Khi bắt đầu thi công bất cứ một dự án xây dựng nào, các kỹ sư xây dựng đều thực hiện một công việc được xem là rất quan trọng đó chính là thiết kế cơ sở cho dự án. Có khá nhiều người, thậm chí là những người đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng cũng có thể chưa nắm rõ khái niệm này. Bài viết sau đây Trần Đức Phú BDS xin chia sẻ toàn bộ các thông tin xoay quanh vấn đề thiết kế cơ sở để giúp đọc giả có thể hiểu rõ hơn về thiết kế cơ sở là gì?
Mục lục bài viết
Thiết kế cơ sở là gì?
Thiết kế cơ sở là gì: thiết kế cơ sở là bản vẽ thiết kế mở đầu cho hoạt động xây dựng, được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng. Đây là thiết kế bắt buộc được lập trong báo cáo nghiên cứu khả thi dựa trên cơ sở phương án đã lựa chọn trước đó. Bản vẽ thiết kế cơ sở phải thể hiện được các thông số kỹ thuật phù hợp theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã đề ra để triển khai thực hiện các bước thiết kế tiếp theo trong hoạt động xây dựng.
Thiết kế cơ sở được xem là bước rất quan trọng và cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng của dự án xây dựng. chính vì vậy thiết kế cơ sở phải đảm bảo được sự phù hợp với công trình xây dựng và đảm bảo sự đồng nhất giữa các công trình khi đưa công trình vào khai thác và sử dụng.
Thẩm định thiết kế cơ sở là gì?
Sau khi hoàn thành xong thiết kế cơ sở, thiết kế này sẽ đưa ra hội đồng thẩm định để đánh giá chất lượng của công trình xây dựng đó. Đơn vị có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở còn phụ thuộc vào đơn vị chủ trì và loại hình dự án xây dựng.
Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I (trừ phần thiết kế công nghệ), tùy thuộc vào loại công trình xây dựng thì các cơ quan chủ trì sẽ là đơn vị có quyền thẩm định đánh giá thiết kế cơ sở.
– Đối với công trình giao thông (trừ công trình do Bộ Xây dựng quản lý) thì Bộ Giao thông vận tải sẽ là đơn vị chủ trì thẩm định đánh giá thiết kế cơ sở;
– Đối với các loại công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình giao thông trong đô thị (ngoại trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt sông, đường quốc lộ qua đô thị) thì Bộ Xây dựng sẽ là đơn vị chủ trì thẩm định đánh giá thiết kế cơ sở của các loại công trình đó;
– Đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ là đơn vị chủ trì thẩm định đánh giá thiết kế cơ sở của;
– Đối với các công trình: nhà máy điện, trạm biến áp, hầm mỏ, dầu khí, các công trình công nghiệp chuyên ngành… (trừ công trình công nghiệp nhẹ) thì Bộ Công Thương sẽ là đơn vị chủ trì thẩm định đánh giá thiết kế cơ sở;
– Cuối cùng, đối với các công trình thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng thì Bộ Quốc phòng và Bộ Công an sẽ là đơn vị chủ trì thẩm định đánh giá thiết kế cơ sở.
Đối với các dự án, công trình từ cấp II trở xuống trên địa bàn tỉnh thì Các sở chuyên ngành (Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn…) của tỉnh sẽ là đơn vị chủ trì thẩm định đánh giá thiết kế cơ sở (trừ phần thiết kế công nghệ) đối với các công trình công cộng có ảnh hưởng lớn cảnh quan, môi trường và an toàn của người dân. Trong đó, cơ quan có chuyên môn về xây dựng là đơn vị quyết định đầu tư tổ chức thẩm định toàn bộ nội dung dự án, trừ các nội dung thẩm định đánh giá thiết kế cơ sở.
Có thế bạn quan tâm: Các bước lập dự án đầu tư xây dựng | Hướng dẫn chi tiết
Nội dung chi tiết về hồ sơ thiết kế cơ sở
Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm có 3 nội dung chính như sau:
[external_link offset=1]1. Thuyết minh thiết kế cơ sở
Sau khi hoàn thành xong bản thiết kế cơ sở việc bạn cần phải làm là thuyết minh, thuyết trình trước cơ quan thẩm định để thuyết phục họ là công trình của mình là khả thi và có thể thực hiện được, việc thuyết minh lập hồ sơ thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung chính như sau:
Thuyết minh tổng quát công trình
Người thiết kế phải dựa theo các quy định chung để lập thiết kế kỹ thuật. sau đó phải thuyết minh về các danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đã được áp dụng trong mẫu thiết kế.
Theo phương án thiết kế được chọn ban đầu của công trình thì nội dung cơ bản được duyệt của dự án bao gồm các thông tin, chỉ tiêu về các vấn đề cần đạt được.
Điều kiện tự nhiên, môi trường, kỹ thuật tác động chi phối thiết kế
Ở mục này, người thiết kế cần đưa ra các tài liệu liên quan đến khu vực xây dựng công trình như: địa hình, địa chất, khí tượng – thủy văn,… để làm dẫn chứng cho nghiên cứu của mình.
Từ đó có thể đánh giá một cách khách quan sự tác động của môi trường và các điều kiện tự nhiên xung quanh tới công trình trước và trong quá trình thi công xây dựng. Đồng thời, đánh giá những tác động có thể phát sinh sau khi tiến hành lập dự án đầu tư.
Kinh tế kỹ thuật công trình
Ở phần này, người thiết kế cần nêu rõ các thông số của công trình và đặc điểm về công suất thiết kế. Bên cạnh đó đưa ra danh mục, phương án cũng như chất lượng sản phẩm trong công trình và đánh giá những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, hiệu quả, hiệu suất đầu tư đối với công trình.
Công nghệ thi công xây lắp công trình
Người thiết kế cần đảm bảo các nội dung về phương án sản xuất và việc sử dụng, bố trí dây chuyền công nghệ sản xuất. Phải trình bày được việc tính toán và lựa chọn thiết bị để thi công công trình, đưa ra được lý do cho việc lựa chọn các thiết bị đó. Đồng thời nêu được các biện pháp đảm bảo an toàn cháy nổ, an toàn trong lao động, bảo vệ môi trường.
Giải pháp thiết kế cơ sở
Ở phần này người thiết kế cần chuẩn bị chi tiết các nội dung sau:
– Bố trí mặt bằng tổng thể, diện tích xây dựng và mật độ xây dựng.
– Tổng thể các giải pháp về kiến trúc, kết cấu chính, cọc móng được áp dụng…
– Trình bày các thông tin, phương án, kết quả tính toán về kết cấu chịu lực chính và nền móng của công trình có bản tính kèm theo.
– Trình bày tổng quan các biện pháp phòng chống cháy nổ, nguyên lý cấp điện, cấp thoát nước…của công trình.
– Sơ đồ tổ chức hệ thống giao thông và thiết bị vận tải cần thiết
– Các trang trí bên ngoài của công trình.
– Tổng hợp thiết bị công nghệ, khối lượng xây lắp, vật tư của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình.
– So sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các phương án thiết kế.
Có thể bạn quan tâm: Quy trình nghiệm thu công trình xây dựng | Chia sẻ kinh nghiệm
2. Bản vẽ thiết kế cơ sở là gì
Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung sau:
– Bản vẽ mặt bằng, vị trí công trình trên bản đồ và hiện trạng của công trình.
– Tổng diện tích bố trí chi tiết các hệ thống kỹ thuật và hạng mục công trình.
[external_link offset=2]– Các bản vẽ kỹ thuật (san nền, thoát nước) trên khu đất xây dựng và các công trình hạ tầng bên ngoài công trình (đường đi, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường).
– Các bản vẽ về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt ngang của công trình và các hạng mục công trình.
– Bản vẽ các bộ phận công trình phụ và việc bố trí các trang thiết bị cần thiết.
– Sơ đồ mặt bằng các phương án sắp xếp bố trí cũng như kích thước các kết cấu chịu lực chính: móng, nền, cột, sàn…
– Vị trí các thiết bị chính và dây chuyền công nghệ thi công.
– Bản phối cảnh toàn bộ công trình.
– Các hệ thống công trình kỹ thuật bên trong công trình như: hệ thống báo cháy, hệ thống điện nước, hệ thống điều hòa,…
– Giải pháp chống cháy nổ và sơ đồ lối thoát nạn của công trình.
– Tổng diện tích mặt bằng xây dựng và diện tích mặt bằng thi công các hạng mục đặc biệt.
– Mô hình từng bộ phận công trình hoặc toàn bộ công trình.
3. Tổng dự toán của hồ sơ thiết kế cơ sở
Ở mục này thể hiện tổng chi phí công trình mà các chủ đầu tư phải bỏ vốn thực hiện bao gồm: dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình; chi phí quản lý dự án và chi phí khác chưa có liên quan.
Người thiết kế phải cân đối được các chi phí để tổng dự toán không được phép vượt quá tổng mức đầu tư được duyệt.
Trên đây là toàn bộ nội dung về thiết kế cơ sở là gì và hồ sơ thiết kế cơ sở. Cơ quan thẩm định đánh giá hồ sơ thiết kế cơ sở mà Trần Đức Phú BDS tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết cung cấp cho quý đọc giả những thông tin thật sự cần thiết.
Xem thêm: Hồ sơ pháp lý dự án gồm những gì? 7 loại hồ sơ cho 1 dự án