Hồng nhan bạc mệnh là một thành ngữ thường xuất hiện trong thơ học và văn học. Thể hiện sự kém may mắn của người phụ nữ. Hãy cùng Bem2 tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa của thành ngữ hồng nhan bạc phận là gì nhé!
Mục lục bài viết
Hồng nhan bạc phận là gì?
Hồng nhan bạc phận hay còn gọi là hồng nhan bạc mệnh. Đây là một thành ngữ được sử dụng khá phổ biến, hay thậm chỉ sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày của người dân. Thành ngữ để ám chỉ sự kém may mắn của những người phụ nữ đẹp. Để hiểu rõ hơn của cụm này thì đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu ý nghĩa của các từ trong câu thành ngữ nói trên.
Hồng nhan không phải là từ dành cho tất cả phụ nữ. Cụm từ hồng nhan là dùng để chỉ những người phụ nữ được trời phú cho sắc đẹp. Không chỉ vẽ đẹp bên ngoài, hồng nhan còn có thêm điều kiện khác đó là chất chứa sự tài hoa, trí tuệ. Chỉ đẹp mà không có tài thì không được cho rằng là hồng nhan. Những người phụ nữ hồng nhan này khiến cho thế gian say đắm, mê mệt.
Cụm bạc phận là chỉ số phận mỏng manh. Bạc phận này thường thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như
- Yểu mệnh
- Sự nghiệp không lâu bền
- Phiêu bạt giang hồ làm ca kỹ
- Kiếp làm lẽ mọn
- Quá phụ
Thành ngữ đồng nghĩa với hồng nhan bạc phận là gì?
Ngoài cùm hồng nhan bạc phận này thì cũng có một số cụm từ khác có ý nghĩa tương tự như:
- Hồng nhanh thiển bạc
- Mệnh bạc như hoa
- Giai nhân bạc mệnh
- Mỹ nhân bạc mệnh
Tuy nhiên các thành ngữ đồng nghĩa trên không được sử dụng phổ biến so với thành ngữ hồng nhan bạc phận.
Các phận hồng nhan bạc phận
Thúy Kiều
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
“Truyện Kiều” – Nguyễn Du
Một nhân vật điển hình cho thành ngữ hồng nhan phận trong nền văn học Việt Nam không ai khác đó chính là nàng Kiều. Với một vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” đến mức “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”.
Nhưng nàng Kiều lại mang số phận đầy chông gai và ngang trái. Từ bán mình chuộc cha, bị bắt làm gái lầu xanh. Rồi kết thúc cuộc đời của mình bằng cách gieo mình xuống sông Tiền Đường để tự vẫn. Cuộc đời của Thúy Kiều chính là minh chứng rõ nhất cho thành ngữ “Hồng nhan bạc phận này”.
Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc
Ở Việt Nam thì có Thúy Kiều, ở Trung Quốc thì có tứ đại Mỹ nhân. Hồng nhan bạc mệnh cũng đang chỉ đến số phận của tứ đại mỹ nhân Trung Quốc từ Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền cho đến Dương Quý Phi.
Số phận của bốn đại mỹ nói trên cũng đầy trắc trở không kém so với nàng Kiều. Nàng mỹ nhân Tây Thi với số bị bị thả trôi sông. Đau lòng cho nàng Vương Chiêu Quân có vẻ đẹp của say đắm lòng người lại dùng thuốc độc để kết liễu cho cuộc đời của mình. Bởi lý do không thể chịu được sử nhục nhã khi phải gả liên tiếp cho nhiều người.
Tiếp đến là Điêu Thuyền, với sức hút say đắm các bậc anh hùng thời đó như Lữ Bố, Đổng Trác. Tuy nhiên Điêu Thuyền cũng không thể thoát khỏi cảnh hy sinh cho cuộc đấu tranh chính trị. Và cuối cùng Điêu Thuyền cũng xuất gia làm ni cô.
Cuối cùng trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc đó là Dương Quý Phi. Với vẻ đẹp khiến hoa đều rũ héo vì hổ thẹn. Nhưng vẫn không tránh khỏi mệnh bị vua ban chết. Lúc chết nàng chỉ mới 38 tuổi. Chưa kể đến, thi thể của nàng chỉ được chôn vội ven đường.
Có thể thấy được các mỹ nhân từ Việt Nam cho đến Trung Quốc đều mang chung số mệnh đó chính là hồng nhan bạc phận. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu được ý nghĩa của thành ngữ hồng nhan bạc phận là gì? Và từ đó có thể sử dụng thành ngữ này một cách hợp lý.