Xét nghiệm nước tiểu để sàng lọc, chuẩn đoán các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh về gan, thận,… Đặc biệt là một số bệnh chuyển hóa như đái tháo đường. Trong xét nghiệm, có một chỉ số gọi là KET. Vậy Chỉ số KET ( Ketone) là gì? Và có ý nghĩa như thế nào trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mục lục bài viết
Ketone là gì?
Hiểu biết về ketone để ngăn ngừa bệnh tiểu đường rất quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường
Ketone là một lớp hợp chất hữu cơ được tạo ra khi cơ thể đốt cháy chất béo để lấy năng lượng. Cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng để tạo ra năng lượng bao gồm carbohydrate, chất béo và protein. Carbohydrate sẽ được cơ thể sử dụng trước, nhưng nếu không có sẵn, cơ thể sẽ chuyển sang đốt cháy chất béo, và ketone sẽ được sản xuất vào lúc này.
Cơ thể con người chủ yếu hoạt động bằng glucose. Khi cơ thể thiếu glucose, hoặc bị tiểu đường và không có đủ insulin để giúp tế bào hấp thụ glucose, cơ thể sẽ bắt đầu phân hủy chất béo để lấy năng lượng. Ketone là sản phẩm phụ của sự phân hủy axit béo.
Nồng độ Ketone trong nước tiểu đo bằng que thử là âm tính. Trong xét nghiệm nước tiểu của thai phụ thường rất ít chỉ từ ( 2,5 – 5mg/dl)
[external_link offset=1]Ý Nghĩa của Chỉ Số KET – Vì sao phải xét nghiệm Ketone?
Việc phân hủy chất béo làm nhiên liệu và tạo ra ketone là một quá trình bình thường của cơ thể. Ở người không bị tiểu đường, insulin, glucagon và yếu tố khác ngăn không cho nồng độ ketone trong máu tăng quá cao. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ cao tích tụ trong máu. Nếu không được điều trị, người bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy cơ mắc phải tình trạng nhiễm ketone do đái tháo đường (DKA).
Ngoài ra, Ketone niệu xuất hiện khi có lượng mỡ chuyển hóa tăng lên; giảm nhập cacbonhydrat hoặc chế độ ăn nhiều giàu mỡ. Thường người bị Ketone niệu là biểu hiện của những bệnh sau:
- Tiểu đường
- Bệnh lý liên quan đến lưu trữ hay chuyển hóa Glycogen
- Tiểu đường do thận
Dấu hiệu của người bị Kenote niệu có liên quan đến chế độ ăn như nhịn đói, chế độ ăn giàu chất béo, hay nôn ói, chế độ ăn ít chất carbonhydrat,.. Ở những người không bị tiểu đường, đã có khoảng 15% người nhập viện có Ketone niệu. Triệu chứng của bệnh nhân này là thường xuấ hiện sốt trong quá trình làm việc căng thẳng, gắng sức, thần kinh quá mức.
Đối với phụ nữ mang thai, khi bị ketone niệu sẽ có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, bác sĩ phải chỉ định truyền dịch và dùng thuốc. Để giảm lượng ketone, thai phụ nên có chế độ ăn uống hợp lý, không nên bỏ bữa, nghỉ ngơi và thư giãn
>>> Xem thêm: Chế độ ăn cho người bị tiểu đường như thế nào là tốt tại đây
Khi nào nên đi xét nghiệm ketone ?
Sau khi thăm khám bác sĩ, bạn sẽ được tư vấn về thời gian và tần suất nên kiểm tra ketone. Bạn nên xét nghiệm nếu gặp phải các dấu hiệu như:
• Mệt mỏi kéo dài
• Hơi thở mùi trái cây
• Đường trong máu cao hơn 300 mg/dl
• Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa hoặc đau bụng
• Nhầm lẫn, hoặc khó suy nghĩ nhanh như bình thường
• Thường xuyên cảm thấy khát nước hoặc bị khô miệng
Đối với người bị bệnh, cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo nên kiểm tra mức độ ketone sau mỗi 4 – 6 giờ, vì bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh DKA. Đối với người vừa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nên xét nghiệm 2 lần/ngày để đảm bảo dùng liều lượng insulin chính xác.
Phòng khám chẩn đoán medic Sài Gòn cung cấp dịch vụ máy đo đường huyết phát hiện Ketone cao giúp bệnh nhân chủ động trong khám điều trị bệnh
❤️Để được tư vấn đầy đủ về các xét nghiệm tiểu đường hãy liên hệ Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn.
?Cam kết : Chính xác_ Uy tín _ Tận tâm
?Địa chỉ 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng
?Hotline: 0877074074
?Zalo: 0877074074
>>> Xem thêm: Top 5 máy đo đường huyết tốt nhất tại đây [external_footer]