Truyện Cổ Tích hay cho bé

Đọc truyện cổ tích online hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới với hàng ngàn câu chuyện cổ tích chọn lọc hay và ý nghĩa phù hợp cho mọi lứa tuổi. Truyện cổ tích hay nhất cho bé, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cổ Grimm, Andersen

Truyện cổ tích là một loại văn học theo hình thức tự sự dân gian được sáng tác mang theo nhiều yếu tố có tính hư cấu. Một số thể loại quen thuộc gồm cổ tích thế sự, cổ tích thần kỳ, cổ tích loài vật và cổ tích phiêu lưu. Các chủ đề của truyện cổ tích thường xoay quanh các nhân vật như thần tiên, yêu tinh, người cá, người khổng lồ, ông bụt,…với các sức mạnh thần kỳ hoặc kể về những câu chuyện làm nhiều điều tốt. Và đặc biệt là một dạng truyện ngắn. Do đó, có thể đọc truyện cổ tích cho trẻ nhỏ trong những hoạt động vui chơi, giải trí hằng ngày giúp trẻ học thêm được nhiều bài học hay trong cuộc sống.
 

Mục lục bài viết

Đặc điểm của truyện cổ tích

Xét về đặc điểm của truyện cổ tích thiếu nhi sẽ dễ dàng phân biệt được đặc điểm giữa thể loại này so với truyền thuyết hay truyện ngụ ngôn. Điểm tạo nên sự khác biệt mà người đọc dễ dàng nhận biết là khi so sánh về góc độ của người kể lại câu chuyện. Và người nghe sẽ hiểu câu chuyện này theo chiều hướng của sự hư cấu kèm theo những yếu tố tưởng tượng là chính.

Xem thêm  Cách cài đặt, sử dụng phần mềm kê khai thuế HTKK cơ bản, dễ thực hiện

Ngoài những yếu tố liên quan đến tưởng tượng, hư cấu thì những tình tiết trong câu truyện và có những sự liên hệ mật thiết với đời sống hằng ngày được thể hiện thông qua ngôn ngữ, nội dung, mô típ, các hình tượng,… Chính vì vậy khi kể chuyện cổ tích cho các bé vẫn có thể giúp bé hình dung và hiểu rõ được diễn biến của câu chuyện.

Về mặt nội dung, truyện cổ tích thường liên hệ đến những câu chuyện về người tốt, việc tốt cùng với những cái kết có hậu nhằm khẳng định cái thiện, cái tốt luôn chiến thắng cái ác, cái xấu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng vì tính chất được truyền miệng qua nhiều thế hệ, nhiều dân tộc khác nhau mà sẽ có sự biến tấu cho câu truyện tùy thuộc vào đặc điểm về lối sống, văn hóa, đặc điểm sinh hoạt,… của từng nơi hay thậm chí là được biến tấu theo cách riêng của người kể.
 

Lịch sử hình thành nên các câu truyện cổ tích

Khởi nguồn về các câu truyện cổ tích là khi các nhà nghiên cứu và sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian ở Đức vào thế kỷ 19 bắt đầu đưa ra sự so sánh về sự giống nhau của các cốt truyện cũng như mô típ trong truyện cổ tích giữa các quốc gia với nhau. Đó là những nhà nghiên cứu theo trường phái thần thoại học phải kể đến như: anh em Grimm (lý do có những câu truyện cổ Grimm), an hem Schlegel,…

Xem thêm  Top 7 Mẫu Camera Hành Trình Dạng Gương Chiếu Hậu Bán Chạy Nhất

Tiếp theo đó, đến nửa sau thế kỷ 19 các nhà nghiên cứu ở Anh như E. Tylor, A. Lang, J. Frazer lại tiếp tục phát triển nên một cơ sở lý thuyết về cốt truyện của truyện cổ tích để cho thấy rằng có sự tương đồng giữa những câu truyện này với đời sống hoang dã.

Các đại biểu đến từ trường phái thần tượng học là Gaston Paris, Mar Müller, Angelo de Gubarnatic còn thể hiện quan điểm về sự lan truyền của cổ đại thần bí, thần thoại của mặt trời và bình minh trong các câu truyện cổ tích thế giới. Và cho đến ngày nay, những câu truyện này còn được lưu truyền như là một nghi thức cổ truyền theo quan điểm của các nhà bác học tại Anh.
 

Phân loại truyện cổ tích Việt Nam

Truyện cổ được phân chia chủ yếu dựa vào nhân vật cũng như tính chất câu chuyện sẽ được tường thuật lại. Và thông thường được biết đến với 2 thể loại chính là:

Truyện cổ tích liên quan đến các loài vật: Đây là những câu truyện cổ tích cho bé được ưa chuộng nhất. Nguyên nhân là bởi vì câu chuyện sẽ kể về các nhân vật chính là các con vật quen thuộc như các loài vật nuôi trong nhà hay các loài vật thông minh. Một số câu chuyện tiêu biểu bao gồm: sự tích con sam, truyện Công và Quạ, Chó ba cẳng, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, truyện Bác Ba Phi, cọp xay lúa,…

Truyện cổ tích thần kỳ: Nội dung của những câu chuyện này sẽ liên quan mật thiết đến những việc thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hằng ngày tại các gia đình hoặc ngoài xã hội. Và thường được xếp thành ba nhóm chính. Cụ thể là nhóm truyện kể về những mâu thuẫn xảy ra trong gia đình, trong hôn nhân, trong quan hệ xã hội (Cây khế, sự tích Trầu Cau, Tấm Cám, sự tích con khỉ,…); nhóm truyện về các nhân vật phi thường, tài giỏi hơn người đã lập được những thành quả tốt, tiêu diệt kẻ ác hay bảo vệ những người tốt, làm những việc thiện,…(Người thợ săn và mụ chằng, Thạch Sanh,…); nhóm truyện nói về các nhân vật chính là những con người bất hạnh trong xã hội nhưng họ là những người có đức, có tài (cây tre trăm đốt, lấy vợ cóc, Sọ Dừa,…)

Xem thêm  Cách sao chép biểu đồ từ Google Form sang Word

Truyện cổ tích thế tục: đây là một dạng câu truyện đặc biệt khi kể lại những nội dung có tính ly kỳ nhưng nguồn gốc vẫn xuất phát từ những thế giới trần tục. Trong hình thức này được chia làm các nhóm truyện như sau: nhóm truyện xoay quanh nhân vật có tình cảnh bất hạnh (Sự tích chim quốc, Trương Chi,…); nhóm truyện nhằm mục tiêu phê phán những thói hư tật xấu (gái ngoan dạy chồng, đứa con trời đánh,…); nhóm truyện nói về những người có tài trí hơn người (em bé thông minh, nói dối như Cuội,…); nhóm truyện tập trung về những người có tính ngốc nghếch (nàng bò tót, làm theo vợ dặn,…), truyện cổ tích thiếu nhi, truyện cổ tích cho bé, kể chuyện cổ tích.

Source: https://bem2.vn
Category: TỔNG HỢP

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *