Carmen Agra Deedy: Ngày xửa ngày xưa, mẹ của tôi… | TED Talk Subtitles and Transcript | TED

Lúc tôi biết mình chuẩn bị đến đây và
phát biểu trước các bạn, tôi đã nghĩ,
“Mình phải gọi cho mẹ.”
Mẹ tôi là người phụ nữ Cuba nhỏ bé.
Bà ấy chỉ lớn cỡ đó thôi
Cao 4 feet. Cả người bà cộng lại
cũng không hơn thế
Các bạn vẫn hiểu tôi nói gì chứ?
(Cười lớn)
Tôi đã gọi cho bà.
“Xin chào, con thế nào rồi, bé yêu?”
“Chào mẹ, con muốn nói chuyện với mẹ”
“Con đang nói với mẹ đó.
Có chuyện gì?”
Con được nói chuyện
với vài người hay lắm
“Ai nói chuyện chả hay ho, trừ khi con đến
Nhà Trắng”
“Mẹ à, đừng có bắt đầu đấy!”
Và tôi nói rằng rôi sắp đến hội nghị TED
và bà ấy bảo,
“Thế thì làm sao?”
Và tôi nói, “Ôi, con không chắc.”
Tôi nói, “Con phải kể chuyện cho họ nghe
về Công nghệ, Giải trí và Thiết Kế.”
Và bà ấy nói, “À thì, con thiết kế một
câu chuyện khi con bịa ra nó,
nó mang tính giải trí khi con kể nó ra
và con sẽ dùng một chiếc mi-cro.”
(Tiếng cười)
Tôi nói, “Mẹ dễ thương quá. Bố đâu ạ?”
“Vấn đề gì? Lời vàng ý ngọc
tuôn trào từ miệng mẹ không đủ hay ho
với mày à?”
(Tiếng cười)
Rồi bố tôi nghe máy.
Bố tôi, kiểu người hoài cổ, bạn biết đấy —
một ông già Cuba ở Camaguey.
Camaguey là một tỉnh ở Cuba.
Ông ấy đến từ Florida.
Ông sinh ra vào năm 1924.
Ông lớn lên trong căn nhà sàn,
và lối kiến trúc của người Tainos,
tổ tiên Arawak của chúng tôi.
Bố tôi có lúc khôn ngoan,
vui tính kiểu quỷ quyệt,
sau đó quay ngoắt một cách sâu cay
khiến bạn nghẹt thở.
“Bố, cứu.”
“Bố nghe mẹ nói rồi. Bố nghĩ mẹ đúng đấy”
(Cười lớn)
“Sau tất cả những gì con kể với bố á?”
Bố đã ở bên tôi cả đời rồi.
Chúng tôi nói chuyện vài phút,
và bố nói,
“Sao không kể cho họ về niềm tin của con?”
Tôi cũng muốn thế, nhưng chúng ta
không có thời gian.
Kể chuyện hay là phải đẽo gọt câu chuyện
mà ai đó muốn nghe.
Câu chuyện hay là nghệ thuật
của sự buông xả.
Tôi sẽ kể các bạn nghe
một câu chuyện nhỏ.
Hãy nhớ, truyền thống này không bắt nguồn
từ màn sương cổ xưa của Avalon,
mà xưa hơn thế,
trước khi chúng ta khắc những câu chuyện
này lên giấy papyrus
hay vẽ nghuệch ngoạc lên những vách động
ẩm ướt.
Ngày xưa, chúng ta có một động lực,
một nhu cầu muốn kể chuyện.
Khi Lexus muốn bán xe cho bạn,
họ kể chuyện cho bạn nghe.
Các bạn có xem quảng cáo chưa?
Bởi vì tất cả chúng ta đều có khao khát,
một lần, chỉ một lần thôi
kể câu chuyện của mình
và được lắng nghe
Có những câu chuyện bạn kể
trên sân khấu.
Có những câu chuyện bạn có thể kể
giữa một nhóm bạn với một ít rượu ngon.
Và có những câu chuyện bạn kể vào đêm muộn
với một người bạn,
có thể chỉ một lần trong đời.
Và rồi có những câu chuyện chúng ta
thì thầm vào bóng đêm Stygian.
Tôi sẽ không kể câu chuyện đó đâu.
Tôi kể cho các bạn nghe chuyện này.
Nó tên là, “Rồi con sẽ nhớ mẹ”.
Nói về mối quan hệ giữa người với người.
Người mẹ Cuba,
mà tôi đã giới thiệu sơ với các bạn
bằng vài nét phác họa,
bà đã đến nước Mỹ cả ngàn năm trước.
Tôi sinh ra vào năm 19… không nhớ,
và tôi đến đất nước này
cùng bố mẹ sau cuộc khởi nghĩa Cuba.
Chúng tôi đã đi từ Havana, Cuba đến
Decatur, Georgia.
Và Decatur, Georgia là một thị trấn nhỏ phía Nam.
Và trong thị trấn nhỏ phía Nam đó,
tôi đã lớn lên.
và tôi đã lớn lên bằng những câu chuyện.
Nhưng chuyện này chỉ vài năm trước thôi.
Tôi đã gọi cho mẹ.
Đó là một buổi sáng thứ Bảy.
Và tôi hỏi cách làm ajiaco. Một món ăn Cuba
Nó rất ngon. Nó rất vừa miệng.
Nó khiến miệng bạn chảy đầy nước bọt –
đủ chưa? Nó khiến vùng dưới cánh tay
của bạn ướt luôn, bạn biết không?
Loại thức ăn ấy đấy, đúng rồi.
Đây là phần nhạy cảm của chương trình đấy.
Tôi gọi mẹ và mẹ nói,
“Carmen, mẹ cần con tới, xin con đấy.
Mẹ cần đến siêu thị, và bố con
con biết đấy,
trưa nào ổng cũng ngủ, và mẹ phải đi.
Mẹ có mấy việc vặt phải làm.”
Để tôi mở ngoặc đơn ở đây và nói cái này –
Esther, mẹ tôi, đã không lái xe từ lâu rồi,
trong sự nhẹ nhõm của toàn thể dân Atlanta.
Bất cứ phương tiện giao thông nào bà lái
từ khi tôi còn bé,
mọi người, mặc nhiên thu hút
những cái đèn chớp xanh.
Nhưng bà ấy đã thông thạo việc né
những chàng trai mặc áo xanh rồi,
và khi bà gặp họ, ồ,
bà ngoại giao tài tình lắm.
“Thưa bà, bà có biết mình
vừa vượt đèn đỏ không?”
(Tiếng Tây Ban Nha)
“Bà không nói tiếng Anh ạ?”
“Không”
(Cười lớn)
Và rồi thì, đi đêm lắm có ngày gặp ma,
và cuối cùng bà phải ra tòa án giao thông,
ở đó bà còn trả giá với quan tòa nữa.
Đó là một sự kiện lịch sử đấy.
Nhưng giờ bà hơn 70 tuổi rồi,
bà không lái xe nữa.
Và điều đó nghĩa là mọi thành viên
trong gia đình phải xung phong
chở bà đi nhuộm tóc, bạn biết đấy,
cái màu xanh kì dị,
hợp với bộ vét polyester của bà,
bạn biết không, giống màu Buick ấy.
Ai biết không? Được rồi.
Chọn một góc trên quần hoa bà tự thêu,
thêm mấy cái vòng nhỏ vào,
RockPorts—để làm thế này.
Đó là lí do họ gọi chúng như thế đấy.
(Cười lớn)
Đây là ấn tượng chung về bà.
Đây là người muốn tôi đến vào sáng thứ Bảy
khi tôi rất bận, nhưng chẳng mất nhiều thời gian vì
tinh thần trách nhiệm người Cuba cao lắm.
Tôi không nói chuyện chính trị đâu nhưng.
…và thế là, tôi đến nhà mẹ.
Tôi có mặt. Mẹ đang đứng ở nhà xe.
Dĩ nhiên họ có nhà xe.
Loại có cái mái gợn sóng, bạn biết đấy.
Chiếc Buick ở ngoài,
và bà ấy lúc lắc, leng keng chùm chìa khóa.
“Mẹ có bất ngờ cho con đây, bé yêu!”
“Mình đi xe của mẹ ạ?”
“Không phải mình, mẹ.”
Rồi bà móc túi, lôi ra một thứ thảm họa.
Có người đang kể chuyện. Nghệ thuật
giao tiếp. Nói với tôi thế này.
Ôi, bằng lái xe, giấy phép lái xe
hợp lệ một cách hoàn hảo.
Phát hành, rõ ràng, bởi Phòng quản lý
giao thông tỉnh Gwinnett.
Mấy thằng ngu toàn tập.
(Cười lớn)
Tôi nói “Thật hả mẹ?”
“Mẹ nghĩ thế.”
“Mẹ nhìn được nó không?”
“Chắc là phải nhìn”
“Ôi, Chúa ơi.”
Bà nhảy vào xe –
bà ngồi lên 2 quyển danh bạ.
Tôi còn chả bịa đoạn này
vì bà bé thế đấy.
Bà chế ra một cái ô để bà có thể
— bam! — sập cửa lại.
Con gái bà, là tôi đây, con ngố của làng
cầm kem ốc quế
ngay giữa trán, vẫn đứng rớt hàm ra đó.
“Đi không? Không đi sao?”
“Ôi, Chúa ơi” Tôi nói, “Được rồi.
Bố có biết mẹ lái xe không?”
“Con đùa à?”
“Thế mẹ làm thế nào?”
“Bố con thỉnh thoảng cũng phải ngủ chứ.”
Và chúng tôi bỏ lại ông bố đang ngủ
bởi tôi biết ông sẽ giết tôi
nếu tôi để bà tự đi,
và chúng tôi vào xe.
Lái ngược. Tốc độ 55km/h ra khỏi lối đi,
lái ngược.
Tôi thắt dây an toàn từ đằng trước.
Tôi kéo dây an toàn từ đằng sau.
Tôi thắt hẳn 2 nút.
Ý tôi là, miệng tôi khô như sa mạc Kalahari.
Tôi nắm chặt cửa xe.
Các bạn có hiểu tôi đang nói gì không?
Còn bà thì huýt sáo, và cuối cùng
tôi thở như kiểu
sắp đẻ ấy — bạn biết kiểu đấy không?
Chỉ có vài chị đang ừ hử, ừ, ừ, đúng rồi.
Tôi nói “Mẹ, chậm lại được không?”
Vì bây giờ bà đang đi đường cao tốc 285,
đường vành đai bao quanh Atlanta,
mà bây giờ hoàn thiện rồi —
có 7 làn, mà bà đi vào cả 7.
Tôi nói “Mẹ, chọn 1 làn thôi!”
“Họ làm đến 7 làn thì mình phải dùng hết.”
Và cứ thế bà đi, đúng vậy đấy.
Tôi không thể tin nổi bà ra ngoài một phút
mà không bị tóm lại.
Tôi nghĩ, hay mình nói chuyện.
Đây sẽ là cách đánh trống lãng đây.
Có thể nó sẽ giúp tôi thở đều.
Có lẽ cũng giúp tôi bình tĩnh lại hơn.
“Mẹ à, con biết mẹ đã bị phạt.”
“Không, không hề, con đang nói cái gì thế?”
Mẹ có bằng lái. Mẹ đã lái xe được bao lâu rồi?”
“4 5 ngày.”
“Vâng, thế mà chưa bị phạt ạ?”
“Mẹ chả có cái vé phạt nào cả.”
Tôi nói, ” Vâng, vâng, vâng, nhưng mà
thôi nào, thôi nào, thôi nào.”
“Được rồi, mẹ dừng đèn đỏ
sau đó có một ông
con biết đó, ở đằng sau.”
“Ông này mặc đồng phục có màu tương tự màu xanh ấy
và có cái mặt âm chì phải không mẹ?”
“Con không ở đó, đừng có huyên thuyên.”
“Thôi nào. Mẹ dính một vé rồi phải không?
“Không”. Bà giải thích
“Ông đó”—Tôi phải kể cái kiểu bà đã kể,
không thì thiếu sót lắm, bạn biết đấy—
“Ổng đến cạnh cửa sổ,
và ổng làm thế này,
nghĩa là ổng cũng già rồi,
con biết đấy.
Vậy là mẹ nhìn lên và mẹ nghĩ,
có khi ổng lại thấy mẹ dễ thương.”
“Mẹ, mẹ vẫn làm trò đó à?”
Nếu được thì được thôi, bé yêu
Vậy là, mẹ nói,
“Xin lỗi, tôi không nói tiếng Anh.”
Chà, con không biết đâu,
ổng từng đi Peace Corp ở Honduras.”
(Cười lớn)
Vậy là họ nói chuyện,
rồi mẹ tôi nói,
“Sau đó, con biết đấy, thế thôi.
Có thế thôi, thế là xong đấy.”
“Vâng? Cái gì ạ?”
“Ông ấy có viết vé phạt cho mẹ không?
Ông ấy không viết sao? Chuyện gì thế?”
“Không, mẹ nhìn lên thì đèn xanh rồi.”
(Cười lớn)
Có lẽ bạn sẽ phải khiếp sợ lắm đây.
Tôi không biết liệu bà có trêu tôi,
như kiểu mèo vờn chuột, mèo vờn chuột ấy –
chân trái, chân phải
chân trái, chân phải –
nhưng ngay sau đó,
chúng tôi đã đến siêu thị.
Giờ, ai cũng đi siêu thị ngày lễ rồi nhỉ, hửm?
Nói tôi nghe nào. Rồi. Rồi.
Bạn có thể nói ‘Rồi’.
Khán giả: Rồi.
Được rồi, vậy bạn biết là bây giờ
phải đi vào bãi xe địa ngục,
lạy thánh có chỗ trống liên tục
khi bạn bò vào đoàn xe rồng rắn,
sẽ có gã mở đèn phanh ngay khi
bạn trờ tới sau hắn.
Nhưng thường thì
chuyện đó chẳng xảy ra, nhỉ?
Đầu tiên tôi nói,
“Mẹ, sao mình lại ở đây?”

Xem thêm  Thông Tin Call Of Duty Modern Warfare 2019 Cấu Hình Chơi Chính Thức

“Ý con là ở trong xe?”
“Không, đừng—sao mình lại ở đây hôm nay?
Thứ Bảy mà, hôm nay là ngày lễ mà.”
“Bởi vì mẹ phải đổi đồ lót cho bố con.”
Giờ, thấy không, đây gọi là
không từ thủ đoạn đấy,

thực tình — tôi nghĩ, suy nghĩ của mẹ tôi

rối như hang thỏ vậy.
Tôi có muốn bước vào hay không, vì trừ khi
tôi có sợi chỉ của Ariadne buộc vào neo —
đủ ẩn dụ chưa?
— thì đâu đó, tôi sẽ lạc không ra được
Nhưng bạn biết rồi đấy.
(Cười lớn)
“Tại sao bây giờ
mình phải đi mua đồ lót cho bố?
Và tại sao? Đồ lót của bố bị làm sao ạ?”
“Con sẽ khó chịu đấy.”
“Con sẽ không khó chịu,.
Tại sao? Bố có gì không ổn ạ?”
“Không, không, không.
Vấn đề duy nhất là bố con bị ngốc thôi.
Mẹ bảo bố đến cửa hàng,
đó là cái lỗi đầu tiên của mẹ,
và ông ấy đi mua đồ lót,
và ông ấy mua cái kìm,
trong khi đáng lẽ phải mua
quần lót ống rộng.”
“Tại sao?”
“Mẹ đọc trên mạng. Mặc vậy sẽ vô sinh đấy.”
“Ôi, Chúa ơi!”
(Cười lớn)
Olivia? Sao? Sao?
Lúc này, chúng tôi đã bò thêm được 4 feet,
và cuối cùng mẹ nói với tôi,
“Mẹ biết mà, biết ngay mà.
Ta là dân di cư. Ta biết tìm chỗ trống.
Mẹ bảo sao nào? Ngay kia.”
Và bà chỉ qua cửa số, và tôi nhìn ra,
và cách đó ba— ba dãy,
“Nhìn kìa, thằng Chevy.”
Bạn buồn cười, nhưng bạn không biết đâu –
các bạn đã đúng hoàn toàn,
các bạn có để ý không?
Giờ hãy sửa theo hướng khác đi,
không sao đâu.
“Nhìn, thằng Chevy — hắn đi hướng này.”
“Mẹ, mẹ, mẹ, đợi, đợi, đợi đã.
Chiếc Chevy cách đó đúng 3 dãy”
Mẹ nhìn tôi, như thể
tôi vẫn là đứa con khờ dại của bà,
con ngố, cái đứa mà bà phải nói chuyện
thật chậm và rõ ràng.
“Mẹ biết, con yêu. Giờ ra khỏi xe
và đến đứng ở cái chỗ đỗ xe kia
đến khi mẹ tới nhé.”
Được rồi, tôi cần bỏ phiếu.
Thôi nào, thôi nào. Không, không.
Bao nhiêu người trong số các bạn đã từng—
dù bé dù lớn—
đứng ở chỗ đỗ xe để chờ người khác?
Thấy chưa, chúng ta
cùng hội cùng thuyền đấy.
(Cười lớn)
Vài năm trị liệu tâm lý,
chúng ta vẫn ổn.
Chúng ta vẫn ổn. Chúng ta không sao.
Thế là, tôi chống lại mẹ,
Chuyện này — bạn biết đấy, bạn nghĩ
đến tuổi này mà tôi vẫn chịu được à?
Tôi nói, “Không đâu, mẹ,
mẹ làm con xấu hổ cả đời rồi.”
Tất nhiên, bà đáp trả rằng,
“Mẹ làm con xấu hổ bao giờ?”
(Tiếng Tây Ban Nha)
Và bà vẫn nói khi bà dừng xe lại,
nhấn phanh khẩn cấp, mở cửa xe,
và với sự nhanh nhẹn đáng kinh ngạc
ở một phụ nữ tuổi bà,
bà nhảy khỏi xe, xô đổ 2 cuốn danh bạ,
rồi bà bước vòng qua —
— tay ôm cái ví Kmart rẻ tiền —
vòng ra trước cái xe.
Bà cũng có một tốc độ đáng kinh ngạc
ở tuổi đó luôn.
Trước khi tôi kịp nhận ra,
bà đã lướt qua bãi đỗ xe
và giữa những chiếc xe, những người
phía sau tôi, với ân điển
tôn giáo thường tình mà ngày lễ này
mang lại cho tất cả chúng ta, wah-wah-wah
“Tôi tới đây”. Chỉ ngữ Ý xổ ra.
Tôi lỉnh qua. Tôi đóng cửa.
Bỏ mấy cuốn danh bạ đi.
Chỗ này mới và nhanh quá đấy,
chỉ để các bạn — các bạn còn hiểu không?
Chúng ta sẽ chờ những người chậm hơn nhé.
Tôi bắt đầu,
và đây là lúc đứa trẻ lên tiếng —
sẽ mất vui nếu tôi nhắc đến nó ngay từ đầu,
bởi vì đây là đứa con kiệm lời của tôi.
Rất khúc chiết, mọi thứ đều ngắn gọn
với đứa trẻ này.
Bạn biết không, nó ăn cũng ít nữa.
Ngôn ngữ cũng là một thứ có thể chia thành
từng âm vị, bạn biết đó – chút một thôi
hmm, hmm-hmm.
Con bé mang theo một quyển sổ
và một cây bút.
Con bé có một sức mạnh to lớn.
Nó biết lắng nghe, vì đó là việc đầu tiên
mà một người kể chuyện phải làm.
Nhưng thỉnh thoảng con bé dừng lại và hỏi,
“Cái đó đánh vần thế nào ạ?
Năm nào ạ? Được rồi”
Khi con bé viết về
sự khám phá trong 20 năm,
đừng tin lời nào hết.
Nhưng đây là con gái tôi, Lauren,
cô bé tuyệt vời của tôi,
cô bé hơi tự kỷ của tôi.
Chúa phù hộ ông, bác sĩ Watson.
Con bé nói,
“Mẹ, mẹ phải xem cái này!”
Giờ, khi nhóc này nói tôi cần phải xem,
bạn biết không.
Nhưng không phải là tôi chưa nhìn thấy
hiện trường tội ác bao giờ.
Tôi lớn lên với người phụ nữ này mà.
Tôi nói, “Lauren, con biết không,
con cứ kể mẹ nghe đi. Mẹ không thể nhìn đâu.”
“Không, mẹ ơi, mẹ phải nhìn đi.”
Tôi phải nhìn. Bạn phải nhìn.
Bạn không muốn nhìn sao?
Bà ấy kia.
Tôi nhìn với sự hoang mang kính nể:
mẹ tôi đứng dạng chân, xuống tấn.
Bà cầm chặt chiếc ví Kmart rẻ tiền.
và dùng nó như vũ khí.
Bà dồn hết mọi sức lực với ý chí sắt đá
từ cá tính nhỏ bé của bà,
bằng giọng lụm khụm đó, bà nói,
“Lùi lại đi, bạn hiền!
Không, chỗ này đặt rồi nha!”
(Cười lớn)
Các bạn sẵn sàng chưa? Chuẩn bị nhé.
Tới ngay đây
“Không, con gái tôi,
nó đang ở trong chiếc Buick kia kìa.
Con yêu ơi, ngẩng lên cho người ta thấy đi.”
Ôi, Chúa ơi. Ôi, Chúa ơi.
Cuối cùng tôi cũng tới –
và giờ, đây là phía Nam.
Tôi không biết các bạn sống ở vùng nào.
Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều bí mật
thích những câu chuyện.
Chúng ta đều bí mật thích
trùm chăn và ôm gấu Boo.
Chúng ta thích cuộn tròn lại và nói,
“Kể đi, kể đi.
Thôi mà, cưng ơi, kể đi mà.”
Nhưng mà ở phía Nam,
chúng tôi thích một câu chuyện ngầu.
Mọi người dạt ra 2 bên,
Ý tôi là, họ bước ra khỏi hàng,
họ mở hòm, lôi ghế bố và nước uống ra.
Bày bàn cá cược luôn.
“Tôi bắt bà già. Chết tiệt!”
(Cười lớn)
Rồi bà dẫn tôi vào
bằng dáng đi salsa nhẹ nhàng.
Bà, cuối cùng, cũng là một người Cuba.
Tôi nghĩ, “Tăng tốc, thắng. Tăng tốc, thắng”
Làm như bạn chưa bao giờ nghĩ vậy ấy?
Phải không? Phải rồi.
Tôi lái vào. Tôi đỗ xe.
Máy vẫn nổ ầm ầm —
tôi ấy, không phải cái xe đâu.
Tôi nhảy ra cạnh bà và nói,
“Mẹ đứng yên cho con!”
“Mẹ chả đi đâu cả.”
Bà có ghế đầu trong thảm kịch Hy Lạp đấy.
Tôi bước ra, và kia là Esther.
Bà ôm chiếc ví.
“Que?” nghĩa là “cái gì”
và nhiều thứ khác nữa.
(Cười lớn)
“Mẹ, mẹ không biết xấu hổ à?”
Mọi người xung quanh
đều đang nhìn chúng tôi, đúng không?
Giờ, bạn phải bịa ra vài thứ, mọi người.
Bí quyết thương mại.
Đoán được không? Những câu chuyện này
đã được tôi đẽo gọt vài chỗ.
Vài chỗ, ở ngay đó, ngay đó.
Để ngay chỗ đó.
Bà nói với tôi thế này.
Sau khi tôi nói —
Để tôi nhắc lại —
“Mẹ không biết xấu hổ à?”
“Không. Mẹ bỏ nó cùng với quần tất rồi—
chúng nó gò bó quá”
(Cười lớn)
(Vỗ tay)
Đúng rồi, các bạn vỗ tay đi
nhưng chỉ còn 30 giây là hết chuyện đấy.
Tôi chuẩn bị nhảy dựng lên
thì có người vỗ nhẹ vai tôi.
Gan quá nhỉ.
Tôi nghĩ “Chắc là con tôi. Sao nó dám?
Con bé nhảy ra khỏi chiếc xe đó.”
Không sao, vì mẹ tôi gào lên với tôi,
tôi gào lên với nó.
Đó là một trật tự hợp lý.
(Cười lớn)
Tôi quay lại nhưng không phải là đứa nhóc
đó là một phụ nữ trẻ,
cao hơn tôi một chút, hơi xanh, mắt tò mò.
Cùng một chàng trai — người chồng, người anh,
người yêu, không phải chuyện của tôi.
Và cô ấy nói, “Xin lỗi, thưa bà” —
đó là cách chúng tôi nói chuyện dưới đó —
“Đó là mẹ chị à?”
Tôi nói, “Không, tôi chỉ đi theo
mấy già bà nhỏ nhắn ở bãi đỗ xe
xem họ có dừng lại không.
Vâng, đây là mẹ tôi!”
Chàng trai, giờ, cậu ta nói:
“À, ý của chị tôi là” —
họ nhìn nhau, ánh mắt ngầm hiểu—
“Chúa ơi, bà ấy điên quá!”
Tôi nói, (tiếng Tây Ban Nha),
và cô cậu trẻ kia nói,
“Không, không, chị ơi,
bọn em chỉ muốn biết một điều nữa thôi.”
Tôi nói, “Xem này, làm ơn,
để chị xử lí bà ấy, được chứ,
vì chị hiểu bà ấy, và tin chị đi,
bà là vũ khí nguyên tử loại nhỏ đấy,
em biết đấy,
em phải thận trọng xử lí bà thôi.”
Và cô gái nói, “Em biết, ý em là,
em thề có Chúa,
bà ấy làm bọn em nhớ tới mẹ.”
Tôi suýt đã lỡ mất.
Cậu trai quay gót sang chị.
gần như là thì thầm, “Chúa ơi, em nhớ mẹ.”
Bọn họ xoay người, sánh vai nhau bước đi,
lạc vào những mơ màng riêng.
Kí ức về một một người phụ nữ kiên rồ,
người họ may mắn được thừa kế DNA.
Và tôi quay sang Esther,
đang nhảy nhót trên đôi giày, và nói
“Con biết không, con yêu?”
“Cái gì hả mẹ?”
“Mẹ có lẽ sẽ làm con phát điên
trong khoảng 14, 15 năm nữa,
nếu con may mắn, nhưng sau đó, bé yêu,
con sẽ phải nhớ mẹ.”
(Vỗ tay)

Xem thêm  Cách định dạng ngày tháng trong Excel đơn giản dễ hiểu nhất

Xem thêm: Tổng quan về xổ số ba miền và cách xem kết quả chi tiết nhất

Source: https://bem2.vn
Category: TỔNG HỢP

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *