Xu hướng tiêu dùng cận biên (Marginal Propensity to Consume – MPC) là gì?

Xu hướng tiêu dùng cận biên (tiếng Anh: Marginal Propensity to Consume, viết tắt: MPC) là lượng tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm một đơn vị.

Xu hướng tiêu dùng cận biên (Marginal Propensity to Consume - MPC) là gì?

[external_link_head]

Hình minh họa. Nguồn awn

Mục lục bài viết

Xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC)

Định nghĩa

Xu hướng tiêu dùng cận biên trong tiếng Anh gọi là Marginal Propensity to Consume, viết tắt là MPC. Xu hướng tiêu dùng cận biên là lượng tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm một đơn vị.

Các thuật ngữ liên quan

Tiêu dùng là toàn bộ chi tiêu của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.

Hàm tiêu dùng (Consumption Function) là hàm phản ánh mối quan hệ giữa mức chi tiêu tiêu dùng với mức thu nhập khả dụng.

[external_link offset=1]

Công thức xác định

Xu hướng tiêu dùng cận biên được xác định dựa trên Lí thuyết tiêu dùng vĩ mô của Keynes được tóm tắt trong quy luật mà ông gọi là “Qui luật tâm lí cơ bản”

Nội dung của qui luật: ” Khi thu nhập tăng, tiêu dùng cũng tăng nhưng tăng ít hơn”.

Nếu ta kí hiệu

ΔC là biến động của mức tiêu dùng trong kì

ΔY là biến động của thu nhập trong kì

Khi đó (ΔC/ΔY ) = MPC

Đặc trưng

– Xu hướng tiêu dùng cận biên luôn năm trong khoảng từ 0 đến 1 hay 0 < MPC < 1 (vì C và Y cùng tăng nhưng C tăng chậm hơn Y)

Xem thêm  Máy tính không xem được YouTube - Nguyên nhân và cách khắc phục - https://bem2.vn

– Xu hướng tiêu dùng cận biên chính là độ dốc của hàm tiêu dùng.

Ví dụ

Xu hướng tiêu dùng cận biên (Marginal Propensity to Consume - MPC) là gì?

Nguồn: Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

[external_link offset=2]

Trong hàm tiêu dùng giả định được minh họa trong Hình 19.5, xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,9.

Điều này chỉ ra rằng: khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 tỉ đồng, thì tổng tiêu dùng tăng thêm 900 triệu đồng. 

Độ dốc của đường tổng tiêu dùng cung cấp cho chúng ta một thông tin quan trọng. Nó chỉ ra tổng tiêu dùng (dọc theo trục tung) tăng thêm bao nhiêu với mỗi đơn vị thu nhập khả dụng (dọc theo trục hoành) tăng thêm.

Nói một cách khác, độ dốc của hàm tiêu dùng chính là xu hướng tiêu dùng cận biên.

Trong hình 19.5, thực tế là tiêu dùng tăng khi thu nhập tăng được phản ánh bằng một đường tiêu dùng dốc lên. Xu hướng tiêu dùng cận biên càng lớn thì đường tiêu dùng càng dốc.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân) [external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *