Tự chủ tài chính là gì?

Nhằm mục đích khuyến khích, tạo điều kiện, thiết lập môi trường hoạt động bình đẳng, cạnh tranh cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, Nhà nước đã ban hành các quy định pháp luật tạo ra hành lang pháp lý vững chắc về cơ chế tự chủ. Trong đó, tự chủ tài chính là chế định quan trọng của cơ chế tự chủ. Để tìm hiểu rõ hơn, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Tự chủ tài chính là gì? của Công ty Hoàng Phi.

Mục lục bài viết

Tự chủ tài chính là gì?

Tự chủ tài chính là một trong những cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, được hiểu là cơ chế theo đó các đơn vị sự nghiệp công được trao quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về các khoản thu, khoản chi của đơn vị mình trong khuôn khổ mà pháp luật quy định.

[external_link_head]

Đơn vị sự nghiệp công lập là các đơn vị do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập, thuộc sở hữu của Nhà nước, là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán. Đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

– Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công).

– Đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội áp dụng các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Xem thêm  https://bem2.vn

Hiện nay, việc tự chủ tài chính được điều chỉnh bởi Nghị định 16/2015/NĐ-CP nghị định của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Tự chủ tài chính là gì?

[external_link offset=1]

Vai trò của tự chủ tài chính

Cơ chế tự chủ tài chính có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đơn vị sự nghiệp nói riêng, thúc đẩy kinh tế xã hội nói chung. Cụ thể như sau:

– Tạo thế chủ động cho đơn vị sự nghiệp trong việc sử dụng các nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Từ đó, góp phần phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu, nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động. Không chỉ vậy mà còn phát huy tính sáng tạo, năng động trong việc xây dựng và phát triển đơn vị mình.

– Nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.

Vậy cơ chế tự chủ tài chính được quy định như thế nào, để tìm hiểu rõ hơn mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết Tự chủ tài chính là gì? của công ty Luật Hoàng Phi.

Mức độ tự chủ tài chính

Để phù hợp với khả năng của từng đơn vị, pháp luật quy định các mức tự chủ tài chính khác nhau. Theo quy định hiện hành, tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp gồm 4 mức độ:

Xem thêm  Cách sử dụng 2 tài khoản Facebook trên Android

– Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;

– Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên;

– Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí);

– Tự chủ tài chính đối với đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp).

Trong đó, pháp luật quy định cụ thể các nguồn tài chính, việc sử dụng nguồn tài chính cụ thể tương ứng đối với từng mức độ.

Như vậy, quý bạn đọc đã những thông tin cơ bản để hiểu Tự chủ tài chính là gì. Ngoài ra, tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập còn được thể hiện qua các hoạt động giao dịch tài chính.

[external_link offset=2]

Tự chủ trong giao dịch tài chính

Theo các quy định hiện hành, đơn vị sự nghiệp công lập có quyền tự chủ trong giao dịch tài chính, gồm 2 nội dung chính:

–  Mở tài khoản giao dịch

Đơn vị sự nghiệp công được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước.

Xem thêm  Hướng dẫn cách mở ví tiền, nạp tiền, chuyển tiền vào Wechat

Trong đó, Lãi tiền gửi là nguồn thu của đơn vị và được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc bổ sung vào quỹ khác theo quy định của pháp luật, không được bổ sung vào Quỹ bổ sung thu nhập;

Các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước, các khoản thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, các khoản thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí, đơn vị mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh.

– Vay vốn, huy động vốn

Đơn vị sự nghiệp công có hoạt động dịch vụ được vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, các đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được vay vốn, huy động vốn để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất theo quy định.

Tuy nhiên, khi thực hiện vay vốn, huy động vốn, đơn vị sự nghiệp công phải có phương án tài chính khả thi, tự chịu trách nhiệm trả nợ vay, lãi vay theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hiệu quả của việc vay vốn, huy động vốn.

Qua bài viết tự chủ tài chính là gì?, ta thấy được tự chủ tài chính là một xu thể tất yếu nhằm giúp cho các đơn vị sự nghiệp chủ động trong sử dụng các nguồn lực tài chính, từ đó đảm bảo hiệu quả, hiệu lực hoạt động. [external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *