Sôi bụng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý hiệu quả


Mục lục bài viết

Sôi bụng có thể là hiện tượng sinh lý bình thường khi đói hoặc sau khi ăn no. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tình trạng này báo hiệu một số bệnh lý về tiêu hóa như: viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa hoặc viêm dạ dày…

Sôi bụng là gì? 

Những tiếng “ùng ục” phát ra từ bụng thường được gọi là “tiếng bụng sôi”. Đây là âm thanh được tạo ra từ ruột, do quá trình co bóp và tiêu hóa thức ăn. Các cơn co cơ từng đợt, làm nhiệm vụ đẩy thức ăn và khí đi trong ống tiêu hóa.

Sôi bụng là hiện tượng sinh lý bình thường, thường xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn. Chúng không gây nguy hiểm nhưng lại khiến bạn ngại ngùng và khó chịu. Trong nhiều trường hợp, tình trạng bụng sôi kèm theo các triệu chứng khác như đi ngoài, tiêu chảy, buồn nôn… báo hiệu một số bệnh lý về tiêu hóa.

[external_link_head]

Sôi bụng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý hiệu quả

Sôi bụng có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy không gây nguy hiểm nhưng tạo cảm giác khó chịu

Nguyên nhân gây bụng kêu

Bụng sôi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

  • Ăn nhiều thực phẩm gây đầy bụng khó tiêu: thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, có hàm lượng đường cao
  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học: Ăn quá nhanh, vừa ăn vừa nói, nuốt nhiều không khí khi ăn, nằm ngay sau khi ăn…
  • Uống nhiều rượu bia, nước có ga
  • Stress, căng thẳng
  • Rối loạn hệ vi sinh đường ruột: Hại khuẩn lấn át lợi khuẩn, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn trì trị, gây tình trạng đầy hơi, sôi bụng
  • Do bệnh lý: bệnh đại tràng, dạ dày, rối loạn tiêu hóa
  • Dị ứng thức ăn

Triệu chứng thường gặp

Sôi bụng được chia thành 2 loại với các triệu chứng điển hình khác như là: Sôi bụng sinh lý và sôi bụng bệnh lý.

Xem thêm  CẬP NHẬT SỐ LIỆU MỚI NHẤT 2021 VỀ NGƯỜI DÙNG MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM

Bụng sôi sinh lý

Thường xuất hiện khi bụng đói, không kèm theo các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, không cảm thấy chán ăn, mệt mỏi.

Bụng kêu bệnh lý 

Có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, kèm theo các triệu chứng đặc trưng của bệnh lý như:

[external_link offset=1]

  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy, đi ngoài liên tục, đi ngoài ra bọt
  • Buồn nôn
  • Đánh hơi nhiều
  • Ợ nóng
  • Nóng rát thực quản, đau thượng vị

Cách xử lý khi bị bụng sôi

Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

Nếu bị bụng sôi thông thường thì việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoat góp phần quan trọng giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Cụ thể, bạn cần áp dụng đúng và đủ các nguyên tắc sau:

  • Ăn chậm, nhai kỹ
  • Không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa, nên chia thành các bữa nhỏ ăn trong ngày
  • Không để bụng quá no hoặc quá đói
  • Hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có ga
  • Nên ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu, ít dầu mỡ, giàu chất xơ
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp kích thích tiêu hóa: đi bộ, bơi lội, yoga, đạp xe…
  • Nghỉ ngơi điều độ, tránh để stress, luôn giữ tinh thần thoải mái, không làm việc quá sức

Sôi bụng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý hiệu quả

Thay đổi chế độ ăn uống hỗ trợ cải thiện chứng sôi bụng hiệu quả

Thuốc tây chữa bụng sôi

Sau khi thăm khám và được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bụng sôi, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc chữa tùy theo từng bệnh lý:

  • Hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng: Thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt, thuốc chống đầy hơi, thuốc cầm tiêu chảy…
  • Bệnh dạ dày: Thuốc trung hòa acid dạ dày, thuốc kháng histamin H2
  • Rối loạn tiêu hóa: Thuốc kháng sinh Metronidazol Ciprofloxacin, Tetracyclin…

Các loại thuốc Tây trên có thể gây nên tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng sai cách và không đúng đối tượng. Bởi vậy, người dùng tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Xem thêm  Lỗi Bản Vá Liên Minh Huyền Thoại, Các Lỗi Liên Minh Huyền Thoại Và Cách Khắc Phục

Xem thêm: Chướng bụng đầy hơi kéo dài do đâu? 3 Cách xử lý đơn giản ngay tại nhà

Mẹo dân gian chữa bụng sôi

Chữa sôi bụng bằng củ riềng

Trong Đông y, riềng có tính ấm, có công dụng hỗ trợ xử lý các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng kèm các triệu chứng sôi bụng, đau bụng, đi ngoài… Cách chữa như sau:

  • Lấy 1 củ riềng tươi cạo vỏ, rửa sạch, sau đó xay thành bột
  • Trộn 1 thìa bột riềng với mật ong, ngày uống 3 lần sau bữa ăn
Gừng tươi 

Gừng tươi có vị cay tính ấm, thường được sử dụng để kích thích tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng. Cách chữa bằng gừng tươi như sau:

  • Cách 1: Xắt gừng tươi thành lát cho vào nước ấm, thêm vài giọt tinh dầu bạc hà rồi uống từng ngụm nhỏ. Thực hiện vào mỗi buổi sáng.
  • Cách 2: Lấy 3 lát gừng trộn cùng 1 thìa mật ong và 2 thìa nước cốt chanh. Khuấy đều với nước ấm và uống vào mỗi sáng.

Xem thêm: Sôi bụng sau khi ăn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nước gạo rang

Nước gạo rang có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm chứng đầy hơi, bụng sôi, tiêu chảy rất hiệu quả. Cách làm nước gạo rang như sau:

  • Lấy 1 nắm gạo rang vàng
  • Sau đó, cho gạo đã rang đun với 1 lít nước, chờ cô cạn còn 500ml thì tắt bếp
  • Chia lượng nước thành 2 phần, uống sau bữa ăn và chỉ dùng trong ngày
Lá lông mơ

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra, lá lông mơ có tính mát, chứa nhiều vitamin C cùng các hoạt chất quý như carotene, protein. Các hoạt chất này có công dụng giảm co thắt dạ dày, tá tràng, từ đó hỗ trợ cải thiện chứng đau bụng, khó tiêu và bụng sôi hiệu quả.

Xem thêm  Cách kích hoạt iPhone lock không cần sim ghép cho người dùng

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy 50g lá mơ rửa sạch rồi thái sợi chỉ
  • Trộn lá mơ đã thái với 2 lòng đỏ trứng gà và đánh đều
  • Đổ hỗn hợp trên lên lá chuối và chiên không dầu
  • Để món ăn thơm ngon và phát huy tối đa công dụng, người dùng nên sử dụng khi còn nóng

Ngoài các cách trên, nếu bị viêm đại tràng hoặc các bệnh lý khác do mất rối loạn cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bạn có thể bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bụng sôi, đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài… nhanh chóng, an toàn.

[external_link offset=2]

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về hiện tượng sôi bụng. Nếu tình trạng này kéo dài kèm theo các triệu chứng khác, bạn cần đến trung tâm ý tế hoặc bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và có phác đồ xử lý phù hợp.

Tham khảo thêm:

Mẹo chọn sữa dễ tiêu hóa cho bé và “bí quyết” chống táo bón ở trẻ

20 SUẤT TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ TỔ CHUYÊN GIA

Bạn đang bị viêm đại tràng, có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, phân sống… hãy mô tả tình trạng của bạn ngay bây giờ để chuyên gia có thể hỗ trơ kịp thời.

Sôi bụng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý hiệu quả

  • Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
  • Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội

& Đội ngũ các chuyên gia hàng đầu

Bào tử lợi khuẩn colon giải pháp đột phá giúp cải thiện triệu chứng viêm đại tràng. [external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *