Nguyên nhân gây huyết áp thấp

Trong suy nghĩ của nhiều người, huyết áp cao được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó gắn liền với một số triệu chứng cấp tính nguy hiểm, còn huyết áp thấp có thể là bình thường khi người bệnh không có dấu hiệu gì bất thường. Nhưng thực tế cho thấy, huyết áp thấp làm giảm áp lực thành động mạch, giảm lưu lượng máu cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể, lúc này, đa phần người bị bệnh sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu nhất là khi thay đổi tư thế, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, học tập và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Mục lục bài viết

Cơ thể tự điều hòa huyết áp như thế nào?

Các receptor nhận cảm áp (Baroreceptors) là các tế bào thần kinh nhỏ trong động mạch gần tim giúp điều hòa huyết áp. Các thụ thể cảm nhận này sẽ là khâu trung gian truyền tín hiệu đến các cơ quan như thận, động mạch, tĩnh mạch và tim để điều chỉnh tăng hoặc giảm huyết áp khi cần thiết, vì vậy chức năng của chúng là đảm bảo duy trì đủ máu đến các cơ quan và mô của cơ thể.

[external_link_head]

– Tín hiệu nhận cảm áp đến tim: nếu huyết áp quá thấp, các thụ thể cảm nhận sẽ gửi tín hiệu tới trung tâm điều khiển tim đập nhanh hơn, kết quả là tăng lưu lượng máu và làm tăng huyết áp.

– Tín hiệu nhận cảm áp gửi đến tĩnh mạch: Nếu huyết áp quá cao, các baroreceptor gửi tín hiệu đến các tĩnh mạch để chúng giãn rộng và lưu trữ nhiều máu hơn, do đó làm giảm lượng máu về tim và hạ huyết áp. Ngược lại, các tĩnh mạch có thể co hẹp lại và tăng lượng máu về tim để nâng cao huyết áp.

– Tín hiệu nhận cảm áp gửi đến các động mạch: các thụ thể cảm nhận sẽ gửi tín hiệu đến động mạch để chúng co lại khi huyết áp thấp và giãn khi huyết áp quá cao để huyết áp trở về bình thường.

– Tín hiệu nhận cảm áp đến thận: Thận tham gia vào việc kiểm soát huyết áp bằng cách điều tiết sản xuất nước tiểu. Khi thận kéo nước nhiều sẽ làm giảm huyết áp và ngược lại, khi thận giảm lượng nước tiểu, nước duy trì trong máu thì huyết áp tăng lên. Tuy nhiên quá trình điều tiết tại thận diễn ra tương đối chậm, thời gian phải mất đến vài giờ hoặc vài ngày.

Xem thêm  🎙️ Ainhoa Moraza & Iraia Iturregi I post Athletic Club 1-1 Sporting Huelva I J22 Primera Iberdrola | Website offers tips

Tpbvsk Hồng Mạch Khang  là sản phẩm thảo dược chuyên hỗ trợ điều trị huyết áp thấp, hạ huyết áp đã được kiểm chứng lâm sàng, giúp nâng huyết áp ổn định, cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… hiệu quả tới 96.7%. Hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0877074074  để được tư vấn chi tiết về sản phẩm này.

Nguyên nhân gây huyết áp thấp từ đâu?

Nguyên nhân tại tim

Trái tim hoạt động giống như một chiếc máy bơm, cung cấp máu đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, vì vậy, những tổn thương tại tim có thể là nguyên nhân gây tình trạng huyết áp thấp.

– Rối loạn nhịp tim: Khi tim đập nhanh, huyết áp có thể giảm vì không có đủ thời gian để máu về tim lấp đầy khoảng trống giữa mỗi nhịp (huyết áp thấp tâm thu). Nhưng nếu tim đập quá chậm làm tăng thời gian trong kỳ tâm trương trong khi máu vẫn chưa được đẩy vào hệ tuần hoàn (huyết áp thấp tâm trương).

– Cơ tim bị suy yếu, mất tính đàn hồi khiến trái tim không đủ lực bơm để duy trì huyết áp và cung cấp lượng máu cần thiết cho các cơ quan.

– Các van tim luôn quy định chỉ cho máu chảy theo một hướng, nếu một trong các van tim bị hở hoặc hẹp lại thì đều làm hạ huyết áp, giảm lưu lượng máu trong các động mạch.

– Nhồi máu cơ tim, suy tim cũng có thể là lý do làm giảm lưu lượng máu gây hạ huyết áp ở nhiều bệnh nhân

[external_link offset=1]

Nguyên nhân gây huyết áp thấp

Huyết áp thấp có thể do chức năng tim kém

Nguyên nhân thần kinh gây giãn động mạch

Hệ thống thần kinh phế vị và Adrenalin trong cơ thể có tác động qua lại với nhau để điều chỉnh huyết áp. Adrenalin (epinephrin) là một chất dẫn truyền thần kinh của hệ giao cảm, khi nồng độ tăng cao sẽ gây co mạch và hỗ trợ làm tăng huyết áp. Ngược lại, Acetylcholine là chất dẫn truyền thần kinh của hệ phó giao cảm lại có vai trò làm giãn mạch máu và làm giảm huyết áp. Thông thường, hai hệ giao cảm và phó giao cảm hoạt động cân bằng nhau và duy trì huyết áp ổn định

Xem thêm  Hướng Dẫn Đổi Mật Khẩu Võ Lâm Mobile Cực Hot 2019, Hướng Dẫn Cơ Bản Tân Thủ

– Khi các dây thần kinh phế vị bị kích thích quá mức, tăng acetycholin làm mạch máu giãn rộng, không đủ máu về tim dẫn đến hạ huyết áp, giảm cung cấp máu cho não. Ngất Vasovagal là một thuật ngữ chỉ một loại ngất xảy ra liên quan đến rối loạn thần kinh phế vị, có thể gặp ở những người thường xuyên nhạy cảm với đau hoặc quá sợ khi nhìn thấy máu, thậm chí là ngất khi tiểu tiện.

– Khi bị chấn thương cột sống sẽ làm tổn thương đến hệ thống hạch thần kinh thực vật chạy dọc 2 bên đốt sống, làm mất cân bằng giữa những chất dẫn truyền thần kinh, dẫn đến giãn hầu hết những mạch máu mà nó chi phối và gây hạ huyết áp. Trường hợp chấn thương nặng có thể dẫn đến tụt huyết áp đột ngột và gây sốc, đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân thiếu thể tích máu: Chất lỏng trong các mạch máu được cấu thành từ các tế bào máu và huyết thanh (nước, yếu tố đông máu, các chất điện giải và một số hoạt chất khác).

– Mất nước, dịch cơ thể làm giảm thể tích máu gây huyết áp thấp. Một số đối tượng gặp phải tình trạng này là do ói mửa, tiêu chảy, bỏng nặng, bệnh nhân bị viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt là người già rất dễ bị mất nước

– Chảy máu do chấn thương, mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ,… làm giảm số lượng tế bào hồng cầu trong máu và dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn gây huyết áp thấp

Nguyên nhân do mang thai

Thay đổi sinh lý bình thường trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu nhu cầu máu của cơ thể tăng cao trong khi phụ nữ thường bị nghén, không ăn được nhiều gây thiếu chất, giảm thể tích máu dẫn đến tụt huyết áp.

Nguyên nhân gây huyết áp thấp

Huyết áp thấp thai kỳ là tình trạng phổ biến

Nguyên nhân do thuốc

– Thuốc lợi tiểu như hydroochlorothiazide (Hydrodiuriil), furosemiide (Lasiix),.. được sử dụng để kiểm soát huyết áp thông qua việc tăng bài tiết nước tiểu qua thận, giảm thể tích nội mạch, nếu bệnh nhân bị mất nước quá nhiều do đi tiểu sẽ gây hạ huyết áp.

Xem thêm  Lời bài hát 3107-2 – Duongg x Nâu x W/N

– Thuốc chẹn beta và chẹn kênh canxi là hai loại thuốc thường được chỉ định dùng để điều trị tăng huyết áp, tuy nhiên nó có thể làm tim đập quá chậm do đó gây tụt huyết áp.

– Các thuốc như siildenafil (Viiagra) kết hợp với niitroglycerin có thể gây giãn mạch máu và huyết áp thấp.

Nguyên nhân do nội tiết

Hormon trong cơ thể được coi là sứ giả giúp thực hiện điều chỉnh chức năng của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có huyết áp.

– Suy giáp: chức năng tuyến giáp suy giảm có thể liên quan đến huyết áp thấp

– Rối loạn chức năng tuyến yên hoặc bất thường tuyến thượng thận có thể gây sụt giảm cortiisone, aldosterol và các hormon khác trong cơ thể, ảnh hưởng đến việc điều hòa huyết áp

– Bệnh tiểu đường: đôi khi bệnh nhân bị rối loạn đường huyết, đường trong máu có lúc xuống quá thấp hoặc lên quá cao cũng có thể làm giảm huyết áp theo các cơ chế khác nhau. Người bị tiểu đường còn có thể bị rối loạn hệ thống thần kinh thực vật và gây hạ huyết áp tư thế đứng.

[external_link offset=2]

Nguyên nhân do dị ứng

Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ có thể gây giãn mạch rõ rệt và huyết áp thấp, kèm theo khó thở, khó nuốt, phát ban ngoài da,…

Nguyên nhân do nhiễm trùng huyết

Xuất phát từ việc bị nhiễm trùng vết thương ngoài da hoặc bất kỳ cơ quan nào cũng có nguy cơ nhiễm trùng máu, tình trạng này gây hạ huyết áp đột ngột (sốc nhiễm trùng).

Nguyên nhân do thiếu dinh dưỡng

Chế độ ăn hàng ngày thiếu vitamin B12, sắt, folate,.. cùng với khả năng hấp thu đường ruột kém sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu, gây thiếu máu và huyết áp thấp mạn tính.

Huyết áp thấp có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm không kém gì huyết áp cao nhưng nếu phát hiện sớm, điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh thì huyết áp thấp sẽ không còn là vấn đề lo lắng đối với sức khỏe mỗi người.

Xem thêm:

Tổng quan về huyết áp thấp

Làm sao để hết đau đầu, chóng mặt khi đứng lên

Giải pháp điều trị bệnh huyết áp thấp

DS. Hải Ngọc

Nguồn tham khảo:

http://www.emedicinehealth.com

https://www.nhlbi.nih.gov

[external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *