Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7

Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 đích thị là một bức tranh cổ tích, tuy đẹp nhưng buồn. “Người bố vì đứa con mà trở thành kẻ ngốc, đứa con vì bố mà trở nên trưởng thành.” Người bố trước khi chết vẫn chỉ mong con gái có cha mẹ nuôi mới, được sống hạnh phúc, được đi học, được chăm sóc thật tốt và lớn lên như những đứa khác; người con vẫn không ngừng tìm kiếm bằng chứng để đòi công lý cho bố trong suốt 15 năm dù khi bản án tử hình xảy ra cô mới chỉ là đứa bé 8 tuổi. Khinh khí cầu của 15 năm trước đã

Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 đích thị là một bức tranh cổ tích, tuy đẹp nhưng buồn. “Người bố vì đứa con mà trở thành kẻ ngốc, đứa con vì bố mà trở nên trưởng thành.” Người bố trước khi chết vẫn chỉ mong con gái có cha mẹ nuôi mới, được sống hạnh phúc, được đi học, được chăm sóc thật tốt và lớn lên như những đứa khác; người con vẫn không ngừng tìm kiếm bằng chứng để đòi công lý cho bố trong suốt 15 năm dù khi bản án tử hình xảy ra cô mới chỉ là đứa bé 8 tuổi. Khinh khí cầu của 15 năm trước đã bay lên nhưng lại mắc kẹt bên bức tường nhà giam, cũng như điều ước về công lý bị chặn lại bởi tiếng nói và quyền lực của những kẻ mạnh, thì 15 năm sau, dù muộn nhưng Ye Seung đã phần nào tìm lại được công lý cho người bố đáng thương ấy dù cho đó chỉ là phiên tòa tập sự.

Xem thêm  Cách tạo danh mục tài liệu tham khảo có trích dẫn trong Microsoft Word

Tình cảm của hai bố con sẽ không được đẩy cao trào nếu thiếu những người tù nhân trong phòng giam số 7- những người bước ra từ truyện cổ tích. Ngày trước, khi đọc cuốn sách Yêu người tử tù của Gong Jiyoung, mình đã khóc trước hình ảnh kẻ giết người Yoon Soo rơi nước mắt kể về cuộc đời mình. Câu chuyện ấy đã giúp mình thấy một khía cạnh khác về những người tù nhân, rằng rất nhiều trong những người bị coi như tận cùng xã hội ấy đã phải trải qua một cú sốc tinh thần rất lớn, chịu đựng những vết thương rất sâu về tinh thần, họ cũng có những hỉ nộ ái ố, cũng biết hờn dỗi thương yêu. Và cuốn sách này đã một lần nữa cho mình sống lại những cảm xúc ấy, nhưng xuất sắc hơn. Trong phòng giam số 7 ấy không hề tồn tại tội ác hay lỗi lầm của những người tù nhân, thay vào đó là tình yêu thương lớn lao giữa người với người. Những người tưởng chừng xấu xa đó tình nguyện để một đứa bé cưỡi trên lưng, tình nguyện ngồi yên để đứa bé ấy vẽ lên người, tình nguyện để đứa bé ấy dạy chữ, tình nguyện san sẻ bát cơm của mình cho đứa bé ấy; những người tưởng chừng xấu xa đó đã phải nghiến chặt răng để không khóc khi chứng kiến cảnh chia xa của hai cha con Yong Goo và Ye Seung; cũng chính những người tưởng chừng xấu xa đó lại đồng lòng đi tìm công lý cho kẻ thiểu năng trí tuệ như Yong Goo. “Những người chú thú vị nhất trong đời mình”, đó chính là cảm nhận của cô bé Ye Seung về những người tù nhân trong phòng giam số 7 ấy, thể hiện tình yêu thương của cô bé dành cho những người bạn sống chung phòng với bố.

Xem thêm  Không nhớ số GPLX thì phải làm sao, cách tra cứu số giấy phép lái xe chính xác nhất

Một nhân vật nữa mà mình vô cùng thích đó là đội trưởng Min Hwan- người đại diện cho công lý, cho tình yêu thương, cho sự thấu cảm lớn lao trong câu chuyện này. Anh tạo cơ hội cho Ye Seung vào trại giam gặp bố, anh tìm bằng chứng và thuyết phục luật sư bảo vệ cho Yong Goo, anh đến nhờ cô giáo để Ye Seung và các bạn đến ủng hộ Yong Goo, rồi anh nhận nuôi và đã chăm sóc Ye Seung nên người. Anh chứng kiến và bị khuất phục hoàn toàn trước tình yêu to lớn của Yong Goo và Ye Seung hơn ai hết bởi anh đã từng trải qua cảm giác mất đứa con ruột thịt của mình. Người đội trưởng đó đã không vì quyền lực mà im lặng, ngược lại anh dám lên tiếng và hành động để đấu tranh cho lẽ phải, hành trình đi tìm công lý bảo vệ cho Yong Goo ấy dù khó khăn nhưng anh vẫn không từ bỏ. Hiện tại phũ phàng nhưng tình yêu thương của anh đã bảo vệ được Ye Seung nhỏ bé.

…more

Source: https://bem2.vn
Category: TỔNG HỢP

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *