Rủi ro cố hữu (Inherent risk) là gì? Yếu tố ảnh hưởng

Rủi ro cố hữu (tiếng Anh: Inherent risk) là sự nghi ngờ một số dư tài khoản nào đó trong một khoản mục, nghiệp vụ nào đó mà sai sót có thể xảy ra giả sử rằng không có một bước kiểm soát nội bộ liên quan nào.

Rủi ro cố hữu (Inherent risk) là gì? Yếu tố ảnh hưởng

[external_link_head]

Hình minh hoạ (Nguồn: cpahalltalk)

Mục lục bài viết

Rủi ro cố hữu

Khái niệm

Rủi ro cố hữu trong tiếng Anh được gọi là inherent risk.

Rủi ro cố hữu là sự nghi ngờ một số dư tài khoản nào đó trong một khoản mục, nghiệp vụ nào đó mà sai sót có thể xảy ra giả sử rằng không có một bước kiểm soát nội bộ liên quan nào. 

[external_link offset=1]

Rủi ro này liên quan đến hoạt động và ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

Yếu tố ảnh hưởng

Để đánh giá rủi ro cố hữu, kiểm toán viên dựa vào các yếu tố ảnh hưởng sau:

– Bản chất kinh doanh của khách hàng: Rủi ro cố hữu thường bị tăng lên bởi những đặc thù của ngành nghề kinh doanh mà nó có thể tạo nên những khó khăn cho kiểm toán hoặc những khoản không chắc chắn do đó có thể làm tăng những gian lận hoặc những sai sót trên báo cáo tài chính.

Ví dụ: Khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ đặc biệt khó khăn trong hoạch toán doanh thu, do đó việc kiểm toán doanh thu sẽ khó khăn hơn đối với các xí nghiệp sản xuất thông thường.

Xem thêm  Cách đóng BHXH tự nguyện, gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình tại Cổng dịch vụ công Quốc gia

– Tính trung thực của ban giám đốc: Ban giám đốc không thể xem là hoàn toàn trung thực trong mọi trường hợp. 

Khi ban giám đốc bị kiểm soát bởi một hoặc một số ít các cá nhân thiếu tính trung thực thì khả năng các báo cáo tài chính bị báo cáo sai nghiêm trọng sẽ tăng lên rất cao, do vậy việc rủi ro cố hữu được đánh giá ở mức cao.

– Kết quả các lần kiểm toán trước: Đối với tài khoản được phát hiện có sai phạm trong các lần kiểm toán của năm trước, rủi ro cố hữu được xác định ở mức cao. 

Lí do nhiều loại sai phạm có tính chất hệ thống và các đơn vị thường chậm chạp không tiến hành các biện pháp sửa chữa chúng nên các sai phạm đã xảy ra trong năm trước có thể vẫn tiếp tục xảy ra trong năm nay.

[external_link offset=2]

– Hợp đồng kiểm toán lần đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn: Trong các hợp đồng kiểm toán lần đầu, kiểm toán viên thường thiếu hiểu biết và kinh nghiệm về các sai sót của đơn vị khách hàng nên họ thường đánh giá rủi ro cố hữu cao hơn so với hợp đồng kiểm toán dài hạn.

– Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên: Các nghiệp vụ này có khả năng bị vào số sai nhiều hơn là các nghiệp vụ diễn ra hàng ngày do khách hàng thiếu kinh nghiệm trong hạch toán các nghiệp vụ đó, do đó rủi ro cố hữu đối với các tài khoản chứa các tài khoản chứa nghiệp vụ này thường được đánh giá cao.

Xem thêm  KHÔNG THỂ TÌM THẤY ĐỊA CHỈ DNS CỦA MÁY CHỦ CỦA APPS.FACEBOOK.COM.

– Các ước tính kế toán: Rủi ro cố hữu của các tài khoản phản ánh các ước tính kế toán (dự phòng các khoản phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho…) thường được đánh giá là cao vì việc vào sổ đúng đắn các khoản mục này không những đòi hỏi sự hiểu biết về bản chất các khoản mục, lí thuyết liên quan mà còn cả kinh nghiệm và sự phán xét chủ quan của người có trách nhiệm.

– Số lượng tiền của các số dư tài khoản: Các tài khoản có số dư bằng tiền lớn thường được đánh giá là rủi ro cố hữu cao hơn so với tài khoản có số dư bằng tiền nhỏ.

Do vậy kiểm toán viên cần đánh giá lần lượt các yếu tố trên và quyết định mức rủi ro cố hữu thích hợp đối với từng khoản mục trên báo cáo tài chính.

(Tài liệu tham khảo: Qui trình kiểm toán báo cáo tài chính, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

[external_footer]

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *