WTP là gì? Phân Tích Chi Phí Lợi Ích (CBA), Sự Sẳn Lòng Trả (WTP) Và Tổn Thất Vô Ích (DWL)


Quan hệ giữa đường cầu D, CS và WTP

Thặng dư tiêu dùng CS (consumer surplus) là một trong những khái niệm căn bản nhất được dùng trong phân tích chi phí và lợi ích (CBA) nhằm đánh giá những tác động.

[external_link_head]

Phân tích lợi ích (Cost–benefit analysis) là gì?

Theo Frances Perkins (1994): CBA là phân tích mở rộng của phân tích tài chính, được sử dụng chủ yếu bởi các chính phủ và cơ quan quốc tế để xem xét một dự án hay chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không.

Boardman (2001) cũng giải thích: CBA là một phương pháp đánh giá chính sách, trong đó giá trị của tất cả các kết quả chính sách đối với mọi thành viên trong xã hội nói chung được lượng hóa bằng tiền. Lợi ích xã hội ròng là thước đo giá trị của chính sách. Như vậy, có thể hiểu CBA là một phương pháp thường được tiến hành trong quá trình ra quyết định nên chấp nhận hay loại bỏ một chính sách kinh tế – xã hội dựa trên tính hiệu quả của nó, hoặc quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các chính sách có tính chất loại trừ lẫn nhau, ví dụ: do ngân sách bị hạn chế, một địa phương có thể chỉ được chọn một

trong hai chính sách: hoặc miễn phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, hoặc miễn toàn bộ học phí cho trẻ em dưới 12 tuổi đang học tại các trường công lập tại địa phương; đây là hai chính sách loại trừ nhau.

Sự sẳn lòng trả (Willingness to pay (WTP) là mức giá tối đa, bằng hoặc dưới mà một người tiêu dùng chắc chắn sẻ mua một đơn vị sản phẩm.

Theo quan điểm ưu tiên trong việc sử dụng hàng hóa sản phẩm, người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền trong bối cảnh nhạy cảm. WTP là giá tối đa của người tiêu dùng đối với một sản phẩm phụ thuộc vào bối cảnh quyết định cụ thể. Ví dụ, người tiêu dùng có xu hướng sẵn sàng trả nhiều hơn cho một loại nước giải khát tại một khu nghỉ mát khách sạn sang trọng so với một quán nước trên bãi biển hoặc một cửa hàng bán lẻ ở địa phương.

Xem thêm  ‎Quản lý lịch làm việc Đơn giản
Phân Tích Chi Phí Lợi Ích (CBA), Sự Sẳn Lòng Trả (WTP) Và Tổn Thất Vô Ích (DWL)
H1-  Quan hệ cung-cầu -thặng dư của người tiêu dùng và thặng dư của người sản xuất.

Trong H1, Chúng ta nhận thấy rằng ở điểm giá và sản lượng cân bằng (free market equilibrium). Chúng ta không có tổn thất vô ích (DWL), nhưng nếu có một trong những yếu tố tác động, chẳng hạn như: giá trần, giá sàn, thuế… thì thị trường sẻ phát sinh tổn thất vô ích (Deadweightt Loss).


Phân tích chi tiết:

H2 – Giá sẳn lòng trả (WTP)

Giá sẳn lòng trả

[external_link offset=1]

Tổng giá sẳn lòng trả (∑WTP) là diện tích dưới đường cầu (D), phía trái sản lượng Q* và trục tung.

H3 – Thặng dư tiêu dùng (CS)

Thặng dư tiêu dùng (CS)

Chênh lệch giữa WTP và khoảng phải trả thật sự (P*Q) là phần thặng dư tiêu dùng CS (H3)

Thặng dư người tiêu dùng = số tiền họ sẵn sàng trả cho một loại hàng hóa – số tiền họ thực sự trả.













H4 –  Tiêu dùng tăng thêm (∆CS)



H4- Khi giá giảm từ P₁ → P* => Lượng cầu tăng từ Q₁ → Q*. Lúc này, thặng dư tiêu dùng thay đổi trong hình thang P1ABP* gồm 2 phần:

– Hình chử nhật P1ACP* là do giá rẻ hơn

– Tam giác ACB là do tiêu dùng tăng thêm (∆CS)

Ngược lại:

H5

H5 – Nếu giá tăng từ P* → P₂, Lượng cầu sẻ giảm từ Q* → Q₂.

Thặng dư tiêu dùng giảm) trong hình thang P₂ABP* bao gồm 2 phần:

– Hình chử nhật P₂ACP* là do giá cao hơn

– Tam giác ACB là phần tổn thất tiêu dùng (DWL)

Xem thêm  Định Nghĩa Của Nemo Là Gì – 30 Tên Tiếng Anh Hay Nhất Dành Cho Bé Trai

Tổn thất vô ích (Deadweight loss – DWL) là gì?

Tổn thất vô ích là giá của sự mất mát mà xã hội buộc phải nhận lấy do sự kém hiệu quả của thị trường. Chủ yếu được sử dụng trong kinh tế. Tổn thất vô ích chính là nguyên nhân của việc sử dụng không hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực.Chẳng hạn

: Giá trần, áp dụng cho việc kiểm soát giá cả và sự vay mượn; Giá sàn, áp dụng cho mức lương tối thiểu và luật tiền lương tối thiểu (tiền công thấp nhất cho người nào đó đủ điều kiện để có một mức sống trung bình.) và Thuế, tất cả những điều này có thể gây ra tổn thất cho xã hội.

                                                                    

Giá tăng do thuế (T)

H6- Giá tăng do thuế

T = P3 – P*

Giá tăng → Lượng cầu giảm từ Q* → Q₃

Doanh thu thuế: (P₃ – P*)*0Q₃

Tam giác ACB là phần tổn thất

[external_link offset=2]



Thặng dư sản xuất (PS)

H7 – Thặng dư sản xuất

– Thặng dư sản xuất là đường dưới đường giá (giá thị trường), phía bên trái đường cung và trục tung (tam giác C – màu hồng). thặng dư sản xuất ở mức giá 15 sản lượng 12.

– Giá thị trường (P = 15) và sản lượng (Q = 12)

– Hình thang D (màu xanh dương) là chi phí nguồn lực cho việc sản xuất 12 đơn vị hàng hóa.

Xem thêm  Sửa lỗi "Sorry, This File Type Is Not Permitted For Security Reasons" trong WordPress - Hoàng Web



Thặng dư xã hội (Social Surplus – SS)



H8 – Cách tính thặng dư xã hội

H8: Giá và sản lượng cân bằng (P₁Q₁)

A = Thặng dư tiêu dùng (CS)

B = Thặng dư sản xuất (PS)

C = Chi phí cơ hội để sản xuất lượng Q₁Nói một cách khác

:

– Tổng lợi ích = A + B

– Tổng chi phí = C

Tổng: A + B + C = WTP (sẳn lòng trả)

Lợi ích ròng (NSB) = Tổng lợi ích – Tổng chi phí.

Hay: NSB = WTP – C

Thặng dư xã hội: SS = Cs + PS

Hay: NSB = A + B = CS + PS

https://en.wikipedia.org/wiki/Willingness_to_pay

https://en.wikipedia.org/wiki/Deadweight_loss

http://www.investopedia.com/terms/d/deadweightloss.asp

Bài giảng: Thặng dư TD và SX – Phùng Thanh Bình

Phân tích lợi ích và chi phí – TS. Nguyen Thi Xuan Lan

[external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *