Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính ngành Tư pháp Nghệ An

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác làm việc cải cách hành chính ngành Tư pháp Nghệ An

Trong tiến trình đất nước hội nhập kinh tế quốc tế thì việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong bộ máy quản lý hành chính là một xu thế tất yếu. Trong những năm qua, ngành Tư pháp Nghệ An đã và đang tập trung phát triển và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào cải cách hành chính. Với sự chủ động, tích cực vào cuộc của mỗi địa phương, đơn vị, việc ứng dụng CNTT nhất là ở cấp xã đang có sự phát triển đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân và hiệu quả công tác cải cách hành chính ở cấp cơ sở.

Thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ về chính phủ điện tử; Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trên các lĩnh vực. Đối với ngành Tư pháp, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp và UBND tỉnh, Sở đã và đang tích cực triển khai các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính tại cơ quan Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện và tư pháp cấp xã.

Đến nay, Sở Tư pháp đã xây dựng được hệ thống mạng nội bộ (LAN) hoạt động ổn định, mạng internet cáp quang tốc độ cao, hệ thống máy vi tính thường xuyên được thay thế bổ sung để đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ chuyên môn. Đối với hệ thống phần mềm ứng dụng, Sở luôn ưu tiên sử dụng các phần mềm dùng chung do Bộ Tư pháp, UBND tỉnh cung cấp như phần mềm Quản lý văn bản điện tử (VNPT-IOffice), I-Gate (một cửa điện tử), cấp phiếu LLTP, quản lý Hộ tịch… Sở Tư pháp cũng là cơ quan có số lượng các thủ tục hành chính khá lớn với 143 thủ tục, liên quan đến các tổ chức và người dân; số lượng hồ sơ giao dịch hàng ngày tại một cửa tương đối lớn có ngày hơn một trăm bộ hồ sơ nhưng chỉ với 01 biên chế thực hiện, nhờ có sự hỗ trợ của CNTT đã giúp cán bộ một cửa giải quyết nhanh gọn, nếu bằng phương pháp thủ công như trước đây thì khó có thể thực hiện được.

Xem thêm  Hiệu ứng Năng lượng quỷ dữ trong Nhà Tù Hắc Long có tác dụng gì?

Ở cấp huyện, với sự chỉ đạo của Sở Tư pháp và UBND cấp huyện, Phòng Tư pháp cũng triển khai ứng dụng hiệu quả CNTT trong hoạt động chuyên môn, đặc biệt là trong công tác cải cách thủ tục hành chính tại địa phương; nhờ có sự hỗ trợ của CNTT mà Phòng Tư pháp đã luôn làm tốt công tác được giao, là cầu nối giữa cấp tỉnh và cấp xã.

Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý văn bản điện tử, lưu trữ hồ sơ, phần mềm quản lý hộ tịch… ở cấp xã cũng được thực hiện có hiệu quả, đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho cả cán bộ và người dân; giảm thời gian đi lại và các chi phí không cần thiết. Nếu như trước đây văn bản chỉ đạo từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống xã hay báo cáo từ xã gửi lên huyện và từ huyện lên tỉnh phải mất cả tuần thì nay chỉ vài giây nhấp chuột là cơ sở đã nhận được văn bản chỉ đạo, ngược lại cấp trên cũng nhận được ngay kết quả từ cơ sở.

Tuy nhiên, việc triển khai phần mềm ở cơ sở vẫn gặp phải khó khăn, nhất là ở các xã nghèo, xã miền núi, việc đầu tư thiếu đồng bộ, nhiều máy tính trang bị đã cũ, cấu hình thấp nên chỉ sử dụng để soạn thảo văn bản, truy cập Internet, không thể cài thêm các phần mềm ứng dụng khác. Một số xã trang bị không đủ máy tính cho cán bộ công chức, nhiều cán bộ phải dùng chung một máy tính, gây khó khăn trong việc quản lý dữ liệu cũng như xử lý công việc; ở một số bộ phận việc ứng dụng CNTT cơ bản vẫn chỉ là đánh máy văn bản, nối mạng Internet để cập nhật, theo dõi tin tức. Bên cạnh đó, một khó khăn, trở ngại cho việc ứng dụng CNTT đó là thói quen và quy trình quản lý hành chính chưa thay đổi nên các hoạt động tiếp xúc, giải quyết công việc với công dân của các xã, phường, thị trấn hiện nay vẫn chủ yếu theo cách thức truyền thống. Mặc dù có hệ thống mạng nội bộ, kết nối Internet, nhưng thông tin trao đổi qua mạng chưa nhiều, vẫn phải dùng văn bản giấy để chỉ đạo tổ chức thực hiện, báo cáo công việc.

Xem thêm  So Sánh Động Cơ Điện Đồng Bộ Và Không Đồng Bộ

Trước yêu cầu đó, năm 2018, UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn số 1347/UBND-TH ngày 08/3/2017 về việc điều chỉnh một số nội dung của Kế hoạch số 751/KH-UBND, trong đó giao Sở Tư pháp phối hợp Sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo ngân sách nhà nước thực hiện việc mua sắm máy tính, máy in cho UBND các cấp để thực hiện ứng dụng phần mềm hộ tịch điện tử. Theo đó, sắp tới sẽ trang bị 381 bộ máy tính tốc độ cao và 251 máy in cho công chức tư pháp cấp xã còn thiếu hoặc yếu. Ngoài ra, hàng năm sẽ xây dựng kế hoạch để tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho công chức tư pháp cấp xã. Tuy nhiên, các địa phương cũng cần chủ động, mạnh dạn đầu tư các trang thiết bị CNTT hiện đại như máy chiếu, máy quét (scan) phục vụ cho công tác ứng dụng CNTT tại đơn vị.

Với hệ thống máy tính, máy in mới tốc độ cao và các thiết bị phụ trợ khác được trang bị, hệ thống phần mềm ngày một hoàn thiện, trình độ công chức ngày một nâng cao thiết nghĩ công việc giải quyết thủ tục hành chính sẽ trở nên vô cùng đơn giản và gọn nhẹ, đem lại lợi ích thiết thực đối với người dân và doanh nghiệp, cùng hướng tới một chính quyền điện tử từ cấp tỉnh đến cơ sở. Có như vậy mới đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu 100% các dịch vụ hành chính công được cung cấp trực tuyến mức 2; 70% các dịch vụ hành chính công trực tuyến quan trọng được cung cấp ở mức 3, mức 4, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp thuận lợi, dễ dàng tiếp cận các nguồn thông tin cũng như thực hiện các dịch vụ công ngay từ cấp cơ sở.

Xem thêm  26 phần mềm hay trên Windows 10 miễn phí và có phí cho năm 2021

Xem thêm: CHUYÊN ĐỀ: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán : Trường THCS Quảng Long

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *