thời, không như thịt trắng…

Thịt đỏ sẽ không bị chuyển thành màu trắng sau khi nấu. Một số loại thịt đỏ có thể kể đến như: thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt ngựa, heo rừng, thỏ rừng. Còn đối với các loại thịt gia cầm như thịt gà, gà tây, vịt và ngỗng…

Thì chúng không được xem là thịt đỏ. Mà thay vào đó, chúng được xem là thịt trắng. Về mặt ẩm thực, chỉ có thịt từ động vật có vú hoặc gia cầm (không phải cá) mới được phân loại là thịt đỏ hoặc trắng.

Thịt trắng là gì ?

Mặt khác, trong khoa học dinh dưỡng, thịt đỏ được định nghĩa là bất kỳ loại thịt nào có nhiều protein myoglobin hơn so với thịt trắng. Còn thịt trắng được định nghĩa là thịt không sẫm màu, có nguồn gốc từ cá hoặc gia cầm (trừ chân, đùi).

Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), tất cả các loại thịt thu được từ động vật có vú (bất kể các phần thịt cắt hay độ tuổi của chúng) đều là thịt đỏ. Bởi vì chúng chứa nhiều myoglobin hơn so với…

Cá hoặc thịt trắng từ gia cầm (thịt gà). Bên cạnh đó, theo định nghĩa ẩm thực, một số phần thịt cắt ra từ lợn nguyên con được xem là thịt trắng. Thế nhưng, trong các nghiên cứu dinh dưỡng, tất cả các phần thịt lợn đều là thịt đỏ.

Thịt đỏ là một trong những loại thực phẩm gây tranh cãi nhất trong lịch sử dinh dưỡng. Mặc dù con người đã ăn chúng trong suốt quá trình tiến hóa, nhưng nhiều người tin rằng thịt đỏ có thể gây hại cho sức khỏe.

Thịt đỏ có gây hại không ?

Với các tiêu đề giật tít câu like như “thịt đỏ kích hoạt phản ứng miễn dịch độc hại gây ung thư” của các đầu báo, chúng ta có thể dễ dàng hiểu được tại sao ngày càng nhiều người từ bỏ các buổi tiệc nướng barbecue hàng tuần.

Xem thêm  Cách thêm, tích hợp IDM vào Chrome

Tuy nhiên, điều đầu tiên bạn cần biết là giới truyền thông rất thích giải thích sai về các nghiên cứu và trích dẫn sai về các nhà khoa học. Bởi vì những việc này làm cho câu chuyện của họ trở nên thu hút hơn.

[external_link offset=1]

Một điều khác mà bạn cần biết là sự khác biệt giữa nghiên cứu quan sát (observational research) và nghiên cứu thực nghiệm (experimental trials). Quan sát là bước đầu tiên của các phương pháp khoa học…

Và được dùng để chỉ đường cho nghiên cứu tiếp theo hoặc tạo ra các giả thuyết. Chúng có thể chỉ ra mối tương quan (correlation) nhưng không thể được sử dụng để xác định mối quan hệ nhân quả (causation).

Ví dụ, có một thống kê mối tương quan giữa số người bị chết đuối do rơi xuống một hồ bơi và số lượng phim mà diễn viên Nicolas Cage xuất hiện. Mặc dù biểu đồ tạo bởi 2 loại số liệu trên gần giống nhau.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các bộ phim của Cage khiến người xem bị chết đuối. Các nghiên cứu quan sát (observational research) sẽ không bao giờ có thể cung cấp đủ bằng chứng cho việc xác định những gì đang thực sự xảy ra.

Chỉ có các thử nghiệm lâm sàng mới cho phép các nhà khoa học tạo ra một môi trường nghiêm ngặt, có kiểm soát, nơi họ có thể kiểm tra và xác nhận hoặc vô hiệu hóa các giả thuyết.

Thế nhưng liệu các đơn vị truyền thông có quan tâm đến điều này hay không ? Câu trả lời là hoàn toàn không. Tất cả những gì họ cần là sự đồn thổi về một mối tương quan (correlation) để phá vỡ một tuyên bố nhân quả (causation).

Đây là lý do tại sao những bài báo lá cải tuyên bố vitamin khiến bạn bị ung thư và chúng cũng là những gì đang xảy ra đối với nỗi sợ thịt đỏ. Các đơn vị truyền thông đang lấy các nghiên cứu quan sát và báo cáo tương quan…

Rồi điều hướng chúng như một sự thật chắc chắn. Ví dụ, các nhà khoa học từ trường Harvard (USA) đã công bố một nghiên cứu vào năm 2012. Họ theo dõi hơn 120,000 phụ nữ và nam giới và phát hiện ra rằng…

Ăn một khẩu phần thịt đỏ chưa qua chế biến (xử lý) hàng ngày có liên quan đến việc tăng 13% nguy cơ tử vong đến từ mọi nguyên nhân. Mặt khác, mỗi ngày ăn một khẩu phần thịt đỏ đã qua xử lý có liên quan đến việc tăng 20% nguy cơ.

Thông tin trên đã khiến các “chiên da” nhà báo trở nên điên cuồng gần như chỉ sau một đêm, từ một tia lửa nhỏ chúng đã biến thành một chuỗi sấm sét liên hoàn. Và thế là việc ăn thịt đỏ đã trở thành một loại “thuốc lá” mới.

Tuy nhiên, có những vấn đề nghiêm trọng xảy ra với nghiên cứu này và những phát hiện của nó. Ví dụ, trong việc phân tích chế độ ăn uống của các đối tượng, hamburger (bánh kẹp thịt) đã được đưa vào danh mục…

Xem thêm  Thay màn hình máy tính bảng Asus rẻ nhất tại Hà Nội - Sửa chữa điện thoại 247

Thịt đỏ chưa qua xử lý / chế biến (unprocessed red meat), và dường như là yếu tố đóng góp chính cho nhóm thực phẩm này. Họ không chỉ định cụ thể là thịt xay làm từ thịt bò được chăn thả tự nhiên, không có hormone…

Mà chỉ đề cập là “hamburgers”. Điều này có nghĩa là các loại thịt đỏ kém chất lượng cũng có thể được thêm vào nhóm thịt “unprocessed red meat”. Thêm một lỗi khác là nghiên cứu này theo dõi lượng ngũ cốc nguyên hạt nạp vào.

Nhưng không theo dõi lượng ngũ cốc tinh chế. Không chỉ vậy, nghiên cứu này còn có một lỗi khác lớn hơn, đó là cách mà dữ liệu về lượng thức ăn nạp vào được thu thập. Các đối tượng được yêu cầu điền vào bảng câu hỏi…

Tần số thực phẩm (food frequency questionnaires), một danh sách kiểm tra hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống kèm với một phần (mục) để báo cáo mức độ thường xuyên được tiêu thụ trong một khoảng thời gian.

Một trong những vấn đề chính và được ghi chép rõ ràng với bảng câu hỏi về tần suất thực phẩm là mọi người thường báo cáo những gì họ nghĩ rằng họ nên ăn thay vì những gì họ đã ăn.

Hãy đối mặt với sự thật – hầu hết chúng ta gặp rất nhiều khó khăn để nhớ lại những gì đã được ăn từ tuần trước, chứ đừng nói đến những gì đã đi vào miệng trong 6 tháng qua.

Đó không phải là vấn đề duy nhất với bảng câu hỏi tần số thực phẩm. Một điều nữa khó chịu không kém là mọi người có xu hướng đánh giá thấp lượng thức ăn nạp vào của họ ở một số loại thực phẩm như: thịt đã qua chế biến (xử lý), trứng…

Bơ, các sản phẩm từ sữa nhiều fat, sốt mayonnaise và sốt salad, ngũ cốc tinh chế, đồ ngọt và món tráng miệng. Thế nhưng họ lại đánh giá quá cao hầu hết các loại rau củ và trái cây, các loại hạt, gia vị, các loại đồ uống (nhiều và ít năng lượng).

Không chỉ vậy, có nghiên cứu còn chỉ ra rằng, phụ nữ có xu hướng ít chính xác hơn trong việc báo cáo thực phẩm so với nam giới. Như bạn có thể tưởng tượng, khi chúng ta kết hợp các đốm nhớ rời rạc với các ​​báo cáo chủ quan…

Thì kết quả là không đáng tin cậy. Thế nhưng các nghiên cứu trong các tin tức câu view thường liên quan đến việc sử dụng các câu hỏi về tần suất thực phẩm để thu thập dữ liệu.

[external_link offset=2]

Một điều khác bạn phải ghi nhớ khi xem xét nghiên cứu quan sát (observational research) là cách mà các yếu tố khác thể hiện bức tranh lớn hơn. Ví dụ, khi xem xét dữ liệu trong nghiên cứu của trường Harvard về…

Lối sống của các đối tượng, bạn sẽ thấy rằng, theo báo cáo thực phẩm, những người ăn nhiều thịt đỏ nhất là những người lười vận động thể chất nhất và có khả năng hút thuốc.

Xem thêm: Calo là gì ? Phân biệt với kcal và calories

Xem thêm  Cách Chèn Gõ Công Thức Toán Học Trong Word 2013, Cách Viết Công Thức Toán Học Trong Word Cực Dễ

Lượng calo nạp vào hàng ngày của họ cũng cao hơn, thừa cân nhiều hơn, họ uống nhiều rượu hơn và có xu hướng ăn các loại thực phẩm ít lành mạnh. Việc ít vận động, thừa cân, hút thuốc…

Uống rượu bia thường xuyên, ăn nhiều thức ăn nhanh là công thức hoàn hảo để giảm tuổi thọ của chúng ta, cho dù có hay không có thịt đỏ. Nghiên cứu của trường Harvard chỉ là một trong nhiều nghiên cứu…

Được sử dụng để nhóm lên ngọn lửa cuồng loạn về thịt đỏ, thế nhưng chúng ta không cần phải xem xét tất cả chúng ở đây. Vì các điểm sai sót của chúng gần như không có sự khác biệt.

Nên ăn bao nhiêu thịt đỏ ?

Thịt đỏ có khá nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Chúng chứa nhiều protein, sắt, kẽm, vitamin B (bao gồm B12 ) và các chất dinh dưỡng khác như carnosine và creatine (giúp cải thiện hiệu suất hoạt động thể chất).

Xem thêm: Protein là gì ? Nên ăn bao nhiêu grams một ngày

Nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn về creatine bạn hãy tham khảo bài viết creatine là gì của Thể Hình Vip. Quay lại chủ đề chính, với những gì chúng ta biết bây giờ về các rủi ro phóng đại liên quan đến việc ăn thịt đỏ…

Thì không có lý do gì để bạn cảm thấy tội lỗi khi ăn một miếng bít tết (beef steak) mọng nước hoặc một chiếc hamburger. Tuy nhiên, có vài điều bạn nên biết về cách mà thịt đỏ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Một nghiên cứu cho thấy, một số người có gene đa hình (genetic polymorphism) có thể sẽ bị gia tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng do ăn thịt được nấu ở nhiệt độ rất cao (như chiên hoặc nướng) đến lúc chín kỹ.

Nguyên nhân của điều này là do nấu thịt theo cách này sẽ tạo ra nhiều loại hợp chất có thể gây ung thư. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế ăn thịt nướng hoặc thịt được nấu chín quá kỹ.

Điều này áp dụng cho tất cả các loại thịt bao gồm thịt đỏ, cá và thịt gia cầm. Một nguy cơ tiềm ẩn khác đến từ các sản phẩm thịt chế biến sẵn như hot dog (xúc xích), thịt nguội, thịt xông khói, thịt mát (deli meat) đóng gói sẵn…

Và các sản phẩm khác có màu hồng, được xông khói, ướp muối và được bảo quản bằng sodium nitrate. Lưu ý, các loại thịt được xử lý, chế biến sẵn thường là thịt đỏ. Có một số bằng chứng cho thấy…

Hai chất có trong các loại thực phẩm này (là nitrate và heme), góp phần vào việc hình thành các hợp chất gây ung thư (carcinogenic) được gọi là nitrosamines trong cơ thể. Vì vậy, với thịt chế biến sẵn thì chúng ta cũng nên…

Hạn chế sử dụng như các loại thịt đỏ tươi sống được nướng hoặc nấu quá chín. Nói tóm lại, bạn không cần phải lo lắng khi ăn một chiếc xúc xích hay các loại thịt nguội (thịt đỏ). Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều hoặc tiêu thụ mỗi ngày. [external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *