Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp | Kinh tế | Vietnam+ (VietnamPlus)

Nhiều ứng dụng từ chiếu xạ

“Nhiều nước trên thế giới hiện nay yêu cầu nông sản nếu muốn vào thị
trường họ, bắt buộc phải chiếu xạ. Ví dụ, nếu không chiếu xạ, thanh long Việt
Nam không thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ”, Viện trưởng Viện Di truyền Nông
nghiệp Việt Nam Lê Huy Hàm cho biết.

Không chỉ riêng với hoa quả, phương pháp này còn rất tốt đối với các mặt
hàng hải sản. Chiếu xạ để tiệt trùng, tiêu diệt các mầm bệnh, nấm mốc, vi
khuẩn…, tăng thời gian bảo quản nông sản. Ứng dụng thứ hai của kỹ thuật hạt nhân
là chiếu xạ để tiệt sản côn trùng, các loài sâu gây bệnh cho cây trồng.

Trên thế giới, nhiều nước đã xây nhà máy sản xuất côn trùng tiệt sản. Côn
trùng đã tiệt sản do nhà máy sản xuất ra được tung vào các vùng sản xuất rau,
quả, giao phối với côn trùng trên đồng ruộng, kết quả là làm tiệt giống gây hại
mà không phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. Phương pháp này thân thiện với môi
trường, hiệu quả cao.

Một số ứng dụng khác quan trọng của kỹ thuật này là ứng dụng đồng vị phóng
xạ đánh dấu các phần tử trong phân bón, từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng
phân bón, giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế. Hay có thể sử dụng
đồng vị phóng xạ để xác định lượng và phương thức xói mòn của đất. Với cách này,
có thể xác định được đất sườn đồi bị rửa trôi đi đâu, bao nhiêu, từ đó đề xuất
các phương pháp phòng chống xói mòn.

Viện Kỹ thuật hạt nhân đã ứng dụng thành công phương pháp này, có thể xác
định được nước ngầm ở Hà Nội bao nhiêu phần do nước mưa tạo thành và bao nhiêu
phần do nước sông Hồng ngấm vào. Ứng dụng lớn nhất của kỹ thuật hạt nhân ở Việt
Nam hiện nay là tạo ra những giống cây trồng mới do chiếu xạ gây đột biến.

Phó giáo sư Lê Huy Hàm cho biết, có tới 51% diện tích đậu tương ở Việt Nam
được trồng bằng giống tạo ra từ đột biến phóng xạ. Cho đến nay, Việt Nam đã tạo
ra khoảng 50 giống cây trồng theo cách này.

Chiếu xạ đột biến còn góp phần tạo ra được nhiều giống mới cho các loại
hoa như cúc, cẩm chướng, hồng.

Cần quan tâm xứng đáng

Tại Hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ VIII diễn ra
cuối tháng 8/2009 tại Nha Trang (Khánh Hòa), Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
miền Nam cho biết: Từ việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ hạt nhân, các nhà khoa
học Việt Nam đã tạo ra hơn 10 giống lúa đột biến cho hiệu quả cao và được đưa
vào sản xuất đại trà ở các tỉnh phía Nam, với diện tích hiện đạt khoảng 11%
trong tổng diện tích các giống cải tiến.

Xem thêm  Thánh ảo tưởng ERROL cân 2 cân 3 ! Lộ Trang phục mới Halloween S+ mùa 16 Liên quân mobile | thông tin về game mới cập nhật tại Bem2

Chỉ trong giai đoạn 2000 – 2009, các giống lúa đột biến như: VND95-20,
VND99-3, TNDB100, OM2717… được đưa vào sản xuất với diện tích trung bình trên
418.000ha/năm, giúp tăng thu nhập cho người trồng khoảng 836 tỷ đồng mỗi năm.
Riêng giống lúa VND95-20 được trồng trên 300.000ha/năm đã trở thành 1 trong 5
giống lúa chủ lực trong chương trình xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Theo ông Trần Như Phương, Trung tâm hạt nhân của Thành phố Hồ Chí Minh, vì
sự an toàn về mặt vệ sinh thực phẩm và hiệu quả về kinh tế, chúng ta cần phát
triển công nghệ chiếu xạ thực phẩm nhằm phục vụ việc xử lý, chế biến, bảo quản
và xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào các thị trường lớn có các quy định về vệ
sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch nghiêm ngặt như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU)
và Nhật Bản. Tuy vậy, theo Viện trưởng Lê Huy Hàm, hiện nay, Việt Nam chưa có
chương trình nghiên cứu ứng dụng hạt nhân trong nông nghiệp.

Trong khi đó, Nhật Bản đã tính được cứ 1 USD đầu tư vào ứng dụng hạt nhân
trong nông nghiệp sẽ tạo ra 1.000 USD. Giai đoạn 1949 – 2005, Nhật Bản đã đầu tư
khoảng 68 triệu USD cho ứng dụng kỹ thuật hạt nhân cho nông nghiệp nước này và
đã tạo ra được 61 tỷ USD. Các nước khác cũng ngày càng dành nhiều sự quan tâm
cho lĩnh vực này.

Hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam đã xây dựng xong Đề án Ứng dụng kỹ
thuật hạt nhân trong nông, lâm, thủy sản từ nay đến 2020. Đề án sẽ được trình
Chính phủ trong thời gian tới. Nếu sớm được phê duyệt, đây sẽ là một tín hiệu
vui cho ngành nông nghiệp./.
 

Công nghệ chiếu xạ thực phẩm sử dụng các tia bức xạ (thường là tia gamma) như
các viên đạn bắn vào các “bia” ADN các tế bào của vi khuẩn hay vi sinh vật gây
bệnh có trong thực phẩm.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, Cơ quan năng
lượng nguyên tử quốc tế: Thực phẩm qua chiếu xạ đảm bảo an toàn về mặt vệ sinh
thực phẩm và rất kinh tế. Hiện có hơn 30 nước trên thế giới sử dụng công nghệ
này để xử lý và bảo quản hơn 40 loại thực phẩm khác nhau, bao gồm trái cây, rau,
ngũ cốc, thịt…

Nếu ứng dụng tốt kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp sẽ có ý nghĩa lớn trong đảm bảo an ninh lương thực cho một quốc gia. Nhiều nhà khoa học cho rằng, Nhà nước cần quan tâm hơn để có những chính sách khuyến khích việc triển khai các kỹ thuật này hơn nữa.”Nhiều nước trên thế giới hiện nay yêu cầu nông sản nếu muốn vào thị trường họ, bắt buộc phải chiếu xạ. Ví dụ, nếu không chiếu xạ, thanh long Việt Nam không thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ”, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam Lê Huy Hàm cho biết.Không chỉ riêng với hoa quả, phương pháp này còn rất tốt đối với các mặt hàng hải sản. Chiếu xạ để tiệt trùng, tiêu diệt các mầm bệnh, nấm mốc, vi khuẩn…, tăng thời gian bảo quản nông sản. Ứng dụng thứ hai của kỹ thuật hạt nhân là chiếu xạ để tiệt sản côn trùng, các loài sâu gây bệnh cho cây trồng.Trên thế giới, nhiều nước đã xây nhà máy sản xuất côn trùng tiệt sản. Côn trùng đã tiệt sản do nhà máy sản xuất ra được tung vào các vùng sản xuất rau, quả, giao phối với côn trùng trên đồng ruộng, kết quả là làm tiệt giống gây hại mà không phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. Phương pháp này thân thiện với môi trường, hiệu quả cao.Một số ứng dụng khác quan trọng của kỹ thuật này là ứng dụng đồng vị phóng xạ đánh dấu các phần tử trong phân bón, từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng phân bón, giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế. Hay có thể sử dụng đồng vị phóng xạ để xác định lượng và phương thức xói mòn của đất. Với cách này, có thể xác định được đất sườn đồi bị rửa trôi đi đâu, bao nhiêu, từ đó đề xuất các phương pháp phòng chống xói mòn.Viện Kỹ thuật hạt nhân đã ứng dụng thành công phương pháp này, có thể xác định được nước ngầm ở Hà Nội bao nhiêu phần do nước mưa tạo thành và bao nhiêu phần do nước sông Hồng ngấm vào. Ứng dụng lớn nhất của kỹ thuật hạt nhân ở Việt Nam hiện nay là tạo ra những giống cây trồng mới do chiếu xạ gây đột biến.Phó giáo sư Lê Huy Hàm cho biết, có tới 51% diện tích đậu tương ở Việt Nam được trồng bằng giống tạo ra từ đột biến phóng xạ. Cho đến nay, Việt Nam đã tạo ra khoảng 50 giống cây trồng theo cách này.Chiếu xạ đột biến còn góp phần tạo ra được nhiều giống mới cho các loại hoa như cúc, cẩm chướng, hồng.Tại Hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ VIII diễn ra cuối tháng 8/2009 tại Nha Trang (Khánh Hòa), Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cho biết: Từ việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ hạt nhân, các nhà khoa học Việt Nam đã tạo ra hơn 10 giống lúa đột biến cho hiệu quả cao và được đưa vào sản xuất đại trà ở các tỉnh phía Nam, với diện tích hiện đạt khoảng 11% trong tổng diện tích các giống cải tiến.Chỉ trong giai đoạn 2000 – 2009, các giống lúa đột biến như: VND95-20, VND99-3, TNDB100, OM2717… được đưa vào sản xuất với diện tích trung bình trên 418.000ha/năm, giúp tăng thu nhập cho người trồng khoảng 836 tỷ đồng mỗi năm. Riêng giống lúa VND95-20 được trồng trên 300.000ha/năm đã trở thành 1 trong 5 giống lúa chủ lực trong chương trình xuất khẩu gạo của Việt Nam.Theo ông Trần Như Phương, Trung tâm hạt nhân của Thành phố Hồ Chí Minh, vì sự an toàn về mặt vệ sinh thực phẩm và hiệu quả về kinh tế, chúng ta cần phát triển công nghệ chiếu xạ thực phẩm nhằm phục vụ việc xử lý, chế biến, bảo quản và xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào các thị trường lớn có các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch nghiêm ngặt như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản. Tuy vậy, theo Viện trưởng Lê Huy Hàm, hiện nay, Việt Nam chưa có chương trình nghiên cứu ứng dụng hạt nhân trong nông nghiệp.Trong khi đó, Nhật Bản đã tính được cứ 1 USD đầu tư vào ứng dụng hạt nhân trong nông nghiệp sẽ tạo ra 1.000 USD. Giai đoạn 1949 – 2005, Nhật Bản đã đầu tư khoảng 68 triệu USD cho ứng dụng kỹ thuật hạt nhân cho nông nghiệp nước này và đã tạo ra được 61 tỷ USD. Các nước khác cũng ngày càng dành nhiều sự quan tâm cho lĩnh vực này.Hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam đã xây dựng xong Đề án Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông, lâm, thủy sản từ nay đến 2020. Đề án sẽ được trình Chính phủ trong thời gian tới. Nếu sớm được phê duyệt, đây sẽ là một tín hiệu vui cho ngành nông nghiệp./.

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *