Mục lục bài viết
Ngưng thở khi ngủ là gì ?
Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến, nhưng có thể điều trị được. Căn bệnh này ảnh hưởng đến năng lượng sống hàng ngày của bạn, ảnh hưởng đến trí tuệ và cả sức khỏe lâu dài. Trong một số trường hợp, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Người mắc chứng Ngưng thở khi ngủ có các mô mềm trong đường thở bị sụp và làm kín đường thở trong khi ngủ. Điều này có thể do các cơ trong đường thở yếu, lưỡi lớn, béo phì, hoặc các lý do khác. Mỗi đêm, hơi thở có thể bị gián đoạn đến hàng trăm lần, khiến bạn ngáy, thở hổn hển và thậm chí thức giấc.
Khoảng 10 %
số người trưởng thành trên thế giới đang bị ngưng thở khi ngủ. Khoảng 90 % không được chẩn đoán
Young T và Cộng sự. Vấn đề dịch tễ học của bệnh Ngưng thở Tắc nghẽn khi Ngủ: Dưới góc độ y tế dân số. AJRCCM 2002; 165:0877074074
Triệu chứng là gì ?
Ngưng thở khi ngủ thường không được chẩn đoán vì các triệu chứng thường bị bỏ qua . Chúng bao gồm:
Người khác chứng kiến bạn ngưng thở
[external_link offset=1]Nghẹn hoặc thở hổn hển trong khi ngủ
Mệt mỏi quá mức vào ban ngày
Buồn ngủ trong các hoạt động thường ngày
“Lorem ipsum dolor sit amet”
Các rủi ro là gì ?
Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra những rủi ro cho sức khỏe ngắn hạn và dài hạn nếu không được điều trị , bao gồm :
- Cao huyết áp
- Nhịp tim không đều
- Bệnh tim / nhồi máu cơ tim
- Đột quỵ
- Tiểu đường loại 2
- Tai nạn giao thông và tai nạn lao động
Buồn ngủ được cho là nguyên nhân của 20% đến 25% trong tổng số các vụ tai nạn giao thông xảy ra ở châu Âu.
(Buồn ngủ khi lái xe – White Paper)
Nguy cơ đột quỵ lớn hơn gấp 3 lần ở những bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ mức độ vừa phải nhưng không được điều trị .
Goldstein và Cộng sự, Chỉ dẫn phòng chống cơ bản đột quỵ. Hướng dẫn cho các Chuyên gia Y tế đến từ Hiệp hội Tim mạch/Đột quỵ Mỹ, Tạp chí Stroke, 05/12/2010
Lợi ích của điều trị thường xuyên
Điều trị thường xuyên sẽ mang đến những lợi ích sau:
- Ít buồn ngủ vào ban ngày
- Cải thiện tâm trạng
- Cải thiện khả năng ghi nhớ và tập trung
- Ít thức giấc vào ban đêm để đi vệ sinh
- Cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống
- Giảm nguy cơ tai nạn giao thông liên quan đến buồn ngủ
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch