TFRC là gì? Trên thực tế thì thuật ngữ này vẫn còn khá mới mẻ đối với cuộc sống của chúng ta, mặc dù nó đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu rồi. Khi thời đại kinh tế nước ta sang trang mới, có nhiều chuyển biến tốt đẹp hơn thì chúng ta mới bắt đầu để ý đến các tri thức rộng mở ấy. Chỉ số TFRC được viết tắt của cụm từ Total Fingerprint Ridge Count, các bạn có thể hiểu đơn giản là tổng số đường vân tay trên 10 ngón tay. Chỉ số TFRC còn có những cách phân tích khá thú vị, các bạn tham khảo bài viết để bỏ túi thêm cho mình nhiều kiến thức khoa học này nhé!
[external_link_head]Việc làm Giáo dục – Đào tạo
Mục lục bài viết
1. TFRC là gì?
Trong thời gian cuối thế kỉ 19 năm 1880, Tiến sĩ Henry Faulds đã có những lý luận về tổng số đường vân tay trên 10 đầu ngón tay – TFRC (Total Fingerprint Ridge Count). Thu hút được nhiều sự chú ý và gây ra khá nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng. Từ đó nhân loại mới có những nhận thức mới rõ nét về số lượng đường vân tay, đặc biệt chúng ta cũng thấy rõ rằng chỉ số TFRC – Total Fingerprint Ridge Count phản ánh gần đúng sự đóng góp của từng gen riêng biệt trong hệ thống gen vào quá trình hình thành từng cá nhân cụ thể.
Hay nói một cách dễ hiểu thì các chỉ số TFRC có thể nói lên cũng như phản ánh được khả năng liên kết giữa các nơ-ron thần kinh với nhau.
Việc làm Công nghệ cao
2. Chỉ số TFRC có quyết định trí thông minh của con người không?
Có lẽ khi đọc phần thông tin trên nhiều bạn nghĩ rằng, chỉ số TFRC quyết định được trí thông minh của một ai đó. Tuy nhiên đó là một suy nghĩ sai lầm, bởi chỉ số này chỉ nói lên được một khía cạnh nào đó, mà không phải là toàn bộ. Bởi nó vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào quá trình học tập, rèn luyện cũng như sự tác động của nhiều yếu tố bên ngoài của môi trường nữa. Thực tế cũng có không ít các chương trình học tập, giúp bạn kích hoạt được khả năng liên kết giữa các tế bào nơ-ron thần kinh và hiệu quả hoạt động của não bộ cũng sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.
Một cá nhân dù sở hữu chỉ số TFRC cao nhưng không có sự rèn luyện kết hợp với môi trường tốt thì khả năng tiếp nhận thông tin cũng chưa chắc là tốt. Thậm chí khả năng kết nối thông tin và trí nhớ có thể bị giảm dần hoặc mất đi theo thời gian. Tóm lại chỉ số TFRC phản ánh khả năng nhận thức, lĩnh hội kiến thức bẩm sinh của con người. Và có nhiều mức chỉ số TFRC, đương nhiên mỗi mức đều thể hiện được những lượng thông tin được tiếp thu ở một thời điểm cũng khác nhau. Để hiểu rõ hơn thì các bạn tiếp tục tham khảo các nội dung tiếp theo nhé.
Việc làm IT phần mềm
3. Phân biệt TFRC với AFRC
Total Fingerprint Ridge Count hay TFRC là gì thì cũng đã được chia sẻ rất chi tiết ở trên rồi. Tuy nhiên để giúp bạn thấy rõ được điểm khác giữa TFRC với AFRC là gì? Thì bạn nên nhớ TFRC – tổng số lượng đường vân xuất hiện ở mười đầu ngón tay của chúng ta, chúng đại diện cho mật độ tế bào thần kinh (nơ ron) trên vỏ não. Trên thực tế thì mỗi người từ khi sinh ra, sẽ có khoảng 86 – 100 tỷ nơ ron thần kinh và ở tầng vỏ não được tập trung nhiều nhất, khoảng 75%. Các tế bào nơ ron liên kết tạo thành một mạng lưới phức tạp, nếu chúng liên kết được càng nhiều, thì khả năng tiếp nhận và trí nhớ càng lâu. Trong khi đó chỉ số TFRC chỉ phản ánh được khả năng tiếp nhận thông tin từ trí nhớ thiên bẩm và việc học tập của một cá nhân như đã chia sẻ ở trên.
Mặt khác AFRC (All Fingerprint Ridge Count) thì khác, là chỉ số phản ánh năng lực hoạt động thiên bẩm của não bộ, nếu được kích hoạt bằng cách tạo ra nhiều kết nối tế báo thần kinh nơ-ron thì tiềm năng bẩm sinh của não bộ sẽ càng được bộc lộ cũng như phát huy tốt nhất có thể. Nếu ai có chỉ số AFRC cao thì càng có nhiều tiềm năng trở thành thiên tài.
4. Phân tích các chỉ số TFRC
Sau khi đã hiểu được phần nào về TFRC là gì? Thì có lẽ các bạn cũng đã phần nhận ra được rằng lượng kiến thức bộ não của con người nhận được còn phụ thuộc cả vào quá trình rèn luyện và học tập. Bởi chỉ số bẩm sinh vẫn còn nhiều hạn chế, và chỉ cho chúng ta biết khả năng hấp thu thông tin của bộ não.
Vậy nên, dù bạn có chỉ số cao hay thấp thì cũng cần có những chế độ và chương trình học tập khoa học, hợp lý. Đặc biệt là những bạn có chỉ số TFRC không cao, nên dành nhiều thời gian học tập để mang lại hiệu quả cao trong quá trình cải thiện trí thông minh của mình. Chỉ số TFRC càng thấp thì khả năng nguồn thông tin được tiếp thu sẽ càng thấp và có phần bị hạn chế.
Để có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc lập thời gian biểu học tập thì các bạn nên tham khảo những chia sẻ của chuyên gia được cung cấp dưới đây.
TFRC <60: Cần sự kiên nhẫn, tập trung và biết cách khuyến khích cũng như động viên để quá trình học tập và làm việc đạt được hiệu quả cao nhất.
61 < TFRC < 90: Học tập và lĩnh hội thông tin theo trình tự, từng bước một. Từ đó sẽ giúp việc tiếp thu được dễ dàng và hiệu quả hơn so với việc cố nhồi nhét kiến thức.
91 < TFRC < 150: Có thể nói với mức chỉ số trung bình như này cũng không phải là tệ, nhưng vẫn cần phải biết tạo môi trường học tập, rèn luyện kỹ năng thường xuyên, để thúc đẩy cũng như phát huy được tối đa tiềm năng của bản thân. Đặc biệt là nên lên một thời gian biểu thích hợp, không quá dày mà cũng không nên chủ quan.
151 < TFRC < 200: Để phát huy được hết tiềm năng của trí tuệ, thì nên cố gắng đề các tế bào thần kinh liên tục được kích thích, có thể là bằng cách rèn luyện học tập hoặc từ tác động môi trường bên ngoài. Bởi như vậy, sẽ thúc đẩy được khả năng kết nối của các tế bào nơ ron và nâng cao được khả năng tiếp nhận thông tin.
TFRC >200: Chỉ số cao là lợi thế khá lớn đối với con người, bởi sẽ có phản xạ thông tin nhạy bén, dễ dàng nắm bắt vấn đề hơn so với người khác. Khả năng học hỏi và tiếp nhận thông tin cũng đáng ngạc nhiên, thậm chí là có thể làm được nhiều việc một lúc. Tuy nhiên vẫn cần có chế độ rèn luyện thích hợp để duy trì và phát triển được lợi thế ấy, nếu không sau một thời gian khả năng bẩm sinh này sẽ biến mất.
Kết luận rằng:
Chỉ số TFRC thấp: Những kiến thức, thông tin sẽ được tiếp nhận vào não bộ một cách từ từ, tuy nhiên nó vẫn có khả năng giữ lại lâu. Chính vì vậy trong quá trình rèn luyện và học tập thì người có sở hữu chỉ số thấp cũng không nên nóng vội. Thay vào đó hãy kiên trì, nhẫn nại, và biết cách chia nhỏ công việc của mình thật khoa học, đúng cách. Thì sẽ có kết quả tốt cũng như khả quan hơn. Hoặc như đã chia sẻ ở trên, thì các bạn cũng có thể tự tạo động lực và biết cách động viên bản thân để mang lại hiệu quả hơn.
[external_link offset=2]Chỉ số TFRC cao: Thể hiện được khả năng thiên bẩm về tiếp nhận cũng như xử lý thông tin nhanh nhạy, thậm chí là chịu được áp lực cao và làm được nhiều việc một lúc. Vốn là một lợi thế, nhưng nếu như môi trường bên ngoài không có nhiều áp lực thì bạn cũng sẽ mau quên và mất dần đi yếu tố bẩm sinh ấy. Tuy nhiên bạn vẫn có thể thực hiện theo như lời khuyên ở trên để phát huy được điểm mạnh của bản thân.
Ngoài ra các bạn cũng đừng quên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho não bộ và thực hiện theo thời gian biểu lành mạnh, đảm bảo được giấc ngủ sâu và thường xuyên vận động não bộ vận hành tốt.
5. Sinh trắc vân tay – mối liên kết với chỉ số TFRC, có thật sự quan trọng đến vậy?
Có một sự thật rằng, dù thuật ngữ TFRC vẫn còn khá mới mẻ nhưng hình ảnh các bậc phụ huynh thi nhau cho con tham gia vào các dịch vụ sinh trắc vân tay để biết được những dự đoán trong tương lai của các em. Vậy dịch vụ này sự thực là là thế nào? Có thực sự giải mã và giúp ích cho tương lai chúng ta hay không? Đó đều là những câu hỏi mà không phải ai cũng có thể đưa ra được câu trả lời đúng và chính xác nhất.
Trên thực tế thì việc khám phá những tiềm năng cũng như khả năng của não bộ thông qua chỉ số TFRC hay sinh trắc vẫn tay cũng là điều khá thú vị. Thậm chí nhiều gia đình còn cho rằng đó là điều vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục con cái. Nhất là đối với những phụ huynh chưa hiểu hết được tư duy hay khả năng tiếp nhận thông tin của con cái để đặt ra được cái đích và định hướng cho con cái được chuẩn xác hơn. Tuy nhiên, nó chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo, dự đoán, không có nghĩa nó sẽ quyết định toàn bộ tương lai của các em.
Vậy nên, nhiều phụ huynh đã cố áp đặt và tạo nhiều áp lực lên con cái theo yêu cầu cao, dựa trên kết qủa của chỉ số TFRC hay sinh trắc vân tay chỉ ra. Điều này không chỉ phản lại tác dụng, mà còn tạo ra nhiều áp lực, không hứng thú với học tập và đương nhiên khi đó kết quả học tập cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí nhiều bạn nhỏ còn cảm thấy sợ cha mẹ, thật không tốt một chút nào tới mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Vậy nên dù là muốn tốt cho tương lai của con em chúng ta cũng không nên quá áp đặt hay phụ thuộc vào chúng vào những kết quả của sinh trắc vân tay. Hãy cố gắng tạo ra môi trường học tập đúng cách và hiệu quả hơn để các em có thể duy trì cũng như phát huy được hết khả năng của mình thông qua chỉ số TFRC. Khi đó chính bạn sẽ tự khắc có được những câu trả lời chính xác cho các thắc mắc ở đầu mục.
Trên đây là những chia sẻ thực tế thì TFRC là gì? Hy vọng đã giúp các bạn có cái nhìn đúng và khoa học nhất về chỉ số TFRC – Total Fingerprint Ridge Count! Bạn có thể truy cập timviec365.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.
Từ khóa liên quan
Chuyên mục [external_footer]