Mạng xã hội bản địa đang “có cửa”

Bạn sung sướng chờ trong giây lát …

Mạng xã hội bản địa đang “có cửa”

Chiếm 20% – 25% “dân số” Internet, các mạng xã hội đã nhanh chóng trở thành trào lưu mới tại Việt Nam.

Mạng-xã-hội-bản-địa-đang-“có-cửa”

Tuy nhiên, sau ít năm bùng phát mạnh, xã hội ảo và những ngôi nhà ảo du nhập từ nước ngoài (Yahoo!360, MySpace…) đã bộc lộ những hạn chế bởi sự khác biệt về văn hóa, chính trị. Đây thực sự là một cơ hội cho mạng xã hội bản địa.

Những xu hướng mạng xã hội ở Châu ÁKhác với Châu Âu, mạng xã hội (MXH) ở Châu Á có sự khác biệt rõ rệt và được phân hóa theo phạm vi quốc gia mặc dù hầu hết đều được phát triển dựa trên sự kế thừa của các mạng xã hội phương Tây như Facebook, MySpace hay Friendster. Tại Nhật Bản, Mixi giành vị thế thống trị bởi biết tập trung phục vụ cá tính bận rộn của người Nhật Bản. Người Nhật thích sử dụng MXH trên di động và khi thoả mãn tốt đặc tính này, Mixi đã có gần 19 triệu thành viên, trong đó 80% người dùng Mixi trên di động. Còn ở Hàn Quốc, các MXH nhuốm hơi thở của vương quốc game online khi khi tích hợp hàng loạt các game 3D ngộ nghĩnh, vui nhộn trong các ứng dụng. Có nhiều nhân vật nổi tiếng của Hàn Quốc như Taecyeon của ban nhạc 2PM, Duk-In Joo – nhà thơ và tác giả của cuốn tiểu thuyết bestselling Meaning of meanings đã cập nhật thông tin cá nhân, lịch diễn của mình trên Cyworld. Có thể nói, định hướng phát triển của MXH tại Hàn Quốc rất phù hợp với  đặc trưng của một quốc gia có nền công nghiệp giải trí mà cả game và điện ảnh đều rất phát triển.Tại Việt Nam, một điều dễ nhận thấy trong các hoạt động của giới trẻ trên các mạng xã hội chủ yếu là kết nối bạn bè (networking) và giải trí (entertainment). Sau một số biến động như sự sa sút của Yahoo! 360 và chập chờn của Facebook các mạng xã hội hoàn toàn do người Việt phát triển đã dần xuất hiện như Vietspace, TamTay, Zingme… Tuy nhiên hầu hết các MXH tại Việt Nam hiện tại còn ở bước khởi đầu của hành trình đi tìm bản sắc Việt. Cơ hội MXH bản địaCó nhiều ý kiến cho rằng XMH Việt đều là “bản sao chưa hoàn chỉnh” của các trang “mô hình” nổi tiếng như MySpace, Flickr, Facebook hay Youtube. Tại thời điểm 2007, các nhận định này là hoàn toàn chính xác nhưng ở thời điểm hiện tại MXH đang thể hiện những thay đổi và phát triển vượt bậc. Đã có những MXH Việt có thành tựu ấn tượng. Zing Me đã “vượt mặt” Facebook và chạm mốc 5 triệu thành viên vào tháng 4.2010. Lý giải cho thành công này, ông Vương Quang Khải -Phó Tổng Giám đốc VNG – cho biết: “Chúng tôi hiểu thị trường bản địa hơn các “đại gia” nước ngoài. Các tiện ích, dịch vụ dễ dùng và hữu ích dành cho người sử dụng của Zing đều xuất phát từ những nghiên cứu nghiêm túc về thói quen sử dụng internet của người dùng bản địa”.Dù chưa có đánh giá cụ thể nhưng tiềm năng kinh doanh trên các mạng xã hội thực sự rất lớn, nhờ khả năng thay thế di động, các hình thức kết nối, quảng cáo, nghiên cứu thị trường… Vì vậy, trước sự thành công của Zing Me, các “đại gia” đã lao mạnh hơn vào đầu tư cho mạng xã hội và nội dung số. Các tên tuổi lớn như FPT, VCCorp, VTC Intecom, và Viettel… đều ít nhiều đã tham gia vào thị trường này với các sản phẩm khá phong phú, từ tán gẫu, mạng xã hội, học tập… cho đến các chương trình truyền hình số và các dịch vụ đa phương tiện khác.Và cũng không phải ngẫu nhiên, một số quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam như IDG, TechFund đã có mặt ở hầu hết các dịch vụ nội dung thông qua việc rót vốn cho các công ty nhỏ hoặc các ý tưởng có triển vọng với tham vọng tạo lập một chuỗi dịch vụ để hợp nhất cơ sở dữ liệu của cộng đồng.

Xem thêm  Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn

Không hài lòng bài viết

712 lượt xem

Hãy để lại thông tin để được tương hỗ khi thiết yếu ( Không bắt buộc ) :

Anh
Chị

Source: https://bem2.vn
Category: TỔNG HỢP

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *