Trung tâm CSKH Điện lực miền Bắc

Trình tự, thủ tục đấu nối và mua điện từ các dự án ĐMTMN thực hiện theo lưu
đồ tại Phụ lục 1 đính kèm. Cụ thể như sau:
a. Đăng ký nhu cầu lắp đặt ĐMTMN của chủ đầu tư:
– TCTĐL/CTĐL thực hiện phổ biến và khuyến nghị các chủ đầu tư thực hiện
đăng ký nhu cầu lắp đặt ĐMTMN với TCTĐL/CTĐL trước khi thực hiện đầu tư để
được khảo sát về khả năng đấu nối vào lưới điện của dự án nhằm đảm bảo hiệu quả
khi đầu tư dự án.
– Khi đăng ký nhu cầu, chủ đầu tư cần cung cấp thông tin ban đầu về địa điểm
và công suất dự kiến lắp đặt của dự án ĐMTMN, mã khách hàng sử dụng điện (nếu
là khách hàng đang mua điện của EVN) để tiện liên hệ và khảo sát đấu nối.
– TCTĐL/CTĐL tổ chức tiếp nhận đăng ký nhu cầu lắp đặt ĐMTMN của chủ
đầu tư qua Trung tâm CSKH bằng các hình thức: điện thoại, email, Zalo, Chat
box,…).

b. Khảo sát và thỏa thuận đấu nối:
– Nguyên tắc thoả thuận đấu nối: Tổng công suất lắp đặt của các dự án
ĐMTMN đấu nối vào lưới điện trung, hạ áp phải đảm bảo không được vượt quá
công suất định mức của đường dây, MBA phân phối trung, hạ áp.
– Trường hợp tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới
điện (kể cả dự án đang khảo sát) nhỏ hơn công suất định mức của đường dây,
MBA phân phối hạ áp, CTĐL/ĐL thống nhất với chủ đầu tư về công suất lắp đặt
và phương án đấu nối như sau:
+ Dự án có công suất lắp đặt < 03 kWp: đấu nối vào lưới điện hạ áp bằng 01 pha hoặc 03 pha tuỳ theo hiện trạng sẵn có.
+ Dự án có công suất lắp đặt ≥ 03 kWp: đấu nối vào lưới điện hạ áp bằng 03
pha. Nếu chủ đầu tư là khách hàng sử dụng điện đang đấu nối vào lưới điện hạ áp
bằng 01 pha, cho phép dự án có công suất lắp đặt ≥ 03 kWp đấu nối vào lưới điện
bằng 01 pha nếu lưới điện vẫn đảm bảo điều kiện vận hành an toàn, ổn định.
– Trường hợp tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN lớn hơn công
suất định mức của đường dây, MBA phân phối hạ áp:
+ CTĐL/ĐL có văn bản thông báo về khả năng quá tải của đường dây, MBA
phân phối hạ áp và thỏa thuận chủ đầu tư giảm công suất lắp đặt của dự án hoặc
xây dựng đường dây, MBA nâng áp để được đấu nối vào lưới điện trung áp gần
nhất.
+ Trình tự, thủ tục thỏa thuận đấu nối dự án ĐMTMN vào lưới điện trung áp
thực hiện theo quy định từ Điều 43 đến Điều 51 của Thông tư 39/2015/TT-BCT
ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối (gọi tắt
là Thông tư số 39/2015/TT-BCT).
– Trường hợp lưới điện hiện hữu chưa đáp ứng về công suất đấu nối của dự án
ĐMTMN, CTĐL/ĐL có văn bản thông báo cho chủ đầu tư về việc lưới điện không
còn khả năng tiếp nhận công suất phát lên lưới điện của dự án.

Xem thêm  Làm Cách Chèn Chữ Vào Biểu Đồ Trong Excel (Phần 1), Cách Thêm Tiêu Đề Vào Đồ Thị Trong Excel

c. Gửi hồ sơ đề nghị bán điện từ dự án ĐMTMN:
Trước 03 ngày so với ngày dự kiến hoàn thành lắp đặt dự án, chủ đầu tư gửi
một bộ hồ sơ đề nghị bán điện cho CTĐL/ĐL như sau:
– Giấy đề nghị bán điện (biểu mẫu BM.01 đính kèm);
– Hồ sơ kỹ thuật (nếu có): tài liệu kỹ thuật về tấm pin quang điện, bộ inverter;
giấy chứng nhận xuất xưởng/chứng nhận chất lượng thiết bị của nhà sản xuất; các
biên bản thí nghiệm các thông số kỹ thuật đáp ứng quy định hiện hành bởi một đơn
vị có đủ năng lực.
– Đối với dự án ĐMTMN có công suất ≥ 01 MWp: chủ đầu tư cần thực hiện
thủ tục bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời, thủ tục cấp phép hoạt động điện
lực theo quy định tại Thông tư 16/2017/TT-BCT, Thông tư số 12/2017/TT-BCT
ngày 31/7/2017 của Bộ Công Thương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế
(nếu có).

d. Kiểm tra các thông số kỹ thuật và lắp đặt công tơ đo đếm 2 chiều cho dự án
ĐMTMN:
– Trong vòng 03 ngày kể từ sau ngày tiếp nhận giấy đề nghị bán điện từ dự án
ĐMTMN của chủ đầu tư, CTĐL/ĐL phải hoàn thành việc kiểm tra các thông số kỹ
thuật của dự án và ký kết hợp đồng mua bán điện với chủ đầu tư.
– Khuyến khích chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện thí nghiệm bởi một đơn vị có
đủ năng lực và cung cấp cho CTĐL/ĐL các kết quả thí nghiệm hệ thống điện mặt
trời của khách hàng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Phụ lục 2 đính kèm.
Trường hợp chủ đầu tư không cung cấp được kết quả thí nghiệm đáp ứng các yêu
cầu kỹ thuật theo quy định, căn cứ tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất, CTĐL/ĐL
phối hợp với chủ đầu tư kiểm tra các thiết bị của dự án, lập biên bản kiểm tra và
ghi nhận kết quả như sau:
+ Đồng ý mua điện nếu dự án ĐMTMN của chủ đầu tư đáp ứng các yêu cầu
kỹ thuật theo quy định.
+ Không đồng ý mua điện nếu dự án ĐMTMN của chủ đầu tư không đáp ứng
các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Để bán được điện cho EVN, chủ đầu tư phải
khắc phục, sửa chữa dự án ĐMTMN đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
– Lắp đặt công tơ đo đếm 2 chiều cho dự án ĐMTMN:
+ Đối với chủ đầu tư đã có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt dự án:
Ngay sau khi kiểm tra và đồng ý mua điện, CTĐL/ĐL thực hiện thay thế công tơ
đo đếm 01 chiều bằng công tơ đo đếm 02 chiều và ký hợp đồng mua điện từ dự án
với chủ đầu tư. Trường hợp phải chuyển đổi điểm đấu nối với lưới điện hạ áp từ 01
pha sang 03 pha để đấu nối dự án ĐMTMN, chủ đầu tư chịu trách nhiệm nâng cấp
dây dẫn sau công tơ, CTĐL/ĐL chịu trách nhiệm nâng cấp dây dẫn từ công tơ đến
điểm đấu nối và công tơ.
+ Đối với chủ đầu tư chưa có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt dự án
(khách hàng đề nghị cấp điện mới): Ngay sau khi kiểm tra và đồng ý mua điện,
CTĐL/ĐL thực hiện lắp đặt công tơ đo đếm 02 chiều và ký hợp đồng mua điện từ
dự án của chủ đầu tư đồng thời với hợp đồng bán điện cho chủ đầu tư sử dụng tại
địa điểm lắp đặt dự án.
– Trong quá trình vận hành dự án ĐMTMN của chủ đầu tư, CTĐL/ĐL có
trách nhiệm kiểm tra, giám sát vận hành và xử lý theo quy định tại Điều 52 Thông
tư số 39/2015/TT-BCT và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Xem thêm  Đổi điện thoại cũ - Lấy điện thoại mới, tài trợ đến 10% tại FPT Shop

e. Ký kết mua, bán điện với chủ đầu tư dự án ĐMTMN:
– Hợp đồng mua điện từ dự án ĐMTMN của chủ đầu tư: thực hiện theo mẫu
tại Thông tư số 05/2019/TT-BCT với các thỏa thuận cụ thể như sau:
+ Ngày vận hành thương mại: là ngày hai bên ký biên bản chốt chỉ số công tơ
thực hiện giao nhận điện năng của dự án. Đối với các dự án đã đưa vào vận hành
trước thời điểm ban hành văn bản này, ngày vận hành thương mại của dự án là
ngày hai bên ký Biên bản thỏa thuận tạm thời về việc xác nhận chỉ số công tơ và
điện năng giao nhận của dự án theo văn bản số 1337/EVN-KD ngày 21/3/2018.
+ Ghi chỉ số công tơ: 01 lần/tháng cùng với kỳ ghi chỉ số công tơ chiều mua
điện từ lưới của chủ đầu tư. Đối với chủ đầu tư là khách hàng sử dụng điện ghi chỉ
số công tơ nhiều kỳ/tháng, ghi chỉ số công tơ chiều bán điện lên lưới cùng với kỳ
ghi chỉ số công tơ cuối cùng trong tháng.
– Hợp đồng bán điện từ lưới điện cho chủ đầu tư chưa có hợp đồng mua điện
tại địa điểm lắp đặt dự án (khách hàng đề nghị cấp điện mới): thực hiện ký mới
theo mẫu tại bộ Quy trình kinh doanh điện năng của EVN căn cứ vào mục đích sử
dụng điện của chủ đầu tư. Đối với chủ đầu tư đã có hợp đồng mua điện tại địa
điểm lắp đặt dự án, thực hiện theo hợp đồng đã ký kết trước đó.

Xem thêm  కొలిక్కి వచ్చిన సెలెక్ట్ కమిటీ వ్యవహారం | AP 3 Capitals Bill | ABN Telugu | Website offers tips

Xem thêm: Ví điện tử VNPT epay là gì? Ví VNPT epay Có Những Lợi Ích Gì?

Source: https://bem2.vn
Category: TỔNG HỢP

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *