Nơi công cộng phải đeo khẩu trang là những nơi nào?

Đeo khẩu trang là một biện pháp phòng Covid-19 hiệu quả, trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng sẽ bị xử phạt hành chính thậm chí xử lý hình sự. Theo đó, phải hiểu nơi công cộng là gì?

[external_link_head]

Mục lục bài viết

  • Thế nào là nơi công cộng?
  • Không đeo khẩu trang phạt bao nhiêu tiền?
  • Ai có quyền xử phạt người không đeo khẩu trang?
  • Xử phạt không đeo khẩu trang có cần lập biên bản không?

Mục lục bài viết

Thế nào là nơi công cộng?

Hiện nay, cách hiểu về nơi công cộng chưa có sự thống nhất do pháp luật không có định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, “nơi công cộng” được quy định rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, điển hình như:

– Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012:

Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người (khoản 7 Điều 2).

– Nghị định 24/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019:

Các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia theo Điều 3 Nghị định này bao gồm:

+ Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực.

+ Nhà chờ xe buýt.

+ Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.

– Nghị định 103/2009/NĐ-CP về Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng

Nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định tại Quy chế này bao gồm nhà hát, nhà văn hóa, nhà triển lãm, trung tâm văn hóa, câu lạc bộ, cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, giải khát, cửa hàng, cửa hiệu, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, quảng trường, phương tiện vận tải hành khách công cộng và các phương tiện, địa điểm khác có tổ chức các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa (điểm b khoản 1 Điều 2).

– Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

Xem thêm  5 cách sạc pin đúng để smartphone ngày nay không bao giờ bị chai
[external_link offset=1]

2. Công trình công cộng:

a) Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu:

– Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình sử dụng cho mục đích giáo dục, đào tạo, nghiên cứu trong các cơ sở sau: Nhà trẻ, trường mẫu giáo; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường có nhiều cấp học; trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp; trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường hoặc trung tâm đào tạo khác;

– Trạm khí tượng thủy văn, trạm nghiên cứu địa chấn, cơ sở nghiên cứu vũ trụ; các trung tâm cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành khác.

b) Công trình y tế:

Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình sử dụng cho mục đích khám chữa bệnh trong các cơ sở sau: Bệnh viện, phòng khám (đa khoa hoặc chuyên khoa); trạm y tế; nhà hộ sinh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, dưỡng lão; cơ sở phòng chống dịch bệnh; cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm chuyên ngành y tế; các cơ sở y tế khác.

c) Công trình thể thao:

Sân vận động; nhà thi đấu; sân tập luyện, thi đấu các môn thể thao như: gôn, bóng đá, tennis, bóng chuyền, bóng rổ và các môn thể thao khác; bể bơi.

d) Công trình văn hóa:

Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; công trình có tính biểu trưng, nghệ thuật (tượng đài ngoài trời, cổng chào,…), công trình vui chơi, giải trí; các công trình văn hóa khác.

đ) Công trình tôn giáo, tín ngưỡng:

– Công trình tôn giáo: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường; trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo; tượng đài, bia, tháp và các công trình tôn giáo khác;

– Công trình tín ngưỡng: Đình, đền, am, miếu, từ đường (nhà thờ họ) và các công trình tín ngưỡng khác.

e) Công trình thương mại: Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng; nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát và các công trình thương mại khác.

g) Công trình dịch vụ:

– Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; cơ sở nghỉ dưỡng; biệt thự lưu trú, căn hộ lưu trú và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác;

– Biển quảng cáo đứng độc lập; bưu điện, bưu cục, cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác.

h) Công trình trụ sở, văn phòng làm việc:

– Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;

– Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác;

– Các tòa nhà sử dụng làm văn phòng kết hợp lưu trú.

i) Các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác.

Ví dụ: Tòa nhà bố trí công năng theo tầng cao để sử dụng làm chung cư, khách sạn và văn phòng thì thuộc loại công trình hỗn hợp.

[external_link offset=2]

k) Các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục vụ dân sinh.

Kết luận:

Xem thêm  Butler là gì? Tìm hiểu nghề Butler

Từ những quy định nêu trên, có thể hiểu chung nhất, nơi công cộng là nơi phục vụ chung cho nhiều người như công viên, rạp chiếu phim, nhà hàng ăn uống, nhà khách, nhà nghỉ, xe buýt, xe khách…

Nơi công cộng phải đeo khẩu trang là những nơi nào?

Hiểu thế nào là nơi công cộng phải đeo khẩu trang? (Ảnh minh họa)

Không đeo khẩu trang phạt bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế (điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).

Theo đó, từ ngày 28/9/2020, người có hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu để phòng dịch, có thể bị phạt tới 03 triệu đồng.

 

Ai có quyền xử phạt người không đeo khẩu trang?

Theo khoản 1 Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 03 triệu đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 05 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

Xử phạt không đeo khẩu trang có cần lập biên bản không?

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ (theo khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Xem thêm  Hướng dẫn cách chụp màn hình máy tính laptop đơn giản nhất

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Đối chiếu với quy định xử phạt hành vi không đeo khẩu trang, có mức phạt từ 01 – 03 triệu đồng, do đó, không thuộc trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản.

Như vậy, khi phát hiện người có hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng, người có thẩm quyền phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.

Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý… [external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *