Hiểu FOB là gì là một trong những kiến thức khá căn bản với người làm xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, logistics…
Hiện nay, việc mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước diễn ra rất phổ biến. Trên thế giới đã có những bộ luật hay chính sách, áp dụng cho việc mua bán này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cả người xuất nhập khẩu và những cán bộ giám sát. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu 1 cách đầy đủ về những điều khoản này và cách thức sử dụng chúng cho đúng và hiệu quả.
Vậy FOB là gì? FOB – một điều khoản giao hàng trong Incoterms được sử dụng rộng rãi trong mua bán hàng hóa quốc tế. Khi nào thì nên dùng điều khoản này. Bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn chi tiết hơn, và để ứng dụng cho phù hợp nhất.
Trước hết, tôi muốn khái quát nhanh về thuật ngữ Incoterms.
Mục lục bài viết
INCOTERMS là gì?
INCOTERMS – International Commerce Terms: Là bộ tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.
INCOTERMS ra đời vào năm 1936, trải qua 7 lần sửa đổi vào 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010.
Incoterms có 5 vai trò quan trọng như sau:
- Là 1 bộ quy tắc nhằm hệ thống hóa các tập quán thương mại quốc tế.
- Là tiếng nói chung trong giao nhận và vận tải hàng hóa.
- Là phương tiện quan trọng để xây dựng hợp đồng ngoại thương.
- Là phương thức để xác định giá cả mua bán hàng hóa.
- Là căn cứ pháp lý trong xử lí khiếu nại và tranh chấp giữa các bên.
Incoterms 2010 là bản sửa đổi mới nhất, gồm 11 điều khoản, chia thành 4 nhóm
- Group E: EXW
- Group F: FCA, FAS, FOB
- Group C: CFR, CIF, CPT, CIP
- Group D: DAT, DAP, DDP
Trong 11 điều khoản trên thì FOB – Incoterms 2010 là một trong số vài điều khoản được dùng nhiều nhất do nó phù hợp với tập quán mua bán hàng hóa quốc tế, cũng như phù hợp với mục đích của các công ty xuất nhập khẩu, nhất là những công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay.
FOB là gì?
FOB là một thuật ngữ trong Tiếng Anh của cụm từ Free on board, theo đó người bán hàng hoàn thành trách nhiệm khi hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp.
Đây là một điều khoản giao hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế và được thể hiện trong Incoterms.
[external_link offset=1]a, FOB – Free on board – Giao hàng lên tàu
Khi sử dụng điều khoản FOB trong mua bán hàng hóa, người bán phải có trách nhiệm mang hàng từ kho người bán ra cảng, và xếp hàng lên tàu. Họ sẽ phải chịu mọi chi phí vận chuyển hàng, làm thủ tục xuất khẩu, thuế (nếu có) cũng như các chi phí phát sinh. Người mua sẽ book tàu vận chuyển hàng, chịu chi phí cước biển, làm thủ tục thông quan nhập khẩu, thuế (nếu có) cũng như các chi phí phát sinh khác, cho đến khi hàng về đến kho người mua.
Nếu hàng hóa chưa được xếp lên tàu thì trách nhiệm vẫn là của người bán, còn nếu hàng hóa đã được xếp lên tàu thì trách nhiệm sẽ thuộc về người mua.
Điểm chuyển giao rủi ro: Lan can tàu tại cảng xếp.
Vậy giá FOB bao gồm những gì?
Giá FOB là giá tại cửa khẩu bên nước người bán, đã bao gồm chi phí vận chuyển ra cảng, làm thủ tục xuất khẩu, và thuế xuất khẩu (nếu có).
Giá này không bao gồm chi phí vận chuyển đường biển, hay phí bảo hiểm đường biển.
Trong Hợp đồng thương mại cần chỉ rõ ràng và đầy đủ:
FOB + Tên cảng xếp hàng
Ví dụ: FOB Cat Lai, Vietnam
Người bán | Người mua |
|
|
Liên quan đến điều khoản FOB, còn 1 số khái niệm khác mà các bạn có thể quan tâm:
FOB SHIPPING POINT (FOB điểm giao hàng):
Shipping point – địa điểm giao hàng: Trên lan can tàu
Tại đây quyền sở hữu và trách nhiệm đối với hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa được xếp lên tàu.
Ví dụ: Công ty A tại Mỹ mua thiết bị điện tử từ công ty B tại Việt Nam, kí hợp đồng theo điều khoản FOB Shipping point. Nếu trong quá trình vận chuyển, hàng hóa bị tổn thất thì công ty A không được quyền yêu cầu công ty B giao lại hàng. Công ty B chỉ có trách nhiệm giao hàng cho người vận chuyển.
FOB DESTINATION (FOB điểm đến)
[external_link offset=2]Ngược lại, quyền sở hữu và trách nhiệm đối với hàng hóa sẽ chuyển cho người mua, khi hàng được giao đến địa điểm chỉ định trên nước người mua.
Người bán sẽ chịu trách nhiệm với hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Ví dụ: Công ty A tại Mỹ mua thiết bị điện tử từ công ty B tại Việt Nam, kí hợp đồng theo điều khoản FOB Shipping destination. Vì 1 lí do gì đó mà công ty B không giao hàng cho công ty A, thì công ty A có quyền công ty B giao lại hàng và chịu mọi trách nhiệm cho tới khi hàng được giao tới nơi an toàn.
Điều kiện này thực tế ít thấy áp dụng với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Và nếu không để ý, sẽ rất dễ nhầm lẫn với điều khoản CFR (Cost & Freight).
Phân biệt FOB và CIF
Giống nhau:
FOB và CIF là 2 điều khoản được dùng nhiều nhất hiện nay.
Điểm chuyển giao rủi ro đều là cảng xếp hàng.
Người bán có trách nhiệm làm thủ tục hải quan, người mua là thủ tục nhập khẩu.
Khác nhau:
FOB + Tên cảng xếp hàng | CIF + Tên cảng đích |
|
|
Lời kết
FOB là 1 điều khoản rất phổ biến hiện nay và nó đang ngày càng được cải tiến, nhằm phù hợp với hơn với mục đích của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Vậy là với bài viết trên, chắc các bạn đã phần nào hiểu rằng FOB là gì? Cũng như trách nhiệm của các bên khi lựa chọn điều khoản này đúng không.
Mong là bài viết sẽ hữu ích đối với tất cả các bạn!
[external_footer]