Độ tương phản là thông số thể hiện sự khác biệt giữa hai màu đen – trắng trên màn hình
Độ tương phản là gì, ảnh hưởng thế nào đến chất lượng trình chiếu của màn hình
Độ tương phản là gì?
[external_link_head]Sự khác biệt giữa hai màu đen – trắng trên màn hình được gọi là độ tương phản. Giữa mức đen – trắng gần nhau nhất được gọi là “step”. Trong khoảng mức sáng nhất (max level) với mức tối nhất (min level), càng có nhiều “step” thì màn hình của bạn hiển thị càng sắc nét. Tuy nhiên, không phải độ tương phản càng cao thì càng tốt, phần cuối của bài viết sẽ lý giải rõ hơn vấn đề này.
Hiện tại, chưa có tiêu chuẩn cụ thể để đo độ tương phản trên màn hình và nhà sản xuất thường làm việc này bằng cách đo độ sáng tối đa trên mỗi điểm ảnh, sau đó so sánh với chính nó, lúc không được truyền tín hiệu. Vì vậy, rất khó để kiểm chứng được thông số này và không phải lúc nào thì kết quả cũng chính xác.
Ví dụ về thông số độ tương phản: 1000:1 hay 3000:1, … Có nghĩa là điểm ảnh sáng gấp 1000 lần hay 3000 lần lúc chính điểm ảnh đó ở mức tối nhất.
[external_link offset=1]Bạn có thấy sự khác biệt giữa độ tương phản cao và thấp?
Phân loại độ tương phản: Động & tĩnh
Trong cùng một thời điểm xác định, tỉ lệ giữa 2 điểm sáng nhất và tối nhất trên màn hình được gọi là độ tương phản tĩnh (hay còn gọi là tương phản tự nhiên). Còn tương phản động lại được đo bằng cách so sánh giữa điểm tối nhất và sáng nhất mà màn hình có thể đạt được.
Có phải độ tương phản càng cao thì càng tốt?
[external_link offset=2]Tất nhiên, một màn hình có độ tương phản cao sẽ cho chất lượng hình ảnh tốt hơn những màn hình thông thường nhưng không có nghĩa là càng cao càng tốt. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, độ tương phản tĩnh đối với màn hình trong khoảng 1100:1 đến 2000:1 là đủ cho các màn hình hiện nay.
Bên trái có độ tương phản cao nên cho hình ảnh sắc nét hơn
Còn nếu bạn nhìn thấy những màn hình có độ tương phản lên đến hàng chục ngàn hay hàng triệu thì thông số này chính là tương phản động và đây chỉ là cách mà một số nhà sản xuất “tung hỏa mù” với người dùng mà thôi. Đừng quá bận tâm về nó. [external_footer]