[SGA là gì?] Gia tăng hiệu quả trong quản lý chi phí với SGA

Là một kế toán nội bộ hoặc tổng hợp của doanh nghiệp, bạn có biết về thuật ngữ SGA? SGA có thể giúp cho những nhà lãnh đạo quản trị doanh nghiệp và tổ chức của mình tốt hơn. Đó chính là lý do bạn nên tìm hiểu các khía cạnh liên quan đến nó. SGA là gì? Ngay bây giờ, hãy cùng tìm hiểu thông tin về SGA qua bài viết sau nhé!

[external_link_head]

Việc làm Kế toán – Kiểm toán

Mục lục bài viết

1. Bạn có biết khái niệm SGA là gì?

[SGA là gì?] Gia tăng hiệu quả trong quản lý chi phí với SGA
SGA là sự tổng hợp toàn bộ chi phí vận hành, phát triển của một doanh nghiệp. Nó có thể hiểu đơn giản là chi phí kinh doanh (Selling), chi phí chung và chi phí quản trị

SGA đôi khi được gọi là SG&A, có thể khiến khá nhiều người không hiểu nó là gì, nếu như đó không phải là chuyên môn của bạn. Hơn nữa, thuật ngữ viết tắt này có thể khiến bạn bị nhầm lẫn giữa các định nghĩa, vì nó xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như trong giáo dục, hay trong y tế (thai sản),… Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh, nói đúng hơn là đối với bộ phận kế toán của các công ty, họ có thể quá hiểu về SGA là gì?

SGA là sự tổng hợp toàn bộ chi phí vận hành, phát triển của một doanh nghiệp. Nó có thể hiểu đơn giản là chi phí kinh doanh (Selling), chi phí chung và chi phí quản trị. Mặc dù vậy, trong giá thành gốc (giá vốn) của sản phẩm, dịch vụ hay hàng hóa, SGA không được bao gồm trong đó. Nhìn ở góc độ công dụng, SGA có thể làm cho một chủ thể công ty gia tăng điểm hòa vốn của mình, đó chính là lý do những nhà lãnh đạo hay quản trị doanh nghiệp nên duy trì việc kiểm soát chắt chẽ chi phí SGA.

Trong các báo cáo thu chi hay tài chính của doanh nghiệp, SGA có thể được nhắc đến dưới biến thể của giá vốn sản phẩm. SGA có thể cũng được chia thành một số danh mục chi tiết khác, chẳng hạn như tổng hợp thành một mục hàng duy nhất, hoặc cũng có thể được chia thành mục hàng chi phí. Chi phí bán hàng, quản lý, tiếp thị quảng cáo, vận hành doanh nghiệp,… đều được xem là thuộc phạm vi của SGA.

Chủ yếu những gì được chứa đựng trong SGA đều là những loại chi phí nằm trong phạm vi của chi phí chung cho một công ty có thể hoạt động và vận hành. Điều này là do việc bán các hàng hóa cụ thể không thể bắt nguồn từ các loại chi phí như vậy. Mặc dù vậy, số ít trong các chi phí này có thể cũng được xếp vào hình thức chi phí trực tiếp. Chẳng hạn như: tỷ lệ phần trăm tiền hoa hồng nhận được là quyết định bởi doanh số bán ra, nên nó có thể được xem là một phần trong SGA. Như vậy, tựu trung có thể suy ra rằng, chi phí trực tiếp chính là chi phí SGA, được phân loại trên báo cáo doanh thu khi được chuyển thành giá vốn hàng bán.

Xem thêm  Tại Sao Không Theo Dõi Được Người Khác Trên Facebook, Thông Tin Cơ Bản Về Facebook

Việc làm tài chính doanh nghiệp

[external_link offset=1]

2. SGA có những phân loại cụ thể nào?

Phân loại cụ thể cho SGA là gì? Nói chung, quá trình phân loại này không bao gồm những phát sinh về chi phí liên quan đến bộ phận R&D (bộ phận nghiên cứu và phát triển). Bên cạnh đó, SGA cũng không bao gồm những khoản chi phí như tài chính, lãi, thu nhập,… Lý do là chúng không được xem là chi phí hoạt động.

2.1. Chi phí kinh doanh trong SGA

[SGA là gì?] Gia tăng hiệu quả trong quản lý chi phí với SGA
Có thể được phân loại thành hai loại trong chi phí kinh doanh, đó là gián tiếp và trực tiếp. Điều này xét theo yếu tố có mối liên hệ đến việc kinh doanh một hàng hóa cụ thể

Có thể được phân loại thành hai loại trong chi phí kinh doanh, đó là gián tiếp và trực tiếp. Điều này xét theo yếu tố có mối liên hệ đến việc kinh doanh một hàng hóa cụ thể. Trong trường hợp hàng hóa được bán thì chi phí kinh doanh trực tiếp mới xảy ra, nó cũng có thể đề caoah đến phí vận chuyển, trang thiết bị phục vụ cho vận chuyển, và tỷ lệ hoa hồng theo doanh thu. Mặt khác, trong trường hợp xuyên suốt quá trình cho ra đời một sản phẩm hàng háo, và sau khi hàng hóa được đem đi bán thì chi phí kinh doanh gián tiếp xảy ra tại khoảng thời điểm này.

Hàng hóa cụ thể được bán là chủ thể mà chi phí kinh doanh trực tiếp liên quan. Ngược lại, các khía cạnh mà ngân sách được sử dụng để tạo ra lợi nhuận là chủ thể mà chi phí kinh doanh gián tiếp liên quan. Như vậy có thể hiểu các khoản tài chính được chi cho hoạt động marketing, vận chuyển, đi lại, thù lao của nhân viên kinh doanh, các hóa đơn điện thoại, xăng xe,… là chi phí kinh doanh gián tiếp.

2.2. Chi phí chung và quản lý trong SGA (G&A)

[SGA là gì?] Gia tăng hiệu quả trong quản lý chi phí với SGA
Những khoản ngân sách phục vụ cho hoạt động quản trị của công ty thì được gọi là G&A

Những khoản ngân sách phục vụ cho hoạt động quản trị của công ty thì được gọi là G&A. Nói cách khác, đây là toàn bộ chi phí mà mỗi ngày công ty cần phải sử dụng để được vận hành và tồn tại theo thời gian. Chẳng hạn như chi phí thuê văn phòng, chi phí thuê chỗ để xe,… Những chi phí này không có mối liên hệ trực tiếp với phòng ban, bộ phận chức năng nào cụ thể của doanh nghiệp, nó là chi phí chung và nó diễn ra hàng ngày.

Xem thêm  Kinh nghiệm lựa chọn màn hình để làm việc văn phòng, anh em chia sẻ thêm nhé | Tinh tế

Chính vì vậy, khi so sánh với chi phí kinh doanh như đã nói, chi phí chung và quản lý có giá trị ít biến động hơn. Bởi vì, như ví dụ nêu trên, chúng bao gồm các khoản phí để thuê mặt mặt văn phòng, chỗ gửi xe, vệ sinh môi trường,… Bên cạnh các khoản liên quan đến sản xuất và kinh doanh, chi phí này cũng chứa đựng những khoản phí dùng để trả thu nhập cho những nhân viên ở một số phòng ban chức năng nhất định.

Việc làm quản lý văn phòng

3. Những lợi ích SGA mang lại

[SGA là gì?] Gia tăng hiệu quả trong quản lý chi phí với SGA
SGA ở góc độ về khía cạnh quản trị doanh nghiệp, nó thể hiện một khoản ngân sách cố định lớn, góp phần làm tăng điểm hóa vốn của một công ty

Hãy hiểu vai trò và công dụng mang lại của chi phí SGA là gì? Trên thực tế, xét về năng lực sinh lợi nhuận và cân bằng điểm hòa vốn của doanh nghiệp, SGA có vai trò vô cùng quan trọng. Điểm hóa vốn của một doanh nghiệp chính là tổng số điểm mà kết quả kinh doanh được sản xuất và những khoản tiền phát sinh là những giá trị bằng nhau. Trong trường hợp một doanh nghiệp mong muốn tăng doanh thu của mình, thì đây là một phần giá trị khá dễ dàng để tinh chỉnh. Nếu rút gọn hoặc hạn chế đi ngân sách hoạt động, ví dụ như cắt giảm biên chế của các nhân viên không tạo ra doanh số, thông thường sẽ được không làm cản trở và diễn ra một cách khá nhanh chóng trong quá trình kinh doanh và sản xuất.

Xét về hình thức mua đi bán lại, nhượng quyền kinh doanh,… các nhà lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp có thể tìm ra giải pháp hạn chế sự dư thừa, và bắt đầu tư những loại chi phí của SGA. Có một vài chức danh công việc bị dư thừa sau khi doanh nghiệp bị mua lại hoặc sáp nhập. Chính vì vậy, đây sẽ là phạm vi dễ lợi dụng để gai tăng các giải pháp chinh phục doanh thu, lợi nhuận của những nhà quản trị, quản lý hay giám sát.

Tựu chung, như đã nói, SGA ở góc độ về khía cạnh quản trị doanh nghiệp, nó thể hiện một khoản ngân sách cố định lớn, góp phần làm tăng điểm hóa vốn của một công ty. Và do đó, doanh số và cả doanh thu có thể được yêu cầu đồng bộ để gia tăng tiềm lực phát triển cho một doanh nghiệp. Chính vì vậy, kiểm soát một cách chặt chẽ chi phí này là điều mà những quản trị viên doanh nghiệp nên lưu ý. Điều này có thể tăng tỷ lệ hiệu quả cao bằng việc xem xét thường xuyên các chi phí phát sinh, so sánh vớ chi phí thực tế và phân tích các xu hướng với chi phí ngân sách. Không có cơ sở về ngân sách cũng là một cách để cân bằng quyền kiểm soát đối với chi phí SGA.

Xem thêm  Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh công bố thông tin tuyển sinh Khóa 47 Đại học chính quy năm 2021 – CỔNG TUYỂN SINH UEH

Người tìm việc

4. Giải pháp cơ bản giúp bạn quản lý chi phí SGA

[SGA là gì?] Gia tăng hiệu quả trong quản lý chi phí với SGA
Có một số lưu ý cơ bản nhất nhằm mang lại hiệu quả cao trong cách thức quản trị chi phí của một doanh nghiệp

Những chiến lược then chốt để giúp tiềm lực doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn, đó chính là tối ưu hoạt động quản lý chi phí, trong đó có SGA. Cạnh tranh toàn cầu đang ngày càng gia tăng, các công ty, doanh nghiệp sản xuất đưa ra giá trị chi phí sản xuất không chặt chẽ hơn nhiều so với truyền thông mà họ thực hiện. Dường như trong những năm qua, chi phí SGA đã tăng lên theo tỷ lệ phần trăm của tổng chi phí kinh doanh. Ngày nay, do chi phí bán hàng, marketing quảng cáo, lưu kho và các chi phí khác đang dần trở nên cao hơn, nên SGA không thể tiếp cận phân nửa hoặc nhiều hơn chi phí sản xuất của một doanh nghiệp, ngoại trừ lĩnh vực công nghệ cao.

Mặc dù, sử dụng các biện pháp để đơn giản hóa kế toán chi phí SGA cho bộ phận kế toán của công ty làm việc dưới áp lực phải hoàn thành xong thời hạn báo cáo tài chính. Các biện pháp tùy tiện đó có thể làm sai lệch lợi nhuận doanh thu của một công ty và các phân khúc thị trường khác nhau. Doanh thu có thể bị thổi phồng lên và tổn thất dưới mức sử dụng phương pháp kế toán SGA. Mặc dù có thể có nhiều biến dạng khác nhau, nhưng như chúng ta sẽ thấy một số giải pháp dành cho vấn đề này.

Khi chi phí nguyên vật liệu của một công ty khác nhau rất lớn giữa các dòng sản phẩm của mình, chi phí SGA bị biến dạng nghiêm trọng có thể xảy ra nếu kế toán sử dụng các phương pháp phân bổ theo tỷ lệ phần trăm bán hàng hoặc chi phí bán hàng thông thường. Nhìn chung, việc quản lý chi phí của công ty là đòi hỏi một sự phân tích và nghiên cứu, rút kinh nghiệm lâu dài. Không chỉ các kế toán viên, mà những nhà lãnh đạo, những chuyên viên phân tích tài chính cũng phải gia tăng sự nỗ lực của mình trong hành trình này.

[external_link offset=2]

Có một số lưu ý cơ bản nhất nhằm mang lại hiệu quả cao trong cách thức quản trị chi phí của một doanh nghiệp, đó chính là:

+ Thứ nhất, nằm lòng các định hướng về tăng trưởng doanh thu và doanh số trong kinh doanh để kích cầu mối quan hệ mật thiết với công tác quản trị chi phí, hướng đến tính bền vững trong sự phát triển.

+ Thứ hai, so sánh và đối chiếu với các khoản ngân sách ở thực tại, tinh chỉnh lại việc hạn chế các khoản chi cho phù hợp, gắn liền với các chiến lược phát triển cụ thể.

+ Thứ ba, nhận biết nhanh chóng và chính xác về các loại chi phí tích cực và không tích cực.

+ Thứ tư, dành thời gian hoàn thiện những yếu tố nền tảng đạt yêu cầu giúp hiệu quả trong quá trình quản trị chi phí.

Cuối cùng, hãy nỗ lực trong sự cân bằng giữa toàn bộ chi phí liên quan, cả trên và dưới, trong và ngoài. SGA là gì? Hy vọng bạn đã được bỏ túi những kiến thức bổ ích về nó!

Tìm việc làm online

Từ khóa liên quan

Chuyên mục [external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *