Javabean là một cụm từ không còn xa lạ đối với các lập trình viên. Tuy nhiên để rõ hơn về Javabean là gì và các đặc tính về javabean, các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Javabean là gì?
Một javabean là một lớp Java được xây dựng một cách đặc biệt ở bên trong Java. Và nói được mã hóa theo JavaBeans API Specifications. Thông thường một Javabean sẽ có 3 đặc điểm về cú pháp cụ thể như sau:
- Là một public class
- Có các thuộc tính private
- Ứng với mỗi thuộc tính, lớp sẽ cung cấp một cặp phương thức setter/getter để truy cập và thao tác với giá trị của từng thuộc tính.
Để phân biệt giữa một Javabean với các lớp khác trong Java cần căn cứ vào các đặc trưng sau:
- Javabean cung cấp một constructor mặc định, không có tham số.
- Nó có thể xếp thứ tự và triển khai Serializable interface.
- Nó có thể có một số đặc tính mà có thể được đọc và được viết.
- Nó có thể có một số phương thức “getter” và “setter” cho các đặc tính.
Các đặc tính của JavaBean
Một đặc tính Javabean là một thuộc tính được đặt tên mà có thể truy cập với người sử dụng đối tượng đó. Thuộc tính này có thể là bất kỳ kiểu dữ liệu nào, bao gồm cả các lớp mà bạn định nghĩa.
Đặc tính của Javabean có thể là một trong số những đặc tính sau:
- Read
- Write
- Read-only
- Write-only
Các đặc tính này sẽ được Javabean truy cập thông qua hai phương thức sau:
Phương thức | Mô tả |
setPropertyName() | Ví dụ, nếu tên đặc tính là Name, thì tên phương thức sẽ là setName() để viết phương thức đó. Phương thức này được gọi bởi mutator. |
getPropertyName() | Ví dụ, nếu tên đặc tính là Name, thì tên phương thức sẽ là getName() để đọc đặc tính đó. Phương thức này được gọi bởi accessor |
Một thuộc tính read-only sẽ chỉ có duy nhất một phương thức getPropertyName(). Tương tư một thuộc tính write-only sẽ chỉ có duy nhất một phương thức setPropertyName().
Hướng dẫn tạo và sử dụng Javabean trong JSP
Bước 1:
Mở trình soạn thảo Java. Tiếp đến tạo mới một Java Web Project. Đặt tên cho project và chọn được dẫn thư mục chứa project.
Bước 2:
Tạo một Java class dùng để thể hiện JavaBean. Ở đây ta lấy ví dụ định nghĩa lớp và “Nhanvien”
Khai báo các properties,tiếp đến tạo ra các cặp method setter/getter.
Bước 3:
Tạo ra một trang JSP để viết mã giao hiện trong đó có sử dụng Javabean. Tiếp đến ta gọi các method của Javabean
Ở đây có thể sử dụng 1 trong 2 cách sau:
- Sử dụng JSP Scriptlets: <% %>
- Hoặc sử dụng action <jsp:useBean>
Sau đó là hiển thị kết quả trên trang JSP.
Ý nghĩa của các thẻ:
- <jsp:useBean>: Dùng để định vị hoặc tạo ra đối tượng JavaBean.
- <jsp:setProperty>: Dùng để thiết lập giá trị cho thuộc tính của JavaBean.
- <jsp:getProperty>: Dùng để get (lấy) giá trị thuộc tính của JavaBean.
Action useBean khai báo JavaBean để sử dụng trong một tệp JSP.
Sau khi được khai báo, bean trở thành một biến script có thể được truy cập bởi cả các phần tử script và các thẻ tùy chỉnh khác được sử dụng trong JSP.
Cú pháp đầy đủ cho thẻ useBean bạn có thể tham khảo:
<jsp:useBean id = “Tên Bean” scope = “Phạm vi của Bean” typeSpec/>
Giá trị cho thuộc tính scope có thể là:
- Một page
- Một request
- Một session
- Hoặc dựa trên yêu cầu của ứng dụng
Giá trị của thuộc tính id (Tên Bean) có thể là bất kỳ giá trị nào miễn là nó là một tên duy nhất trong số các khai báo useBean khác trong cùng một tệp JSP.
Bên trên Bem2 đã cung cấp các thông tin liên quan đến Javabean là gì, các đặc tính của Javabean? Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm những kiến thức cần thiết khi lập trình nhé!