Xét nghiệm Prothrombin

Bài viết được viết bởi ThS. Lê Thị Na – Bác sĩ Huyết học – Khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Xét nghiệm Prothrombin là xét nghiệm quan trọng giúp phát hiện ra những bất thường đông máu ở giai đoạn huyết tương. Vậy khi nào thì bệnh nhân cần làm xét nghiệm máu này? Ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm này ra sao?

[external_link_head]

Đông máu là quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể người, khi có thành mạch bị tổn thương nhưng cũng có thể là bất thường (không phải sinh lý) khi có tác động (nhiễm trùng, ung thư,…) gây mất cân bằng hệ thống đông máu – chống đông máu. Xét nghiệm Prothrombin (PT) là một trong những xét nghiệm quan trọng giúp phát hiện ra bất thường đông máu ở giai đoạn huyết tương.

Xét nghiệm PT có thể thực hiện bằng phương pháp thủ công, bằng thiết bị bán tự động hoặc tự động. Hiện nay, các thế hệ thiết bị tự động được sử dụng khá phổ biến. Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có 02 hệ thống thiết bị tự động để thực hiện xét nghiệm này với nguyên lý đo quang và điện từ, có khả năng xét nghiệm nhanh, công suất lớn, kết quả chính xác với cả mẫu máu tăng độ đục huyết tương do bệnh lý như tăng mỡ máu, tăng bilirubin máu; huyết tương đục do lấy máu sau ăn.

Xem thêm  Hướng dẫn sửa lỗi không vào được App Store trên iPhone của bạn - https://bem2.vn
[external_link offset=1]

Xét nghiệm cầm máu, đông máu nói chung, trong đó có PT rất dễ bị sai số do các yếu tố ảnh hưởng. Vì vậy cần tuân thủ quy định quản lý chất lượng nghiêm túc. Tại bệnh viện Vinmec Times City, xét nghiệm PT đã đạt chuẩn ISO15189:2012 từ năm 2016, hiện đang xây dựng chuẩn CAP (College of American Pathologists).

Xét nghiệm Prothrombin

Xét nghiệm Prothrombin giúp phát hiện ra những bất thường đông máu

Mục lục bài viết

1. Khi nào cần làm xét nghiệm gen đông máu?

  • Dự phòng: Xét nghiệm PT được thực hiện trước khi phẫu thuật, thủ thuật để sàng lọc bất thường về đông máu nhằm đảm bảo an toàn phẫu thuật, thủ thuật.
  • Theo dõi điều trị: Xét nghiệm PT (INR) được thực hiện định kỳ ở người dùng thuốc chống đông máu kháng vitamin K để điều chỉnh liều thuốc nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị mong muốn; đồng thời đảm bảo không xảy ra chảy máu do dùng thuốc.
  • Chẩn đoán bệnh: Xét nghiệm PT được chỉ định khi có nguy cơ, báo hiệu chỉ điểm rối loạn giảm đông máu (Bầm tím, chảy máu dưới da, chảy máu niêm mạc, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc số lượng kinh nhiều, đi tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu, viêm khớp do chảy máu vào khớp, thiếu máu mạn tính, bệnh gan, …) hoặc có nguy, biểu hiện tăng đông, tắc mạch.

2. Các lưu ý khi xét nghiệm PT

Trường hợp không cấp cứu, lấy máu vào buổi sáng sớm, nhịn ăn, không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích trước khi lấy máu 12 giờ. Việc nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm rất quan trọng đối với các phòng xét nghiệm không có thiết bị xét nghiệm PT bằng nguyên lý điện từ (tức là chỉ có thiết bị đo quang).

Trường hợp cấp cứu, lấy máu khi cần.

Xét nghiệm Prothrombin

Người bệnh cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật

3. Ý nghĩa lâm sàng xét nghiệm PT

  • Kết quả xét nghiệm PT có 03 cách biểu thị: PTs (đơn vị giây); PT% (tỷ lệ prothrombin tính theo % so với mẫu chứng) và PTINR (International Normalized Ratio). Về nguyên tắc, kết quả PTs và PT% có thể khác nhau giữa các phòng xét nghiệm, nhưng với PTINR, nếu các phòng xét nghiệm tuân thủ nghiêm túc quy trình quản lý chất lượng thì không khác biệt.
  • Đối chiếu với khoảng tham chiếu sinh học, có thể biết kết quả xét nghiệm PT bình thường hay bất thường. Tuy nhiên, để biện luận chẩn đoán hay đánh giá mức độ nguy cơ do PT bất thường thì cần bác sĩ, căn cứ vào kết quả PT hoặc kết hợp với các thông tin trong báo cáo y tế của người bệnh để phiên giải kết quả xét nghiệm.
  • PTs kéo dài (tương ứng với PT% giảm, PTINR tăng) là báo động giảm hoạt tính của một hoặc nhiều yếu tố đông máu ( I, II, V, VII, X). Nguyên nhân thường do thiếu vitamin K, bệnh gan, bệnh lý rối loạn đông máu mắc phải,…hoặc do dùng một số thuốc, đặc biệt là thuốc chống đông kháng vitamin K.
  • PTs giảm (tương ứng với PT% tăng, PTINR giảm) là báo động tăng đông.
  • Riêng PTINR được sử dụng theo dõi, điều chỉnh thuốc chống đông kháng vitamin K.

Đông máu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến phác đồ điều trị của nhiều loại bệnh khác, đặc biệt là những trường hợp cần phẫu thuật. Để sớm phát hiện ra những bất thường về đông máu, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu.

[external_link offset=2]

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

  • Gói khám sức khỏe tổng quát kim cương
  • Gói khám sức khỏe tổng quát Vip
  • Gói khám sức khỏe tổng quát đặc biệt
  • Gói khám sức khỏe tổng quát toàn diện
  • Gói khám sức khỏe tổng quát tiêu chuẩn

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Khách hàng có thể gọi đến hotline hoặc đăng ký tư vấn trực tuyến với Vinmec TẠI ĐÂY.

[external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *