Giới tính là gì? Thế nào là giới tính? Phân biệt giới và giới tính?

 Trả lời:

Khái niệm “giới” và “giới tính” được giải thích tại Điều 5 của Luật Bình đẳng giới, cụ thể là:

[external_link_head]

Giới tính là khái niệm chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.

[external_link offset=1]

– Giới là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Khái niệm giới và giới tính giúp ta phân biệt đặc điểm của phụ nữ và nam giới để hiểu rõ thực chất và cơ chế hình thành các đặc điểm đó. Sự khác nhau giữa giới tính” và “giới”được thể hiện qua các nội dung sau:

– Giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện sinh học, có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi (trừ trường hợp có sự can thiệp của y học). Ví dụ nam giới có thể làm thụ thai, phụ nữ có thể sinh con và cho con bú.

[external_link offset=2]

– Khác với giới tính, giới không mang tính bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Nói cách khác, giới được thể hiện thông qua các hành vi được hình thành từ sự dạy dỗ và thu nhận từ gia đình, cộng đồng và xã hội, là vị trí, vai trò của nam và nữ mà xã hội mong muốn, kỳ vọng ở phụ nữ và nam giới liên quan đến các đặc điểm và năng lực nhằm xác định thế nào là một người nam giới hay một phụ nữ (hoặc trẻ em trai, trẻ em gái) trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất định. Ví dụ: phụ nữ làm nội trợ, thêu thùa, chăm sóc con cái, nam giới xây dựng nhà cửa, làm kinh tế, chính trị,… Những hành vi này không phải là hành vi hay kỹ năng bẩm sinh mà do họ được xã hội, gia đình, cộng đồng dạy dỗ để làm việc đó vì xã hội cho rằng như vậy là phù hợp với thiên chức phụ nữ hoặc nam giới.

Xem thêm  Chuyển tiền liên ngân hàng mất bao lâu mới nhận được?

Việc sinh con của phụ nữ do yếu tố sinh học quy định và đó là đặc điểm giới tính. Việc phụ nữ làm nội trợ trong gia đình nhiều hơn nam giới là do quan niệm và sự phân công lao động trong xã hội tạo ra, chứ không phải là tự nhiên. Nếu như giới tính mang tính đồng nhất (ở mọi nơi trên thế giới đều giống nhau) và không thể thay đổi thì giới rất đa dạng, phong phú và có thể thay đổi ở từng quốc gia, dân tộc dưới sự tác động của các yếu tố xã hội. Ví dụ: ở một xã hội này, phụ nữ có đặc điểm là phụ thuộc vào nam giới về mặt kinh tế và chỉ là người thực hiện các quyết định do nam giới đưa ra (trong công việc gia đình thì nam giới làm chủ gia đình, quyết định mọi việc lớn của gia đình; trong công việc của đất nước, của xã hội thì nam giới thường là người đứng đầu, người lãnh đạo), nhưng ở một xã hội khác, phụ nữ là người tham gia quyết định bình đẳng cùng với nam giới các vấn đề của gia đình và cuộc sống xã hội; hoặc ở nơi này, phần lớn phụ nữ có thể làm ruộng, trồng trọt nhưng ở nơi khác phần lớn nam giới làm ruộng, trồng trọt. Do vậy, muốn có bình đẳng giới thì cần phải thay đổi quan niệm về vị trí, vai trò của phụ nữ và nam giới, chứ không phải thay đổi các đặc điểm tự nhiên. Ví dụ: việc mang thai và sinh con là đặc điểm giới tính của phụ nữ nhưng sự buồn khổ do sinh con gái và sự vui mừng do sinh con trai là do yếu tố giới gây ra (do tư tưởng trọng nam khinh nữ). Vì vậy, để bình đẳng giới, cần thay đổi tận gốc tư tưởng, quan niệm thích con trai, cho rằng con trai quan trọng và có ích hơn con gái. [external_footer]

Xem thêm  Làm sao để đăng ký Internet Banking Vietcombank trên điện thoại?
Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *