Xe số tự động là gì? So sánh ưu nhược điểm của xe số tự động và xe số sàn

Xe số tự động là gì?

Xe số tự động là gì? So sánh ưu nhược điểm của xe số tự động và xe số sàn

[external_link_head]

Mục lục bài viết

Xe số tự động là gì? So sánh ưu nhược điểm của xe số tự động và xe số sàn

Trước khi tìm hiểu sâu về xe số tự động, chúng ta cần hiểu định nghĩa xe số tự động là gì? 

Xe số tự động còn được hiểu là xe sử dụng hộp số AT, loại hộp số này có tính tối ưu tự sang số phù hợp với điều kiện vận hành của xe, giúp người lái giảm bớt một số thao tác, tập trung cho việc quan sát lái xe và xử lý tình huống.

Hiện nay, hầu hết các dòng xe ô tô mới, đặc biệt là các phiên bản cao cấp thường được nhà sản xuất trang bị cho sử dụng hộp số tự động. Thông thường xe số tự động thường có từ 5-7 cấp, số cấp càng cao càng mang lại khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt cho xe.

Những vị trí cơ bản của cần số tự động

Xe số tự động là gì? So sánh ưu nhược điểm của xe số tự động và xe số sàn

Các ký hiệu trên cần số tự động

Vị trí P – Parking: Đỗ xe và khởi động

Vị trí P trên cần số được sử dụng khi đỗ xe hoặc khởi động động cơ. Trường hợp cần số đang ở vị trí khác xe sẽ không khởi động hoặc rút chìa khoá điện được. Cần số chỉ chuyển về P khi xe đã dừng hẳn, tài xế có thể kéo phanh tay để đảm bảo độ an toàn hơn trước khi xuống xe.

Vị trí R – Reverse: Số lùi

Số lùi được sử dụng khi cần lùi xe, người điều khiển phương tiện cần chú ý duy trì tốc độ thật chậm, không sử dụng số lùi khi xe chưa dừng hẳn, có thể đạp phanh chân để tăng độ an toàn.

Xem thêm  Trích Dẫn Hay Nhất Trong Tiểu Thuyết Ngôn Tình

Vị trí N – Neutral: Vị trí trung gian

[external_link offset=1]

Ở vị trí này, động cơ xe sẽ hoạt động với chế độ không tải (tức công suất sẽ không truyền đến các bánh xe). Số N chỉ dùng khi kéo, đẩy xe hoặc trường hợp bảo dưỡng, sửa chữa xe.

Vị trí D – Drive: Vị trí lái xe

Vị trí này thường xuyên được sử dụng khi xe vận hành. Khi người lái nhả chân phanh từ từ, xe sẽ dịch chuyển về phía trước và sẽ tăng tốc khi nhấn chân ga.

Vị trí M – Manual: Số cơ, số tay hoặc số bán tự động

Xe vận hành ở số này cũng tương tự như hộp số thường, cho phép xe có thể chuyển số linh hoạt, các số tiến có thể chọn khi đang đỗ hoặc đang chuyển động. Người lái có thể kết hợp với các nút + (tăng) hoặc – (giảm) để điều chỉnh số tương tự như xe số sàn.

Vị trí L- Low: Số thấp

Tuỳ vào từng loại xe mà vị trí L cho phép xe có thể cho về 2, sau đó chuyển về L hoặc cũng có xe bắt buộc chuyển từ 3, 2 rồi mới về đến vị trí L.

So sánh xe số tự động và xe số sàn

Xe số tự động là gì? So sánh ưu nhược điểm của xe số tự động và xe số sàn

Cần số tự động và cần số sàn

Yếu tố so sánhXe số tự độngXe số sàn
Cách thức vận hành♦ Hệ thống cơ khí tự động điều khiển hệ thống ly hợp (côn)♦ Người lái tự phải điều khiển hệ thống ly hợp (côn)
Phân biệt vị trí bàn đạp ngắt ly hợp 

♦ Có 2 bàn đạp gồm: chân ga và chân phanh.

♦ Tài xế dùng chân phải điều khiển 2 bàn đạp này, chân trái không sử dụng.

♦ Có 3 bàn đạp gồm: côn, phanh, ga

♦ Tài xế dùng cả 2 chân khi lái xe: chân phải đạp phanh/ga, chân trái đạp côn.

Ưu điểm

♦ Dễ sử dụng do các việc như ngắt ly hợp, lựa chọn cấp số đều do hệ thống cơ khí và điện tử điều khiển.

♦ Không có chân côn => người lái không sợ xe chết máy, giật cục khi ra côn gấp và không cần để ý đi số nào với tốc độ bao nhiêu

♦ Tiết kiệm nhiên liệu rất tốt trong thành phố.

♦ Chạy bốc hơn: số sàn đáp ứng hầu như tức thời yêu cầu về sự thay đổi lực kéo và tốc độ.

♦ Tiết kiệm nhiên liệu khi chạy đường trường.

♦ Giá xe rẻ hơn xe số tự động, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thấp do cấu tạo hộp số đơn giản.

[external_link offset=2]
Nhược điểm

♦ Nhiều người dễ đạp nhầm chân ga và chân phanh trong tình huống bất ngờ rất nguy hiểm.

♦ Giá xe đắt, chi phí bảo dưỡng cao hơn xe số sàn do cấu tạo phức tạp.

♦ Tạo cảm giác nhàm chán, khiến người lái phụ thuộc nhiều vào công nghệ.

♦ Vượt đèo nguy hiểm do phanh xe số tự động không hiệu quả bằng xe số sàn.

♦ Trong điều kiện chạy đường trường thường tốn nhiên liệu do cấu tạo hộp số phức tạp và mọi thứ được lập trình sẵn khiến vòng tua máy cao.

♦ Lái mới khó làm quen, sử dụng thành thục xe số sàn khiến xe thường xuyên chết máy.

♦ Phải thực hiện nhiều thao tác khiến người lái mệt mỏi, đặc biệt khi chạy trong thành phố đông đúc.

♦ Người không thường xuyên sử dụng xe số sàn sẽ lúng túng, khó điều khiển, nguy cơ đến độ an toàn khi lái xe.

Như vậy có thể thấy dù là xe số sàn hay xe số tự động đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Do đó chúng ta cần dựa vào những tiêu chí ưu tiên hàng đầu của bản thân để lựa chọn mua xe loại nào cho phù hợp và dễ sử dụng nhất.

Các chuyên gia tư vấn của Oto.com.vn khuyên rằng, những người có sức khoẻ không tốt về xương khớp, hay chị em phụ nữ thì nên chọn mua xe số tự động để việc lái xe nhàn hơn, không tạo cảm giác bị áp lực, vất vả mỗi khi điều khiển. Trong khi đó, cánh đàn ông mê tốc độ có thể sử dụng xe số sàn để tạo trải nghiệm cám giác mạnh hoặc trau dồi kỹ năng lái xe mỗi ngày.

Có không ít người thắc mắc xe số sàn và số tự động thì loại nào an toàn hơn? Tuy nhiên, vấn đề lái xe an toàn còn phụ thuộc vào người lái, hộp số chỉ một phần hỗ trợ trong việc giúp xe vận hành được. Vì vậy, bất cứ ai khi đã cầm vô-lăng cần hết sức tập trung lái xe, thường xuyên luyện tập kỹ năng lái và xử lý tình huống tránh trường hợp không may tai nạn xảy ra.

(Nguồn ảnh: Internet) [external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *