ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LÂM NGHIỆP – Tài liệu text

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LÂM NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.48 KB, 11 trang )

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TRONG LÂM NGHIỆP
Hà Văn Huân
Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
Giới thiệu
Công nghệ sinh học (CNSH) là một lĩnh vực công nghệ mới, có nhiều tiềm năng phát
triển và có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Nông-lâm-ngư nghiệp,
bảo vệ môi trường, công nghiệp thực phẩm, y-dược và năng lượng. Trong những năm gần đây,
CNSH ở nước ta đã phát triển với tốc độ rất nhanh, đã có những đóng góp quan trọng trong việc
giải quyết các vấn đề về lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và xử lý ô nhiễm môi trường.
CNSH đã thực sự trở thành một ngành kinh tế-kỹ thuật công nghệ cao, một xu hướng phát triển
mang tính thời đại (Nguyễn Văn Liễu, 2012).Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
ngành nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả đem lại chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của
ngành. Nhận thức rõ vai trò và vị trí quan trọng của CNSH đối với phát triển kinh tế xã hội của
nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22/01/2008 về việc
phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng CNSH của Việt Nam đến năm 2020”. Một
trong những nội dung chính của kế hoạch là phát triển và ứng dụng CNSH ở nước ta chủ yếu tập
trung vào một số lĩnh vực chính, như: Nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm,
vệ sinh an toàn thực phẩm, y-dược và bảo vệ môi trường, đồng thời thúc đẩy sự hình thành và
phát triển các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về công nghệ sinh học. Chính phủ đã
phê duyệt nhiều chương trình, đề án trọng điểm về phát triển và ứng dụng CNSH và giao cho các
bộ, ngành tổ chức triển khai thực hiện (Nguyễn Văn Liễu, 2012). Trong đó, Chương trình trọng
điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiêp và phát triển nông thôn đến năm
2020 đã được Chính phủ phê duyệt sớm nhất và đưa vào triển khai từ năm 2006, đến nay đã đạt
được một số kết quả quan trọng (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2012). Trong những năm qua từ nguồn
kinh phí của Chương trình này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cho triển khai nhiều đề tài, dự án và
đầu tư trang thiết bị CNSH cho nhiều Viện, Trung tâm có hoạt động nghiên cứu về ứng dụng CNSH
trong nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, thú y. Tuy nhiên, kinh phí đầu tư cho các đề tài nghiên cứu
và dự án đầu tư trang thiết bị phục vụ nghiên cứu về CNSH trong lâm nghiệp còn rất hạn chế và chưa
được quan tâm đúng mức. Các nghiên cứu ứng dụng CNSH trong lâm nghiệp ở nước ta thường

được triển khai chậm hơn và kinh phí đầu tư chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các lĩnh vực khác. Vì vậy,
trong thời gian tới nhà nước cần quan tâm hơn nữa và có những cơ chế phù hợp để thúc đẩy ứng
dụng CNSH trong lâm nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả đóng góp của ngành lâm nghiệp đối với việc
phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
Ứng dụng CNSH trong lâm nghiệp sẽ tập trung vào một số hướng trọng tâm, như: (1) cải
thiện giống cây trồng (cây gỗ và cây dược liệu) bằng công nghệ nuôi cấy mô-tế bào thực vật,
chuyển gen, chỉ thị phân tử và gây đột biến thực nghiệm; (2) phân tích đa dạng di truyền nguồn
tài nguyên sinh vật bằng kỹ thuật sinh học phân tử để phục vụ công tác bảo tồn nguồn gen và cải
thiện giống); (3) sản xuất các chế phẩm sinh học (phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật,…)
phục vụ sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững và hiệu quả.
1. Ứng dụng CNSH trong lâm nghiệp trên thế giới
Các nghiên cứu về ứng dụng CNSH đối với cây lâm nghiệp thường tập trung vào 4
hướng chính là nhân giống cây trồng bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro; tạo giống cây lâm nghiệp
biến đổi gen; đánh giá đa dạng di truyền; phân tích hệ gen và bản đồ di truyền. Theo báo cáo
tổng kết của FAO (2004) trong khoảng 10 năm gần đây các nghiên cứu về tạo giống cây lâm
nghiệp biến đổi gen chiếm 19%; trong khi đó những nghiên cứu không liên quan đến biến đổi di
truyền cây lâm nghiệp chiếm tới 81%, trong đó: vi nhân giống 34%, đánh giá đa dạng di truyền
26%, phân tích hệ gen và bản đồ di truyền 21%.

1

Hệ gen và
bản đồ gen
21%

Đa dạng
di truyền
26%

Nhân giống
in vitro
34%

Biến đổi gen
19%

Hình 1. Các hướng nghiên cứu ứng dụng CNSH cho cây lâm nghiệp
Trên thế giới, các nghiên cứu cơ bản cũng như ứng dụng CNSH trong lâm nghiệp thường
chậm hơn trong nông nghiệp. Ví dụ, nghiên cứu tạo giống cây trồng nông nghiệp biến đổi gen
được triển khai từ năm 1980, đến năm 1995 đã có nhiều giống cây nông nghiệp biến đổi gen
chính thức được trồng thương mại; thì đến những năm 1990 các nghiên cứu về tạo giống cây lâm
nghiệp biến đổi gen mới bắt đầu được triển khai. Như vậy, có nghĩa lĩnh vực nghiên cứu về cây
lâm nghiệp biến đổi gen còn rất mới mẻ. Mặc dù, các nghiên cứu về tạo giống cây lâm nghiệp
biến đổi gen đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, tập trung chủ yếu vào 15
nước có các hoạt động nghiên cứu nhiều nhất chiếm trên 77% các hoạt động nghiên cứu trên
toàn cầu. Trong 15 nước này, nhóm các nước phát triển chiếm 68%, trong đó Mỹ (14 %), Pháp
(9 %), Canada (8 %), Nhật (4,5 %), Australia (4,2), Anh (4 %) và nhóm các nước đang phát triển
chiếm 32%, trong đó Ấn Độ (9 %), Trung Quốc (6 %) và Brazil (2.5 %).

16%
14%
12%
10%
8%
6%
4%
2%
0%

Hình 2. Các nước có hoạt động nghiên cứu cây lâm nghiệp biến đổi gen nhiều nhất (theo FAO, 2004)

Các nghiên cứu về cây lâm nghiệp biến đổi gen đã được triển khai trên nhiều đối tượng
khác nhau, trong đó chủ yếu tập trung vào 9 loài cây chính là: Populus (47%), Pinus (19%),
Eucalyptus (7%), Liquidambar (5%), Picea (5%), Betula (3%), Larix (2%), Ulmus (2%) các loài
cây khác chiếm khoảng 8%.

2

Hình 3. Các loài cây lâm nghiệp được tập trung nghiên cứu biến đổi gen
Trong đó có 4 giống cây biến đổi gen đã được trồng khảo nghiệm là: Populus chiếm
51%, Pinus chiếm 23%, Liquidambar chiếm 11% và Eucalyptus chiếm 7% (FAO, 2004). Đến
nay, mới chỉ có Trung Quốc là nước duy nhât đầu tiên có hai giống cây lâm nghiệp (Populus
nigra và Hybrid poplar 741) biến đổi gen được trồng thương mại.
Các hoạt động nghiên cứu về cây lâm nghiệp biến đổi gen ở Châu Âu (39%), Châu Á
(24%), Bắc Mỹ (23%), Châu Đại Dương (6%), Nam Mỹ (5%), Châu Phi (3%) và vùng cận Đông
(1%).
S o u th
A m e r ic a ,
5 %

A f r ic a ,
3 %

O c e a n ia ,
6 %
N o rth
A m e ric a ,
2 3 %

N e a r
E a s t, 1%

E u ro p e ,
3 9 %

A s ia, 2 4 %

Hình 4. Hoạt động nghiên cứu cây lâm nghiệp biến đổi gen ở các khu vực trên thế giới
Theo thống kê của FAO, đã có khoảng 520 báo cáo về nghiên cứu cây lâm nghiệp biến
đổi gen. Trong đó, nơi có công bố nhiều nhất là khu vực Bắc Mỹ (48%), Châu Âu (32%), Châu
Á (14%), Châu Đại dương (5%), Nam Mỹ (1%) và Châu Phi thấp hơn 1%.
2. Ứng dụng CNSH trong lâm nghiệp ở Việt Nam
2.1. Ứng dụng CNSH trong nhân giống cây lâm nghiệp
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô-tế bào thực vật để nhân
giống cây trồng có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần làm tăng năng suất, chất lượng rừng trồng
từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng. Bởi lẽ, nuôi cấy mô-tế bào thực vật là công
nghệ nhân giống cây trồng tiên tiến, đem lại hiệu quả cao. Cây giống được tạo ra bằng kỹ thuật
nuôi cấy mô-tế bào có nhiều ưu điểm, như: Cây giống vẫn giữ nguyên được phẩm chất di truyền
tốt của cây mẹ, đồng đều, sạch bệnh, có thể sản xuất cây giống ở quy mô lớn, trong phạm vi

3

không gian hẹp, không phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết (Đỗ Năng Vịnh, 2012). Ngoài ra, công
nghệ nuôi cấy mô-tế bào thực vật cũng được ứng dụng để nhân nhanh sinh khối tế bào thực vật
thông qua việc nuôi cấy tế bào đơn hoặc phôi soma để sản xuất các hợp chất thứ sinh có hoạt
tính ứng dụng trong y-dược và công nghiệp hóa mỹ phẩm. Ở nước ta, việc nghiên cứu ứng dụng
công nghệ nuôi cấy mô-tế bào thực vật để nhân nhanh một số giống cây trồng đã được tiến hành

từ những năm 1980, đến nay đã đạt được những kết quả đáng kể (Đỗ Năng Vịnh, 2012). Các đối
tượng cây trồng đã được nhân giống thành công bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, như: Các
loài cây có giá trị kinh tế phục vụ gây trồng quy mô lớn, như một số loài hoa (hoa lan, cúc, đồng
tiền, lily, phăng, cẩm chướng, lay ơn, hoa hồng); Cây lương thực, thực phẩm (khoai tây, cà chua,
súp lơ, khoai sọ, khoai môn, sắn); Cây ăn quả (chuối, dứa, dâu tây, cam, quýt, bưởi); Cây công
nghiệp (mía, cà phê, thuốc lá). Đối với cây lâm nghiệp thường tập trung vào một số loài cây thân
gỗ có khả năng trồng rừng sản xuất, cây bản địa và cây dược liệu quý hiếm. Các nghiên cứu ứng
dụng công nghệ nuôi cấy mô-tế bào để nhân giống cây lâm nghiệp chủ yếu tập trung ở một số cơ
sở, như: Trung tâm Khoa học và Sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh, Viện Nghiên cứu Cây
nguyên liệu giấy Phù Ninh, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp và một số doanh nghiệp giống cây trồng,…Nhiều quy
trình kỹ thuật nhân giống cây lâm nghiệp đã được xây dựng thành công và đưa vào sản xuất,
như: Quy trình nhân giống cây Bạch đàn urô dòng U6, Bạch đàn lai, Keo, Hông, Tếch, Dó bầu,
Lõi thọ, Song mật, Xoan ta (Đoàn Thị Mai, 2010; Trần Thị Doanh, 2012; Hồ Văn Giảng, 2012;
Trương Thị Bích Phượng, 2012; Vũ Thị Huệ, 2011; Hà Bích Hồng, 2012). Trong đó, điển hình
là Trung tâm Khoa học và Sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh triển khai nhiều đề tài, dự án
về nhân giống cây lâm nghiệp và đã sản xuất hàng chục triệu cây giống cung cấp cho các dự án
trồng rừng sản xuất (Trần Thị Doanh, 2012; Thanh Hằng, 2012).
2.2. Ứng dụng CNSH trong chọn tạo giống cây lâm nghiệp
Công tác nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng bằng các biện pháp truyền thống đã được
tiến hành từ rất sớm, đến nay đa đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, phương pháp
này còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Gần đầy nhờ sự phát triển của các phương pháp tiên tiến
trong công nghệ sinh học, như: Phương pháp chuyển gen thực vật, chỉ thị phân tử, gây đột biến
tế bào soma,…Các phương pháp này được xem là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho các phương pháp
chọn tạo giống truyền thống, góp phần rút ngắn thời gian, công sức và nhanh chóng đạt được
mục tiêu đề ra trong các chương trình cải thiện giống. Mặc dù, việc nghiên cứu ứng dụng các kỹ
thuật CNSH trong chọn tạo giống cây trồng ở nước ta mới được triển khai trong một thời gian
ngắn, nhưng cũng đã đạt được một số kết quả quan trọng, là tiền đề tốt cho công tác cải thiện
giống ở mức độ cao hơn trong thời gian tới.
2.2.1. Tạo giống cây trồng bằng công nghệ chuyển gen

Chuyển gen thực vật là một kỹ thuật tạo giống mới cho phép các nhà khoa học lựa chọn
một hay một số gen quy định một hay một số đặc điểm quý mong muốn, đưa chúng vào và tích
hợp với hệ gen của một giống cây trồng nhằm tạo ra giống cây trồng mới mang tính trạng theo
mong muốn của con người. Khác với phương pháp lai giống truyền thống, chuyển gen chỉ đưa
những gen quý, liên quan đến tính trạng đã được xác định trước mà không đưa toàn bộ hệ gen
của một cơ thể khác vào giống mới được tạo, vì thế quá trình này mang lại hiệu quả cao vì ngăn
ngừa không cho hàng ngàn gen không mong muốn thâm nhập vào giống mới tạo ra. Một ưu việt
khác nữa của kỹ thuật chuyển gen cho phép các nhà khoa học có thế tích hợp được gen từ các cơ
thể rất xa nhau về nguồn gốc, thậm chí từ động vật, vi sinh vật và vi rút vào cây trồng – điều mà
không thể thực hiện được trong lai tạo giống truyền thống. Do đó, chuyển gen được xem là một
công cụ hữu hiệu hơn so với biện pháp tạo giống truyền thống trong việc cải thiện năng suất,
chất lượng cây trồng và thúc đẩy các biện pháp sản xuất có lợi cho môi trường.
Ở nước ta chính thức đầu tư và khuyến khích các nghiên cứu tạo giống cây trồng biến đổi
gen từ năm 2006, sau khi chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực
nông nghiêp và phát triển nông thôn đến năm 2020 được chính phủ phê duyệt (theo Quyết định
số 11/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Các đề tài nghiên cứu về chuyển gen thực vật
chủ yếu được tiến hành ở cơ sở nghiên cứu khoa học lớn có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên

4

môn cao, trang thiết bị hiện đại. Đối với cây nông nghiệp, trong giai đoạn 2006-2011 các nhà
khoa học của Việt Nam đã tạo được một số dòng bông, ngô, đậu tương biến đổi gen mang gen
kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ (Nguyễn Văn Đồng, 2012; Trần Thị Cúc Hòa, 2012), một số dòng
cà chua chuyển gen kháng bệnh vi rút xoắn vàng lá (Đặng Thị Vân, 2012), thuốc lá chuyển gen
kháng bệnh khảm lá và xoắn đọt (Lê Văn Sơn, 2012). Các dòng cây chuyển gen nay đang được
đánh giá trong phạm vi nhà lưới về khả năng biểu hiện của gen chuyển và hình thành các dòng
cây biến đổi gen tiến tới khảo nghiệm và ứng dụng vào sản xuất (Nguyễn Thị Thanh Thủy,
2012). Tuy nhiên, để đưa các giống cây trồng biến đổi gen này vào sản xuất diện rộng đang gặp
rất nhiều khó khăn. Đối với cây lâm nghiệp, việc nghiên cứu và phát triển giống biến đổi gen có

nhiều thuận lợi hơn so với cây nông nghiệp do các sản phẩm từ cây lâm nghiệp nghiệp điến đổi
gen không sử dụng trực tiếp làm thức ăn cho người và động vật nên ít bị cản trở hay kiểm soát
bởi các quy định về quản lý an toàn sinh vật biến đổi gen. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đã
khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu tạo giống cây lâm nghiệp biến đổi gen. Trong khi đó,
đối với cây nông nghiệp biến đổi gen thì bị kiểm soát chặt chẽ hoặc bị hạn chế hoặc cấm hoàn
toàn.
Đến nay, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã phê duyệt 04 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp
nhà nước về tạo giống cây lâm nghiệp biến đổi gen, trên 3 đối tượng cây lâm nghiệp là: Xoan ta,
Thông và Bạch đàn. Trong đó, tại Viện CNSH Lâm nghiệp – trường Đại học Lâm nghiệp đã và
đang triển khai 02 nhiệm vụ cấp nhà nước về tạo giống cây Xoan ta và Bạch đàn urô. Trong đó
đề tài “Nghiên cứu tạo giống Xoan ta biến đổi gen” với mục tiêu tạo giống cây trồng mới có
năng suất cao, chất lượng tốt, nhóm tác giả đã tiến hành chuyển gen tăng khả năng sinh trưởng
(gen GA20) và tăng chất lượng gỗ (gen 4CL1) vào cây Xoan ta. Kết quả đã xây dựng thành công
quy trình biến nạp gen vào đối tượng Xoan ta đạt hiệu quả cao, tạo được 05 dòng Xoan ta
chuyển gen sinh trưởng nhanh và 03 dòng Xoan ta chuyển gen tăng chất lượng gỗ. Ngoài ra, đề
tài “Nghiên cứu tạo giống Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla) sinh trưởng nhanh bằng công nghệ
chuyển gen”, theo kế hoạch đề tài sẽ triển khai trong 5 năm (2012-2016). Đến nay, nhóm nghiên cứu
đã xây dựng được hệ thống tái sinh Bạch đàn urô thông qua phôi soma với hiệu suất cao phục vụ biến
nạp gen và đã tạo ra một số dòng Bạch đàn chuyển gen trong phạm vi phòng thí nghiệm. Sự thành
công của đề tài thể hiện các nhà khoa học của Việt Nam hoàn toàn có khả năng tiếp cận và làm
chủ loại công nghệ mới này. Kết quả của đề tài cũng đã khẳng định một hướng nghiên cứu mới
trong lĩnh vực chọn tạo giống cây trồng lâm nghiệp mới và công nghệ này có thể áp dụng được ở
Việt Nam. Trong tương lai, các nhà khoa học hy vọng hướng nghiên cứu tạo giống cây trồng đặc
biệt là đối tượng cây lâm nghiệp bằng công nghệ chuyển gen sẽ tiếp tục được quan tâm phát
triển. Tuy nhiên, nghiên cứu tạo giống cây lâm nghiệp biến đổi gen cần có nhiều thời gian.
Trước tiên, cần xác định những loài cây chủ lực để tập trung nghiên cứu phát triển, sau đó xây
dựng chương trình nghiên cứu tổng thể dài hạn cho từng loài cây cụ thể với mức đầu tư kinh phí
và thời gian nghiên cứu phù hợp (10-15 năm), giao nhiệm vụ cho cơ sở nghiên cứu và nhóm nhà
khoa học đủ mạnh tập trung nghiên cứu để tạo ra được sản phẩm cuối (giống mới) đáp ứng mục
tiêu của con người.

A

B

Cây Xoan ta chuyển gen tăng sinh
trưởng (gen GA20)
A. cây đối chứng; B. cây chuyển gen

A

B

Cây Xoan ta chuyển gen tăng chất
lượng gỗ (gen 4CL1)
A. cây đối chứng; B. cây chuyển gen

5

2.2.2. Chọn tạo giống cây trồng bằng kỹ thuật chỉ thị phân tử
Trong tự nhiên cũng đã tồn tại những biến dị di truyền, hoặc con người chủ động tiến
hành lai hữu tính để tạo ra các tổ hợp di truyền mới, đây là nguồn vật liệu quý cho công tác chọn
tạo giống. Theo phương pháp truyền thống để chọn được những dòng/giống tốt theo mục tiêu
chọn giống cần rất nhiều thời gian, công sức và kinh phí. Các kỹ thuật tiên tiến trong CNSH có
thể hỗ trợ hiệu quả cho các nhà chọn tạo giống nhanh chóng sàng lọc và chọn được những dòng
hay cá thể đáp ứng mục tiêu chọn giống. Hiện nay, một số chỉ thị phân tử đã được phát triển và
sử dụng trong phân tích mối quan hệ di truyền, chọn tạo giống cây trồng mới như: Kỹ thuật
RAPD, RFLP, AFLP, SSR, STS, MAS, SNP,…Ưu điểm của sử dụng chỉ thị phân tử trong chọn
tạo giống là có thể chọn lọc cá thể tốt ngay khi ở giai đoạn cây còn nhỏ, nên tiết kiệm được thời

gian, công sức, diện tích trồng cây thí nghiệm, không bị ảnh hưởng bởi môi trường, có thể phân
biệt được dạng đồng hợp tử và dị hợp tử,… Hiện nay, một số nước chưa chấp nhận sản phẩm của
cây lương thực, thực phẩm biến đổi gen do còn lo ngại về vấn đề an toàn của loại sản phẩm này,
còn đối với cây lâm nghiệp thường có chu kỳ sinh trưởng dài nên rất khó khăn cho việc chọn
giống theo phương pháp truyền thống. Vì vậy, việc ứng dụng chỉ thị phân tử để chọn tạo các
giống cây trồng thuộc nhóm cây lương thực, thực phẩm và cây lâm nghiệp là rất phù hợp và có
hiệu quả.
Đến nay, các nhà khoa học của Việt Nam đã chọn tạo được một số dòng/giống lúa có
triển vọng năng suất và chất lượng cao, kháng bệnh nhờ sự trợ giúp của chỉ thị phân tử kết hợp
với lai giống truyền thống. Các dòng/giống này đã và đang khảo nghiệm quốc gia, một số giống
đã được công nhận là giống sản xuất thử (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2012). Ngoài ra, đã chọn
được một số giống cà chua có khả năng kháng vi khuẩn, vi rút; Giống đậu tương kháng bệnh rỉ
sắt, chống chịu khô hạn; Giống ngô chống chịu khô hạn (Bùi Chí Bửu, 2012; Trần Kim Định,
2012; Trần Thị Cúc Hòa, 2012); Giống bông kháng bệnh xanh lùn, có chất lượng sơ tốt (Nguyễn
Thị Thanh Thủy, 2012; Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 2012); Cây có múi chống chịu bệnh vàng lá
Greening (Nguyễn Văn Hòa, 2012). Đối với cây lâm nghiệp, ở Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam cũng đã triển khai một số đề tài nghiên cứu chọn giống Bạch đàn, Keo sinh trưởng nhanh,
kháng bệnh bằng kỹ thuật chỉ thị phân tử. Tuy nhiên, kết quả thu được cũng mới chỉ là bước đâu.
Vì vậy, các nhà khoa học cùng với các nhà quản lý cần quan tâm hơn nữa, đẩy mạnh các nghiên
cứu chọn tạo giống cây lâm nghiệp mới theo hướng nghiên cứu này.
2.2.3. Chọn tạo giống cây trồng bằng gây đột biến tế bào soma
Trong quá trình nuôi cấy mô-tế bào thực vật đặc biệt là nuôi cấy mô sẹo và nuôi cấy tế
bào đơn, thường xuất hiện các đột biến theo một tần xuất nhất định. Do đó, cây con được tạo ra
có thể có kiểu gen sai khác với kiểu gen của cây mẹ ban đầu, hiện tượng này gọi là biến dị tế bào
soma. Vì đột biến soma là loại biến dị mang tính cá thể, vô hướng nên có thể có hại, có lợi, hoặc
trung tính. Quần thể các tế bào/cơ thể biến dị này được xem là một nguồn vật liệu quý, để các
nhà khoa học tiến hành chọn lọc những biến dị có lợi theo mục tiêu của con người, phục vụ cho
công tác cải thiện giống cây trồng. Tuy nhiên, tần xuất đột biết các tế bào soma trong quá trình
nuôi cấy mô-tế bào thực vật thường rất thấp. Vì vậy, các nhà khoa học thường tiến hành gây đột
biến nhân tạo bổ sung để làm tăng tần xuất đột biến nhằm tạo ra quần thể tế bào bị đột biến đa

dạng. Các tác nhân thường được sử dụng để gây đột biến, như: Tia phóng xạ, hóa chất hay sốc
nhiệt. Trong đó, tia phóng xạ thường được các nhà khoa học sử dụng để gây đột biến các tế bào
soma trong nuôi cấy mô-tế bào thực vật và đem lại hiệu quả cao. Trên thế giới phương pháp này
đã được áp dụng từ rất sớm và đã đạt được nhiều thành quả quan trọng (Đỗ Năng Vịnh, 2012). Ở
Việt Nam, mặc dù ứng dụng phương pháp này chưa được phổ biến, nhưng cũng đã được triển
khai và đạt được một số thành tựu đáng kể. Bằng phương pháp này, các nhà khoa học ở Viện Di
truyền Nông nghiệp đã tạo ra nhiều giống hoa có màu sắc khác nhau, sạch bệnh, có thể trồng
quanh năm, tạo điều kiện cho nông dân kéo dài các vụ hoa, nâng cao hiệu quả sản xuất
(http://www.agi.gov.vn/). Tiêu biểu là công trình nghiên cứu của tác giả Đào Thị Thanh Bằng ở
Viện Di truyền Nông nghiệp, bằng kỹ thuật chiếu xạ kết hợp với nuôi cấy mô-tế bào đã tạo được
03 giống hoa cúc với 3 màu sắc khác nhau, có bông to, màu sắc đẹp, lạ mắt, rất đồng đều và sạch
bệnh. Ngoài giống hoa cúc, bằng công nghệ chiếu xạ tạo đột biến, các nhà khoa học cũng đã tạo
ra nhiều giống hoa mới như hoa loa kèn bền ngày hơn, hoa hồng nhiều màu sắc, các loại hoa lan

6

nở đúng vào dịp tết (http://www.agi.gov.vn/), hoa cẩm chướng (Nguyễn Thị Lý Anh, 2012).
Ngoài ra, các giống cây trồng khác như giống lúa mới DR2 có khả năng chịu hạn, chịu lạnh,
bông vải, khoai tây, khoai lang, dâu tằm, chuối, các cây dược liệu có hàm lượng tinh dầu và hoạt
chất sinh học cao, các loại cây ăn quả như cam, quýt, nhãn, vải không hạt cũng đã được tạo ra
bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm (http://www.agi.gov.vn/; Hà Thị Thúy, 2012).
Theo đánh giá của các nhà khoa học, so với phương pháp tạo giống cây trồng mới bằng
biến đổi gen đang gây nhiều tranh cãi thì tạo giống cây mới bằng đột biến phóng xạ được đánh
giá là phương pháp có tiềm năng và an toàn. Do vậy, trong thời gian tới việc chọn tạo giống cây
trồng mới bằng công nghệ chiếu xạ sẽ là giải pháp nhanh, hiệu quả đối với ngành nông lâm
nghiệp.
2.3. Ứng dụng CNSH trong phân tích đa dạng di truyền tài nguyên sinh vật
Trong thời gian qua, việc phân loại và đánh giá đa dạng di truyền sinh vật chủ yếu dưa trên
các đặc điểm hình thái. Phương pháp phân loại truyền thống này trong nhiều trường hợp còn gặp

Xem thêm  HLV Hoàng Anh Tuấn hé lộ chiến thuật của U20 Việt Nam tại World Cup | Tin tức game mới cập nhật tại Bem2

nhiều khó khăn và hạn chế, như: nhiều sinh vật có hình thái rất giống nhau nhưng thực tế lại rất
khác nhau trong hệ thống phân loại (hệ gen rất khác nhau); ngược lại nhiều sinh vật có hình thái
rất khác nhau nhưng lại rất gần nhau trong hệ thống phân loại (hệ gen rất giống nhau). Mặt khác,
phương pháp phân loại truyền thống dựa trên các đặc điểm hình thái rất khó phân biệt được sự
khác biệt giữa các biến thể trong cùng loài.
Gần đây nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung và các kỹ thuật sinh
học phân tử nói riêng đã cho phép chúng ta nhanh chóng xác định được sự khác biệt về vật chất
di truyền giữa các loài sinh vật, thậm chí giữa các cá thể sinh vật trong cùng loài. Từ đó xác định
được mối quan hệ di truyền giữa các cá thể, quần thể hay xuất xứ sinh vật khác nhau. Sự ra đời
và phát triển của sinh học hiện đại đã cung cấp những công cụ thích hợp cho phân tích, nghiên
cứu di truyền một cách nhanh chóng và hiệu quả (Atienzar và cộng sự, 2000; Costa và cộng sự,
2006; Kawar và cộng sự, 2009). Một số kỹ thuật phân tích ADN hiện đang được sử dụng phổ
biến để xác định sự đa dạng di truyền và mối quan hệ di truyền giữa các sinh vật, như: Kỹ thuật
RAPD, AFLP, RFLP, SSR, ISSR, SNIP, DNA Barcod,…Tuy nhiên, đến nay chưa có kỹ thuật
sinh học phân tử nào là ưu việt tuyệt đối, mỗi kỹ thuật đều có những ưu điểm và hạn chế riêng,
tùy từng trường hợp cụ thể mà chọn lựa kỹ thuật phân tích ADN phù hợp để đạt được hiệu quả
phân tích cao nhất. Trong đó, chỉ thị RAPD là một trong những chỉ thị đã được sử dụng khá phổ
biến để đánh giá đa dạng di truyền ở nhiều loài cây rừng, như: Lim xanh (Nguyễn Hoàng Nghĩa
và cộng sự, 2005), Sao lá hình tim (Hopea cordata Vital) (Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự,
2006), cây họ Dầu (Nguyễn Đức Thành và cộng sự, 2005), Sao mạng Cà Ná (Hopea reticulate
Tardicu) (Nguyễn Đức Thành và cộng sự, 2009) và Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.)
(Nguyễn Thị Hải Hồng và cộng sự, 2012), Tràm bản địa (Melaleuca cajuputi) (Nguyễn Việt
Cường và cộng sự, 2010), họ Song mây (Sarmah và cộng sự, 2007; Vũ Thị Huệ và cộng sự,
2009). Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất các biện pháp bảo tồn nguồn
gen, cải thiện giống phù hợp và hiệu quả nhất.
2.4. Ứng dụng CNSH trong sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ nông lâm nghiệp
Những năm gần đây, ngành nông lâm nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Năng suất, chất lượng nông lâm sản ngày càng được nâng cao; từ một quốc gia thiếu lương thực,
thực phẩm đến đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và dư thừa để xuất khẩu. Có được
thành quả đó, một phần nhờ vào việc phát triển và sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc

bảo vệ thực vật hóa học có tác dụng nhanh trong sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc lạm
dụng quá mức phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng,
như: ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ra nhiều loại dịch bệnh mới, khó điều
trị; tăng khả năng kháng thuốc của các loài vi khuẩn, nấm, sâu bệnh gây hại cây trồng; giảm sự
đa dạng sinh vật, gây ô nhiễm môi trường và đất trồng cây bị thoái hóa, bạc màu,…Như vậy, vấn
đề đặt ra là cần có biện pháp để hạn chế và khắc phục những tồn tại nêu trên, để xây dựng nền
sản xuất nông lâm nghiệp sạch, an toàn và bền vững. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chỉ ra, sử dụng các vi sinh vật có ích (như vi sinh vật cố
định nitơ; phân giải phốt pho; phân giải lưu huỳnh; phân giải cellulose, xilan; sản xuất các chất
kích thích sinh trưởng thực vật; kháng bệnh cây trồng; tổng hợp các axít amin cho cây trồng,…)

7

sẽ làm tăng năng suất và chất lượng nông lâm sản; giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật hóa học; giảm ô nhiễm của hàm lượng nitrat (NO -3); cây trồng khỏe mạnh, khả năng chống
sâu bệnh cao; từ đó góp phần cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái và giảm chi phí cho sản
xuất nông lâm nghiệp.
Ở Nước ta, nghiên cứu về phân bón vi sinh đã được tiến hành từ những năm 1980 và đã
đạt được một số kết quả bước đầu. Nhận thấy vai trò quan trọng của phân vi sinh đối với sự phát
triển nông lâm nghiệp bền vững, từ những năm 1990 trở lại đây, các nghiên cứu về sản xuất phân
vi sinh được tập trung triển khai ở nhiều cơ sở nghiên cứu như: Viện Khoa học Nông nghiệp,
Viện Công nghệ Sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới, Trường Đại học Nông nghiệp, Đại học
Khoa học Tự nhiên – ĐHQG HN, Đại học Cần thơ,…). Hàng loạt các đề tài nghiên cứu thuộc
chương trình công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp giai đoạn 1986-1990 và chương trình
công nghệ sinh học giai đoạn 1991-1995, 1996-2000, 2001-2005 đã được thực hiện, tiêu biểu
như: Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước “Nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng phân vi sinh
vật cố định nitơ nhằm nâng cao năng suất lúa và cây trồng cạn” do tác giả Nguyễn Văn Vũ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam làm chủ trì cùng với 8 đơn vị khoa học khác
trong cả nước phối hợp triển khai. Đề tài “Nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ mới
nhằm mở rộng việc sản xuất và ứng dụng phân vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân trong

nông nghiệp” thuộc Chương trình công nghệ quốc gia, giai đoạn 1996-1998, đã xây dựng thành
công quy trình sản xuất phân vi sinh cố định đạm, phân giải lân trên nền chất mang không thanh
trùng. Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứa sản xuất thử nghiệm phân bón vi sinh vật đa chủng,
phân bón chức năng phục vụ chăm sóc cây trồng cho một số vùng sinh thái” thuộc chương trình
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sinh học do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa thực hiện.
Kết quả của đề tài đã hoàn thiện được quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm và phân hữu cơ vi
sinh đa chủng chất lượng cao trên qui mô công nghiệp (Phạm Văn Toản, 2007).
Đến nay, đã có nhiều kết quả nghiên cứu được chuyển giao cho các cơ sở sản xuất và
nhiều loại phân bón vi sinh đã đưa vào sử dụng phổ biến trong sản xuất nông lâm nghiệp ở nước
ta. Sử dụng phân vi sinh trong sản xuất nông nghiệp sẽ giảm được lượng phân bón và thuốc bảo
vệ thực vật hóa học, từ đó góp phân làm sạch môi trường, phòng bệnh cho cây trồng, vật nuôi và
con người, giảm được chi phí cho sản xuất góp phần cải thiện đời sống của người dân. Như vậy,
việc sử dụng phân vi sinh được xem là giải pháp có hiệu quả để xây dựng nền sản xuất nông lâm
nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững.
Kết luận
Công nghệ sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển ngành nông-lâm
nghiệp của nước ta, góp phần xây dựng và phát triển nền sản xuất nông lâm nghiệp bền vững và
hiệu quả cao. Tuy nhiên, sự quan tâm cũng như đầu tư của nhà nước để thúc đẩy việc ứng dụng
CNSH trong lĩnh vực lâm nghiệp còn rất hạn chế. Các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng CNSH
trong lâm nghiệp thường được triển khai chậm hơn và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với các nghiên
cứu ứng dụng CNSH trong lĩnh vực khác như nông nghiệp và thủy sản.
Các kỹ thuật tiên tiến trong công nghệ sinh học được xem là các công cụ hỗ trợ có hiệu
quả cho công tác cải thiện giống cây trồng. Bên cạnh những thành tựu về chọn tạo giống cây lâm
nghiệp theo phương pháp truyền thống đã đạt được, trong những năm gần đây các nhà khoa học
đã bắt đầu triển khai một số nghiên cứu ứng dụng CNSH trong công tác cải thiện giống cây lâm
nghiệp và đã đạt được một số tựu quan trọng như: đã xây dựng được nhiều quy trình nhân giống
bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro cho nhiều loài cây trồng có giá trị kinh tế cao, quý hiếm và đã
được áp dụng vào thực tiễn sản xuất; đã chọn tạo được một số dòng/giống cây trồng mới bằng
phương pháp chuyển gen thực vật và chỉ thị phân tử ADN ở trong phạm vi phòng thí nghiệm.
Điều đó thể hiện các nhà khoa học đã tiếp cận và dần làm chủ công nghệ chọn tạo giống tiên tiến

và bước đầu đã tạo được nguồn vật liệu quan trọng phục vụ công tác cải thiện giống sau này. Vì
vậy, nhà nước cần quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa để thúc đẩy việc ứng dụng CNSH trong
lâm nghiệp đặc biệt là các nghiên cứu về nhân, chọn tạo giống cây lâm nghiệp bằng công nghệ
nuôi cấy mô-tế bào, chuyển gen thực vật, chỉ thị phân tử và gây đột biến thực nghiệm. Đối với
cây lâm nghiệp, trước tiên cần xác định những loài cây chủ lực và xây dựng chương trình nghiên
cứu dài hạn (10-15 năm) cho từng loài cây cụ thể. Chương nghiên cứu này sẽ được chia thành

8

nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có mục tiêu, sản phẩm nghiên cứu rõ ràng với mức đầu tư kinh
phí tương xứng và thời gian nghiên cứu phù hợp (3-5 năm), như vậy mới đảm bảo tính khoa học
và khả thi thì các nhà khoa học sẽ tạo ra được sản phẩm cuối (giống mới) đáp ứng mục tiêu của
con người và đưa được vào thực tiễn sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng lâm sản
và hiệu quả sản xuất của ngành lâm nghiệp ở nước ta.
Tài liệu tham khảo
1. Tiếng Việt
1) Bùi Chí Bửu và cộng sự (2012). Hiện trạng nghiên cứu và ứng dụng CNSH trên một số cây trồng chính ở các
tỉnh miền Nam. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia-Kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong
lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.
2) Đặng Thi Vân và cộng sự (2012). Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật chuyển gene trong tạo giống kháng bệnh virus
xoăn vàng lá cà chua của Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia-Kết quả nghiên cứu phát triển công
nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp
2012.
3) Đỗ Năng Vịnh (2012). Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào trong chọn tạo, phát triển giống cây trồng mới.
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng
trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.
4) Đoàn Thị Mai và cộng sự (2010). Nghiên cứu nhân nhanh giống Keo lai tự nhiên, Keo lai nhân tạo, Bạch đàn
uro, Bạch đàn lai nhân tạo (mới chọn tạo) và Lát hoa bằng công nghệ tế bào. Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học
Công nghệ cấp Nhà nước.

5) Hà Bích Hồng và cộng sự (2012). Nhân giống in vitro cây Lõi thọ (Gmelina arborea Roxb) phục vụ bảo tồn
nguồn gen. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tháng 6, 2012.
6) Hà Minh Thanh (2012) Nghiên cứu phát triển chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh phytophthora trên các cây
trồng chính. Báo cáo Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh
vực trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.
7) Hà Thị Thúy và cộng sự (2012). Nghiên cứu tạo giống bưởi, cam, quýt không hạt bằng công nghệ sinh học. Kỷ yếu Hội
thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ
thực vật và bảo vệ môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.
8) Hà Văn Huân, Trần Văn Tiến., (2013). Đánh giá đa dạng di truyền quần thể Re hương bằng chỉ thị RAPD phục
vụ bảo tồn và cải thiện giống. Báo cáo khoa học Hội nghị kho học Công nghệ sinh học Toàn quốc 2013, Hà
Nội. 831-835
9) Hồ Văn Giảng và cộng sự (2011). Tạo giống Xoan ta (Melia azedarach L.) sinh trưởng nhanh bằng kỹ thuât
chuyển gen. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nôn thôn. 11:11-14.
10) Lê Huy Hàm (2012). Định hướng nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới thích ứng với biến đổi khí hậu bằng
công nghệ sinh học. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học
trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.
11) Lê Như Kiểu (2012). Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong phòng trừ bệnh héo xanh lạc và
vừng. Báo cáo Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực
trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.
12) Lê Văn Sơn và cộng sự (2012). Nghiên cứu tạo giống thuốc lá kháng bệnh khảm lá và xoăn đọt bằng kỹ thuật
chuyển gen. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh
vực trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.
13) Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Hoàng Nghĩa., (2005). Nghiên cứu quan hệ di truyền của một
số loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) ở Việt Nam dựa trên đa hình ADN genome và lục lạp. Kỷ yếu Hội
nghị toàn quốc “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống”: 1379-1382.
14) Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Văn Phượng và Nguyễn Hoàng Nghĩa., (2009). Đa dạng di truyền của loài Sao
mạng (Hopea reticulate Tardicu) dựa trên phân tích một số chuỗi DNA lục lạp và chỉ thị RAPD. Tạp chí Công
nghệ sinh học, 7(2): 203-210;
15) Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Đức Thành., (2006). Kết quả phân tích đa dạng di truyền
loài Sao lá hình tim (Hopea cordate vidal) thuộc dọ dàu bằng chỉ thị phân tử. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT,

10: 75-77;
16) Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Quốc Trọng, Nguyễn Đức Thành., (2005). Kết quả bước đầu đánh giá đa dạng di
truyền của ba xuất xứ Lim xanh bằng chỉ thị phân tử RAPD và ADN lục lạp. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT,
11: 80-81
17) Nguyễn Hữu Hổ và cộng sự (2009). Bước đầu nghiên cứu tạo phôi sô-ma từ rễ in vitro cây sâm ngọc linh
(Panax vietnamensis Ha et Grushv.). Báo cao khoa học – Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc, Thái Nguyên
2009. tr.143-146.
18) Nguyễn Thanh Hiền (2003). Phân Hữu cơ, Phân vi sinh và Phân ủ. NXB Nghệ An.
19) Nguyễn Thị Hải Hồng, Trần Nhật Nam, Nguyễn Thị Lệ Hà., (2012). Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu Rái
(Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 9 : 86-89.

9

20) Nguyễn Thị Hồng Gấm và cộng sự (2012). Nhân giống Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) bằng kỹ
thuật nuôi cấy In vitro. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tháng 6, 2012.
21) Nguyễn Thị Lý Anh và cộng sự (2012). Ứng dụng công nghệ đột biến in vitro trong chọn tạo giống hoa cẩm
chướng, cúc. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh
vực trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.
22) Nguyễn Thị Minh Nguyệt và cộng sự (2012). Nghiên cứu áp dụng chỉ thị phân tử để chọn tạo giống bông có
chất lượng xơ tốt. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học
trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.
23) Nguyễn Thị Thanh Thủy (2012). Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh
vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020-Tình hình thực hiện giai đoạn 2007- 2012 và định
hướng giai đoạn tiếp theo. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ sinh
học trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.
24) Nguyễn Thị Thanh Thủy và cộng sự (2012). Chọn giống bông vải kháng bệnh xanh lùn bằng chỉ thị phân tử.
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng
trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.
25) Nguyễn Thị Thi Hằng và cộng sự (2009). Phát trình chồi từ sự nuôi cấy lóng thân cây hoàn ngọc

(Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radik). Báo cao khoa học – Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc,
Thái Nguyên 2009. tr.109-112.
26) Nguyễn Thu Hà (2012). Nghiên cứu phát triển các giải pháp sinh học nhằm cải tạo đất bạc màu. Báo cáo Hội
thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ
thực vật và bảo vệ môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.
27) Nguyễn Văn Đồng và cộng sự (2012). Tạo dòng ngô biến đổi gen kháng sâu và kháng thuốc diệt cỏ. Kỷ yếu
Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, bảo
vệ thực vật và bảo vệ môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.
28) Nguyễn Văn Hòa và cộng sự (2012). Nghiên cứu đa dạng di truyền tính chống chịu bệnh vàng lá Greening bằng
chỉ thị phân tử của tập đoàn cây có múi (Citrus spp). Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu
phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường, Viện Di truyền
Nông nghiệp 2012.
29) Nguyễn Văn Liễu (2012). Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm
2020. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực
trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.
30) Nguyễn Văn Vũ và cộng sự (1995). Nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng phân vi sinh vật cố định nitơ
nhằm nâng cao năng suất lúa và cây trồng cạn. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp nhà nước KC-08-01.
31) Nguyễn Việt Cường, Đỗ Thị Minh Hiển, Trần Quốc Trọng., (2010). Nghiên cứu quan hệ di truyền của 12 xuất
xứ tràm bản địa (Melaleuca cajuputi) bằng chỉ thị RAPD và ADN lục lạp. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công
nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, 23-30;
32) Phạm Văn Toản và cộng sự (2007). Nghiên cứa sản xuất thử nghiệm phân bón vi sinh vật đa chủng, phân bón
chức năng phục vụ chăm sóc cây trồng cho một số vùng sinh thái. Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước
KC.04.DA11.
33) Phạm Văn Toản. Phân bón vi sinh vật trong nông nghiệp (http://www.humixvn.com)
34) Phan Hùng Vĩnh và cộng sự (2009). Nhân nhanh in vitro Lan nhất điểm hồng (Dendrobium draconis) một loài
lan rừng có nguy cơ tuyệt chủng. Báo cáo khoa học Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc 2009. Trang 469472.
35) Phùng Văn Phê và cộng sự (2010). Nghiên cứu kỹ thuật nhân nhanh chồi in vitro loài Lan kim tuyến
Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
26:248-253
36) Thanh Hằng (2012). Trung tâm KH&SXLNN Quảng Ninh Phục vụ đắc lực cho tăng trưởng xanh, bền vững.

Báo Quảng Ninh (http://baoquangninh.com.vn/).
37) Trần Thị Cúc Hòa và cộng sự (2012). Tạo dòng đậu tương biến đổi gen kháng sâu và chịu hạn. Kỷ yếu Hội
thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ
thực vật và bảo vệ môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.
38) Trần Thị Doanh (2012). Hoàn thiện, triển khai công nghệ vi nhân giống trong sản xuất công nghiệp cây giống
bạch đàn U6 và một số dòng bạch đàn urô có triển vọng khác tại Quảng Ninh. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc
gia – Kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi
trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.
39) Trần Thị Liên và cộng sự (2009). Nghiên cứu nhân giống in vitro cây sâm ngọc linh ((Panax vietnamensis).
Báo cao khoa học – Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc, Thái Nguyên 2009. tr.233-236.
40) Trịnh Khắc Quang và cộng sự (2012). Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học của Hà Lan trong chọn lọc,
nhân giống và điều khiển sinh trưởng, ra hoa cho cây hoa lily và loa kèn. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia Kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi
trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.
41) Trương Thị Bích Phượng và cộng sự (2009). Nhân giống in vitro cây sưa (Dalbergia tonkinensis Prain). Báo
cao khoa học – Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc, Thái Nguyên 2009. tr.315-318.

10

42) Vũ Đức Quang và cộng sự (2012). Chọn tạo giống lúa thuần kháng bệnh bạc lá bằng công nghệ chỉ thị phân tử. Kỷ yếu
Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, bảo
vệ thực vật và bảo vệ môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.
43) Vũ Thị Huệ và cộng sự (2011). Tạo cây con song mật bằng phương pháp nuôi cấy in vitro. Tạp chí Kinh tế Sinh
thái. 38:118-12
44) Vũ Thị Huệ, Bùi Văn Thắng, Nguyễn Việt Tùng, Đỗ Quang Trung, Hà Văn Huân, Nguyễn Thị Hồng Gấm và
Hồ Văn Giảng,. (2009). Đánh giá tính đa dạng di truyền các dòng Song mật (Calamus platyacanthus) được
tuyển chọn làm cơ sở nhân giống. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 11: 38-42;
45) http://vtc16.vn/news/46/4946/Chon-tao-giong-hoa-cuc-moi-bang-dot-bien-phong-xa)
46) http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/Lam-cay-giong-tu-nuoi-cay-mo-Hai-nam-la-hoa-von/20126/216378.datviet
47) http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/45/45/62577/Phong-trao-Invitro-o-Lam-DongBat-on.aspx

48) http://www.itb.ac.vn
49) http://www.agi.gov.vn/

2. Tiếng Anh
1.

Costa F.R, Pereira T.N, Vitória A.P., (2006). Genetic diversity among Capsicum accessions using RAPD
markers. Crop Breed Appl Biotechnol, 6:18-23;
2. Diouf D (2003). Genetic transformation of forest trees. African Journal of Biotechnology. 2(10) : 328-333
3. FAO (2004). Preliminary review of biotechnology in forestry, including genetic modification. Forest Resources
Division, Forestry Department. 1-118.
4. Chen CY, Baucher M, Christensen JH, Boerjan W (2001). Biotechnology in trees: Towards improved paper
pulping by lignin engineering. Euphytica. 118: 185–195
5. Kevan MA, Gartland RM, Crow TM et al (2003) Genetically modified trees: Production properties, and
potential. Journal of Arboriculture. 29(5):259-266.
6. Pilate G, Guiney E, Holt K et al (2002). Field and pulping performances of transgenic trees with altered
lignification. Nat Biotechnol. 20:607-612
7. Preecha P., (2000). Detection of RAPD Variation in a Forest Tree Species, Melientha suavisPierre (Opiliaceae)
from Thailand. ScienceAsia, 26: 213-218
8. Sarmah P, Barua P.K, Sarma R.N, Sen P, Deka P.C., (2007). Genetic diversity among rattan genotypes from
India based on RAPD-marker analysis. Genet Resour Crop Evol, 54:593-600.
9. Stein AJ, Cerezo ER. International trade and the global pipeline of new GM crops. Nature Biotechnology. 2010,
28:23-25
10. Valenzuela S, Balocchi C, Rodriguez J (2006). Transgenic trees and forestry biosafety. Electronic Journal of
Biotechnology. 9(3):335-339.

Xem thêm  Top 10 ứng dụng chụp ảnh đẹp nhất cho Android

11

được tiến hành chậm hơn và kinh phí đầu tư góp vốn đầu tư chiếm tỷ suất rất nhỏ so với những nghành khác. Vì vậy, trong thời hạn tới nhà nước cần chăm sóc hơn nữa và có những chính sách tương thích để thôi thúc ứngdụng CNSH trong lâm nghiệp, nhằm mục đích nâng cao hiệu suất cao góp phần của ngành lâm nghiệp so với việcphát triển kinh tế tài chính xã hội và bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Ứng dụng CNSH trong lâm nghiệp sẽ tập trung chuyên sâu vào 1 số ít hướng trọng tâm, như : ( 1 ) cảithiện giống cây trồng ( cây gỗ và cây dược liệu ) bằng công nghệ nuôi cấy mô-tế bào thực vật, chuyển gen, thông tư phân tử và gây đột biến thực nghiệm ; ( 2 ) nghiên cứu và phân tích phong phú di truyền nguồntài nguyên sinh vật bằng kỹ thuật sinh học phân tử để Giao hàng công tác làm việc bảo tồn nguồn gen và cảithiện giống ) ; ( 3 ) sản xuất những chế phẩm sinh học ( phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật, … ) Giao hàng sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng vững chắc và hiệu suất cao. 1. Ứng dụng CNSH trong lâm nghiệp trên thế giớiCác điều tra và nghiên cứu về ứng dụng CNSH so với cây lâm nghiệp thường tập trung chuyên sâu vào 4 hướng chính là nhân giống cây trồng bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro ; tạo giống cây lâm nghiệpbiến đổi gen ; nhìn nhận phong phú di truyền ; nghiên cứu và phân tích hệ gen và map di truyền. Theo báo cáotổng kết của FAO ( 2004 ) trong khoảng chừng 10 năm gần đây những điều tra và nghiên cứu về tạo giống cây lâmnghiệp biến đổi gen chiếm 19 % ; trong khi đó những nghiên cứu và điều tra không tương quan đến đổi khác ditruyền cây lâm nghiệp chiếm tới 81 %, trong đó : vi nhân giống 34 %, nhìn nhận phong phú di truyền26 %, nghiên cứu và phân tích hệ gen và map di truyền 21 %. Hệ gen vàbản đồ gen21 % Đa dạngdi truyền26 % Nhân giốngin vitro34 % Biến đổi gen19 % Hình 1. Các hướng nghiên cứu ứng dụng CNSH cho cây lâm nghiệpTrên quốc tế, những nghiên cứu và điều tra cơ bản cũng như ứng dụng CNSH trong lâm nghiệp thườngchậm hơn trong nông nghiệp. Ví dụ, nghiên cứu và điều tra tạo giống cây trồng nông nghiệp biến hóa genđược tiến hành từ năm 1980, đến năm 1995 đã có nhiều giống cây nông nghiệp đổi khác genchính thức được trồng thương mại ; thì đến những năm 1990 những điều tra và nghiên cứu về tạo giống cây lâmnghiệp biến đổi gen mới khởi đầu được tiến hành. Như vậy, có nghĩa nghành nghề dịch vụ nghiên cứu và điều tra về câylâm nghiệp biến đổi gen còn rất mới mẻ và lạ mắt. Mặc dù, những nghiên cứu và điều tra về tạo giống cây lâm nghiệpbiến đổi gen đã được tiến hành ở nhiều nước trên quốc tế. Tuy nhiên, tập trung chuyên sâu đa phần vào 15 nước có những hoạt động giải trí nghiên cứu và điều tra nhiều nhất chiếm trên 77 % những hoạt động giải trí điều tra và nghiên cứu trêntoàn cầu. Trong 15 nước này, nhóm những nước tăng trưởng chiếm 68 %, trong đó Mỹ ( 14 % ), Pháp ( 9 % ), Canada ( 8 % ), Nhật ( 4,5 % ), nước Australia ( 4,2 ), Anh ( 4 % ) và nhóm những nước đang phát triểnchiếm 32 %, trong đó Ấn Độ ( 9 % ), Trung Quốc ( 6 % ) và Brazil ( 2.5 % ). 16 % 14 % 12 % 10 % 8 % 6 % 4 % 2 % 0 % Hình 2. Các nước có hoạt động giải trí nghiên cứu và điều tra cây lâm nghiệp biến đổi gen nhiều nhất ( theo FAO, 2004 ) Các điều tra và nghiên cứu về cây lâm nghiệp biến đổi gen đã được tiến hành trên nhiều đối tượngkhác nhau, trong đó hầu hết tập trung chuyên sâu vào 9 loài cây chính là : Populus ( 47 % ), Pinus ( 19 % ), Eucalyptus ( 7 % ), Liquidambar ( 5 % ), Picea ( 5 % ), Betula ( 3 % ), Larix ( 2 % ), Ulmus ( 2 % ) những loàicây khác chiếm khoảng chừng 8 %. Hình 3. Các loài cây lâm nghiệp được tập trung chuyên sâu điều tra và nghiên cứu biến hóa genTrong đó có 4 giống cây biến đổi gen đã được trồng khảo nghiệm là : Populus chiếm51 %, Pinus chiếm 23 %, Liquidambar chiếm 11 % và Eucalyptus chiếm 7 % ( FAO, 2004 ). Đếnnay, mới chỉ có Trung Quốc là nước duy nhât tiên phong có hai giống cây lâm nghiệp ( Populusnigra và Hybrid poplar 741 ) biến đổi gen được trồng thương mại. Các hoạt động giải trí điều tra và nghiên cứu về cây lâm nghiệp biến đổi gen ở Châu Âu ( 39 % ), Châu Á Thái Bình Dương ( 24 % ), Bắc Mỹ ( 23 % ), Châu Đại Dương ( 6 % ), Nam Mỹ ( 5 % ), Châu Phi ( 3 % ) và vùng cận Đông ( 1 % ). S o u thA m e r ic a, 5 % A f r ic a, 3 % O c e a n ia, 6 % N o rthA m e ric a, 2 3 % N e a rE a s t, 1 % E u ro p e, 3 9 % A s ia, 2 4 % Hình 4. Hoạt động nghiên cứu và điều tra cây lâm nghiệp biến đổi gen ở những khu vực trên thế giớiTheo thống kê của FAO, đã có khoảng chừng 520 báo cáo giải trình về nghiên cứu và điều tra cây lâm nghiệp biếnđổi gen. Trong đó, nơi có công bố nhiều nhất là khu vực Bắc Mỹ ( 48 % ), Châu Âu ( 32 % ), ChâuÁ ( 14 % ), Châu Đại dương ( 5 % ), Nam Mỹ ( 1 % ) và Châu Phi thấp hơn 1 %. 2. Ứng dụng CNSH trong lâm nghiệp ở Việt Nam2. 1. Ứng dụng CNSH trong nhân giống cây lâm nghiệpTrong nghành nghề dịch vụ lâm nghiệp, ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô-tế bào thực vật để nhângiống cây trồng có ý nghĩa rất quan trọng, góp thêm phần làm tăng hiệu suất, chất lượng rừng trồngtừ đó nâng cao hiệu suất cao sản xuất kinh doanh thương mại rừng. Bởi lẽ, nuôi cấy mô-tế bào thực vật là côngnghệ nhân giống cây trồng tiên tiến và phát triển, đem lại hiệu suất cao cao. Cây giống được tạo ra bằng kỹ thuậtnuôi cấy mô-tế bào có nhiều ưu điểm, như : Cây giống vẫn giữ nguyên được phẩm chất di truyềntốt của cây mẹ, đồng đều, sạch bệnh, hoàn toàn có thể sản xuất cây giống ở quy mô lớn, trong phạm vikhông gian hẹp, không nhờ vào vào mùa vụ, thời tiết ( Đỗ Năng Vịnh, 2012 ). Ngoài ra, côngnghệ nuôi cấy mô-tế bào thực vật cũng được ứng dụng để nhân nhanh sinh khối tế bào thực vậtthông qua việc nuôi cấy tế bào đơn hoặc phôi soma để sản xuất những hợp chất thứ sinh có hoạttính ứng dụng trong y-dược và công nghiệp hóa mỹ phẩm. Ở nước ta, việc nghiên cứu ứng dụngcông nghệ nuôi cấy mô-tế bào thực vật để nhân nhanh một số ít giống cây trồng đã được tiến hànhtừ những năm 1980, đến nay đã đạt được những hiệu quả đáng kể ( Đỗ Năng Vịnh, 2012 ). Các đốitượng cây trồng đã được nhân giống thành công xuất sắc bằng chiêu thức nuôi cấy mô tế bào, như : Cácloài cây có giá trị kinh tế tài chính ship hàng gây trồng quy mô lớn, như 1 số ít loài hoa ( hoa lan, cúc, đồngtiền, lily, phăng, cẩm chướng, lay ơn, hoa hồng ) ; Cây lương thực, thực phẩm ( khoai tây, cà chua, súp lơ, khoai sọ, khoai môn, sắn ) ; Cây ăn quả ( chuối, dứa, dâu tây, cam, quýt, bưởi ) ; Cây côngnghiệp ( mía, cafe, thuốc lá ). Đối với cây lâm nghiệp thường tập trung chuyên sâu vào 1 số ít loài cây thângỗ có năng lực trồng rừng sản xuất, cây địa phương và cây dược liệu quý và hiếm. Các điều tra và nghiên cứu ứngdụng công nghệ nuôi cấy mô-tế bào để nhân giống cây lâm nghiệp đa phần tập trung chuyên sâu ở 1 số ít cơsở, như : Trung tâm Khoa học và Sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh, Viện Nghiên cứu Câynguyên liệu giấy Phù Ninh, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệpViệt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp và một số ít doanh nghiệp giống cây trồng, … Nhiều quytrình kỹ thuật nhân giống cây lâm nghiệp đã được kiến thiết xây dựng thành công xuất sắc và đưa vào sản xuất, như : Quy trình nhân giống cây Bạch đàn urô dòng U6, Bạch đàn lai, Keo, Hông, Tếch, Dó bầu, Lõi thọ, Song mật, Xoan ta ( Đoàn Thị Mai, 2010 ; Trần Thị Doanh, 2012 ; Hồ Văn Giảng, 2012 ; Trương Thị Bích Phượng, 2012 ; Vũ Thị Huệ, 2011 ; Hà Bích Hồng, 2012 ). Trong đó, điển hìnhlà Trung tâm Khoa học và Sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh tiến hành nhiều đề tài, dự ánvề nhân giống cây lâm nghiệp và đã sản xuất hàng chục triệu cây giống cung ứng cho những dự ántrồng rừng sản xuất ( Trần Thị Doanh, 2012 ; Thanh Hằng, 2012 ). 2.2. Ứng dụng CNSH trong chọn tạo giống cây lâm nghiệpCông tác nghiên cứu và điều tra chọn tạo giống cây trồng bằng những giải pháp truyền thống lịch sử đã đượctiến hành từ rất sớm, đến nay đa đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, phương phápnày còn gặp nhiều khó khăn vất vả, hạn chế. Gần đầy nhờ sự tăng trưởng của những giải pháp tiên tiếntrong công nghệ sinh học, như : Phương pháp chuyển gen thực vật, thông tư phân tử, gây đột biếntế bào soma, … Các chiêu thức này được xem là công cụ tương hỗ hiệu suất cao cho những phương phápchọn tạo giống truyền thống cuội nguồn, góp thêm phần rút ngắn thời hạn, sức lực lao động và nhanh gọn đạt đượcmục tiêu đề ra trong những chương trình cải tổ giống. Mặc dù, việc nghiên cứu ứng dụng những kỹthuật CNSH trong chọn tạo giống cây trồng ở nước ta mới được tiến hành trong một thời gianngắn, nhưng cũng đã đạt được 1 số ít hiệu quả quan trọng, là tiền đề tốt cho công tác làm việc cải thiệngiống ở mức độ cao hơn trong thời hạn tới. 2.2.1. Tạo giống cây trồng bằng công nghệ chuyển genChuyển gen thực vật là một kỹ thuật tạo giống mới được cho phép những nhà khoa học lựa chọnmột hay 1 số ít gen pháp luật một hay 1 số ít đặc thù quý mong ước, đưa chúng vào và tíchhợp với hệ gen của một giống cây trồng nhằm mục đích tạo ra giống cây trồng mới mang tính trạng theomong muốn của con người. Khác với giải pháp lai giống truyền thống cuội nguồn, chuyển gen chỉ đưanhững gen quý, tương quan đến tính trạng đã được xác lập trước mà không đưa hàng loạt hệ gencủa một khung hình khác vào giống mới được tạo, vì vậy quy trình này mang lại hiệu suất cao cao vì ngănngừa không cho hàng ngàn gen không mong ước xâm nhập vào giống mới tạo ra. Một ưu việtkhác nữa của kỹ thuật chuyển gen được cho phép những nhà khoa học có thế tích hợp được gen từ những cơthể rất xa nhau về nguồn gốc, thậm chí còn từ động vật hoang dã, vi sinh vật và vi rút vào cây trồng – điều màkhông thể thực thi được trong lai tạo giống truyền thống cuội nguồn. Do đó, chuyển gen được xem là mộtcông cụ hữu hiệu hơn so với giải pháp tạo giống truyền thống lịch sử trong việc cải tổ hiệu suất, chất lượng cây trồng và thôi thúc những giải pháp sản xuất có lợi cho môi trường tự nhiên. Ở nước ta chính thức góp vốn đầu tư và khuyến khích những nghiên cứu và điều tra tạo giống cây trồng biến đổigen từ năm 2006, sau khi chương trình trọng điểm tăng trưởng và ứng dụng CNSH trong lĩnh vựcnông nghiêp và tăng trưởng nông thôn đến năm 2020 được chính phủ nước nhà phê duyệt ( theo Quyết địnhsố 11/2006 / QĐ-TTg của Thủ tướng nhà nước ). Các đề tài nghiên cứu và điều tra về chuyển gen thực vậtchủ yếu được thực thi ở cơ sở nghiên cứu và điều tra khoa học lớn có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyênmôn cao, trang thiết bị văn minh. Đối với cây nông nghiệp, trong quy trình tiến độ 2006 – 2011 những nhàkhoa học của Nước Ta đã tạo được 1 số ít dòng bông, ngô, đậu tương biến đổi gen mang genkháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ ( Nguyễn Văn Đồng, 2012 ; Trần Thị Cúc Hòa, 2012 ), một số ít dòngcà chua chuyển gen kháng bệnh vi rút xoắn vàng lá ( Đặng Thị Vân, 2012 ), thuốc lá chuyển genkháng bệnh khảm lá và xoắn đọt ( Lê Văn Sơn, 2012 ). Các dòng cây chuyển gen nay đang đượcđánh giá trong khoanh vùng phạm vi nhà lưới về năng lực biểu lộ của gen chuyển và hình thành những dòngcây biến đổi gen tiến tới khảo nghiệm và ứng dụng vào sản xuất ( Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2012 ). Tuy nhiên, để đưa những giống cây trồng biến đổi gen này vào sản xuất diện rộng đang gặprất nhiều khó khăn vất vả. Đối với cây lâm nghiệp, việc điều tra và nghiên cứu và tăng trưởng giống biến đổi gen cónhiều thuận tiện hơn so với cây nông nghiệp do những mẫu sản phẩm từ cây lâm nghiệp nghiệp điến đổigen không sử dụng trực tiếp làm thức ăn cho người và động vật hoang dã nên ít bị cản trở hay kiểm soátbởi những lao lý về quản trị bảo đảm an toàn sinh vật biến đổi gen. Vì vậy, nhiều nước trên quốc tế đãkhuyến khích những nhà khoa học nghiên cứu và điều tra tạo giống cây lâm nghiệp biến đổi gen. Trong khi đó, so với cây nông nghiệp biến đổi gen thì bị trấn áp ngặt nghèo hoặc bị hạn chế hoặc cấm hoàntoàn. Đến nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt 04 trách nhiệm nghiên cứu và điều tra khoa học cấpnhà nước về tạo giống cây lâm nghiệp biến đổi gen, trên 3 đối tượng người tiêu dùng cây lâm nghiệp là : Xoan ta, Thông và Bạch đàn. Trong đó, tại Viện CNSH Lâm nghiệp – trường Đại học Lâm nghiệp đã vàđang tiến hành 02 trách nhiệm cấp nhà nước về tạo giống cây Xoan ta và Bạch đàn urô. Trong đóđề tài “ Nghiên cứu tạo giống Xoan ta biến đổi gen ” với tiềm năng tạo giống cây trồng mới cónăng suất cao, chất lượng tốt, nhóm tác giả đã triển khai chuyển gen tăng năng lực sinh trưởng ( gen GA20 ) và tăng chất lượng gỗ ( gen 4CL1 ) vào cây Xoan ta. Kết quả đã thiết kế xây dựng thành côngquy trình biến nạp gen vào đối tượng người dùng Xoan ta đạt hiệu suất cao cao, tạo được 05 dòng Xoan tachuyển gen sinh trưởng nhanh và 03 dòng Xoan ta chuyển gen tăng chất lượng gỗ. Ngoài ra, đềtài “ Nghiên cứu tạo giống Bạch đàn urô ( Eucalyptus urophylla ) sinh trưởng nhanh bằng công nghệchuyển gen ”, theo kế hoạch đề tài sẽ tiến hành trong 5 năm ( 2012 – năm nay ). Đến nay, nhóm nghiên cứuđã kiến thiết xây dựng được mạng lưới hệ thống tái sinh Bạch đàn urô trải qua phôi soma với hiệu suất cao Giao hàng biếnnạp gen và đã tạo ra một số ít dòng Bạch đàn chuyển gen trong khoanh vùng phạm vi phòng thí nghiệm. Sự thànhcông của đề tài bộc lộ những nhà khoa học của Nước Ta trọn vẹn có năng lực tiếp cận và làmchủ loại công nghệ mới này. Kết quả của đề tài cũng đã chứng minh và khẳng định một hướng điều tra và nghiên cứu mớitrong nghành nghề dịch vụ chọn tạo giống cây trồng lâm nghiệp mới và công nghệ này hoàn toàn có thể vận dụng được ởViệt Nam. Trong tương lai, những nhà khoa học kỳ vọng hướng nghiên cứu và điều tra tạo giống cây trồng đặcbiệt là đối tượng người dùng cây lâm nghiệp bằng công nghệ chuyển gen sẽ liên tục được chăm sóc pháttriển. Tuy nhiên, điều tra và nghiên cứu tạo giống cây lâm nghiệp biến đổi gen cần có nhiều thời hạn. Trước tiên, cần xác lập những loài cây nòng cốt để tập trung chuyên sâu điều tra và nghiên cứu tăng trưởng, sau đó xâydựng chương trình nghiên cứu và điều tra toàn diện và tổng thể dài hạn cho từng loài cây đơn cử với mức góp vốn đầu tư kinh phívà thời hạn nghiên cứu và điều tra tương thích ( 10-15 năm ), giao trách nhiệm cho cơ sở điều tra và nghiên cứu và nhóm nhàkhoa học đủ mạnh tập trung chuyên sâu điều tra và nghiên cứu để tạo ra được mẫu sản phẩm cuối ( giống mới ) phân phối mụctiêu của con người. Cây Xoan ta chuyển gen tăng sinhtrưởng ( gen GA20 ) A. cây đối chứng ; B. cây chuyển genCây Xoan ta chuyển gen tăng chấtlượng gỗ ( gen 4CL1 ) A. cây đối chứng ; B. cây chuyển gen2. 2.2. Chọn tạo giống cây trồng bằng kỹ thuật thông tư phân tửTrong tự nhiên cũng đã sống sót những biến dị di truyền, hoặc con người dữ thế chủ động tiếnhành lai hữu tính để tạo ra những tổng hợp di truyền mới, đây là nguồn vật tư quý cho công tác làm việc chọntạo giống. Theo giải pháp truyền thống lịch sử để chọn được những dòng / giống tốt theo mục tiêuchọn giống cần rất nhiều thời hạn, công sức của con người và kinh phí đầu tư. Các kỹ thuật tiên tiến và phát triển trong CNSH cóthể tương hỗ hiệu suất cao cho những nhà chọn tạo giống nhanh gọn sàng lọc và chọn được những dònghay thành viên phân phối tiềm năng chọn giống. Hiện nay, 1 số ít thông tư phân tử đã được tăng trưởng vàsử dụng trong nghiên cứu và phân tích mối quan hệ di truyền, chọn tạo giống cây trồng mới như : Kỹ thuậtRAPD, RFLP, AFLP, SSR, STS, MAS, SNP, … Ưu điểm của sử dụng thông tư phân tử trong chọntạo giống là hoàn toàn có thể tinh lọc thành viên tốt ngay khi ở tiến trình cây còn nhỏ, nên tiết kiệm chi phí được thờigian, công sức của con người, diện tích quy hoạnh trồng cây thí nghiệm, không bị ảnh hưởng tác động bởi thiên nhiên và môi trường, hoàn toàn có thể phânbiệt được dạng đồng hợp tử và dị hợp tử, … Hiện nay, một số ít nước chưa gật đầu mẫu sản phẩm củacây lương thực, thực phẩm biến đổi gen do còn quan ngại về yếu tố bảo đảm an toàn của loại mẫu sản phẩm này, còn so với cây lâm nghiệp thường có chu kỳ luân hồi sinh trưởng dài nên rất khó khăn vất vả cho việc chọngiống theo chiêu thức truyền thống lịch sử. Vì vậy, việc ứng dụng thông tư phân tử để chọn tạo cácgiống cây trồng thuộc nhóm cây lương thực, thực phẩm và cây lâm nghiệp là rất tương thích và cóhiệu quả. Đến nay, những nhà khoa học của Nước Ta đã chọn tạo được 1 số ít dòng / giống lúa cótriển vọng hiệu suất và chất lượng cao, kháng bệnh nhờ sự trợ giúp của thông tư phân tử kết hợpvới lai giống truyền thống cuội nguồn. Các dòng / giống này đã và đang khảo nghiệm vương quốc, một số ít giốngđã được công nhận là giống sản xuất thử ( Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2012 ). Ngoài ra, đã chọnđược 1 số ít giống cà chua có năng lực kháng vi trùng, vi rút ; Giống đậu tương kháng bệnh rỉsắt, chống chịu khô hạn ; Giống ngô chống chịu khô hạn ( Bùi Chí Bửu, 2012 ; Trần Kim Định, 2012 ; Trần Thị Cúc Hòa, 2012 ) ; Giống bông kháng bệnh xanh lùn, có chất lượng sơ tốt ( NguyễnThị Thanh Thủy, 2012 ; Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 2012 ) ; Cây có múi chống chịu bệnh vàng láGreening ( Nguyễn Văn Hòa, 2012 ). Đối với cây lâm nghiệp, ở Viện Khoa học Lâm nghiệp ViệtNam cũng đã tiến hành 1 số ít đề tài nghiên cứu và điều tra chọn giống Bạch đàn, Keo sinh trưởng nhanh, kháng bệnh bằng kỹ thuật thông tư phân tử. Tuy nhiên, tác dụng thu được cũng mới chỉ là bước đâu. Vì vậy, những nhà khoa học cùng với những nhà quản trị cần chăm sóc hơn nữa, tăng cường những nghiêncứu chọn tạo giống cây lâm nghiệp mới theo hướng điều tra và nghiên cứu này. 2.2.3. Chọn tạo giống cây trồng bằng gây đột biến tế bào somaTrong quy trình nuôi cấy mô-tế bào thực vật đặc biệt quan trọng là nuôi cấy mô sẹo và nuôi cấy tếbào đơn, thường Open những đột biến theo một tần xuất nhất định. Do đó, cây con được tạo racó thể có kiểu gen sai khác với kiểu gen của cây mẹ bắt đầu, hiện tượng kỳ lạ này gọi là biến dị tế bàosoma. Vì đột biến soma là loại biến dị mang tính thành viên, vô hướng nên hoàn toàn có thể có hại, có lợi, hoặctrung tính. Quần thể những tế bào / khung hình biến dị này được xem là một nguồn vật tư quý, để cácnhà khoa học triển khai tinh lọc những biến dị có lợi theo tiềm năng của con người, ship hàng chocông tác cải tổ giống cây trồng. Tuy nhiên, tần xuất đột biết những tế bào soma trong quá trìnhnuôi cấy mô-tế bào thực vật thường rất thấp. Vì vậy, những nhà khoa học thường triển khai gây độtbiến tự tạo bổ trợ để làm tăng tần xuất đột biến nhằm mục đích tạo ra quần thể tế bào bị đột biến đadạng. Các tác nhân thường được sử dụng để gây đột biến, như : Tia phóng xạ, hóa chất hay sốcnhiệt. Trong đó, tia phóng xạ thường được những nhà khoa học sử dụng để gây đột biến những tế bàosoma trong nuôi cấy mô-tế bào thực vật và đem lại hiệu suất cao cao. Trên quốc tế chiêu thức nàyđã được vận dụng từ rất sớm và đã đạt được nhiều thành quả quan trọng ( Đỗ Năng Vịnh, 2012 ). ỞViệt Nam, mặc dầu ứng dụng giải pháp này chưa được phổ cập, nhưng cũng đã được triểnkhai và đạt được một số ít thành tựu đáng kể. Bằng giải pháp này, những nhà khoa học ở Viện Ditruyền Nông nghiệp đã tạo ra nhiều giống hoa có sắc tố khác nhau, sạch bệnh, hoàn toàn có thể trồngquanh năm, tạo điều kiện kèm theo cho nông dân lê dài những vụ hoa, nâng cao hiệu suất cao sản xuất ( http://www.agi.gov.vn/ ). Tiêu biểu là khu công trình nghiên cứu và điều tra của tác giả Đào Thị Thanh Bằng ởViện Di truyền Nông nghiệp, bằng kỹ thuật chiếu xạ phối hợp với nuôi cấy mô-tế bào đã tạo được03 giống hoa cúc với 3 sắc tố khác nhau, có bông to, màu sắc đẹp, lạ mắt, rất đồng đều và sạchbệnh. Ngoài giống hoa cúc, bằng công nghệ chiếu xạ tạo đột biến, những nhà khoa học cũng đã tạora nhiều giống hoa mới như hoa loa kèn bền ngày hơn, hoa hồng nhiều sắc tố, những loại hoa lannở đúng vào dịp tết ( http://www.agi.gov.vn/ ), hoa cẩm chướng ( Nguyễn Thị Lý Anh, 2012 ). Ngoài ra, những giống cây trồng khác như giống lúa mới DR2 có năng lực chịu hạn, chịu lạnh, bông vải, khoai tây, khoai lang, dâu tằm, chuối, những cây dược liệu có hàm lượng tinh dầu và hoạtchất sinh học cao, những loại cây ăn quả như cam, quýt, nhãn, vải không hạt cũng đã được tạo rabằng giải pháp gây đột biến thực nghiệm ( http://www.agi.gov.vn/ ; Hà Thị Thúy, 2012 ). Theo nhìn nhận của những nhà khoa học, so với chiêu thức tạo giống cây trồng mới bằngbiến đổi gen đang gây nhiều tranh cãi thì tạo giống cây mới bằng đột biến phóng xạ được đánhgiá là chiêu thức có tiềm năng và bảo đảm an toàn. Do vậy, trong thời hạn tới việc chọn tạo giống câytrồng mới bằng công nghệ chiếu xạ sẽ là giải pháp nhanh, hiệu suất cao so với ngành nông lâmnghiệp. 2.3. Ứng dụng CNSH trong nghiên cứu và phân tích phong phú di truyền tài nguyên sinh vậtTrong thời hạn qua, việc phân loại và nhìn nhận phong phú di truyền sinh vật đa phần dưa trêncác đặc thù hình thái. Phương pháp phân loại truyền thống cuội nguồn này trong nhiều trường hợp còn gặpnhiều khó khăn vất vả và hạn chế, như : nhiều sinh vật có hình thái rất giống nhau nhưng trong thực tiễn lại rấtkhác nhau trong mạng lưới hệ thống phân loại ( hệ gen rất khác nhau ) ; ngược lại nhiều sinh vật có hình tháirất khác nhau nhưng lại rất gần nhau trong mạng lưới hệ thống phân loại ( hệ gen rất giống nhau ). Mặt khác, chiêu thức phân loại truyền thống cuội nguồn dựa trên những đặc thù hình thái rất khó phân biệt được sựkhác biệt giữa những biến thể trong cùng loài. Gần đây nhờ vào sự tăng trưởng của khoa học công nghệ nói chung và những kỹ thuật sinhhọc phân tử nói riêng đã được cho phép tất cả chúng ta nhanh gọn xác lập được sự độc lạ về vật chấtdi truyền giữa những loài sinh vật, thậm chí còn giữa những thành viên sinh vật trong cùng loài. Từ đó xác địnhđược mối quan hệ di truyền giữa những thành viên, quần thể hay nguồn gốc sinh vật khác nhau. Sự ra đờivà tăng trưởng của sinh học văn minh đã cung ứng những công cụ thích hợp cho nghiên cứu và phân tích, nghiêncứu di truyền một cách nhanh gọn và hiệu suất cao ( Atienzar và tập sự, 2000 ; Costa và tập sự, 2006 ; Kawar và tập sự, 2009 ). Một số kỹ thuật nghiên cứu và phân tích ADN hiện đang được sử dụng phổbiến để xác lập sự phong phú di truyền và mối quan hệ di truyền giữa những sinh vật, như : Kỹ thuậtRAPD, AFLP, RFLP, SSR, ISSR, SNIP, DNA Barcod, … Tuy nhiên, đến nay chưa có kỹ thuậtsinh học phân tử nào là ưu việt tuyệt đối, mỗi kỹ thuật đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, tùy từng trường hợp đơn cử mà lựa chọn kỹ thuật nghiên cứu và phân tích ADN tương thích để đạt được hiệu quảphân tích cao nhất. Trong đó, thông tư RAPD là một trong những thông tư đã được sử dụng khá phổbiến để nhìn nhận phong phú di truyền ở nhiều loài cây rừng, như : Lim xanh ( Nguyễn Hoàng Nghĩavà tập sự, 2005 ), Sao lá hình tim ( Hopea cordata Vital ) ( Nguyễn Hoàng Nghĩa và tập sự, 2006 ), cây họ Dầu ( Nguyễn Đức Thành và tập sự, 2005 ), Sao mạng Cà Ná ( Hopea reticulateTardicu ) ( Nguyễn Đức Thành và tập sự, 2009 ) và Dầu rái ( Dipterocarpus alatus Roxb. ) ( Nguyễn Thị Hải Hồng và tập sự, 2012 ), Tràm địa phương ( Melaleuca cajuputi ) ( Nguyễn ViệtCường và tập sự, 2010 ), họ Song mây ( Sarmah và tập sự, 2007 ; Vũ Thị Huệ và tập sự, 2009 ). Kết quả nhìn nhận sẽ là cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất kiến nghị những giải pháp bảo tồn nguồngen, cải tổ giống tương thích và hiệu suất cao nhất. 2.4. Ứng dụng CNSH trong sản xuất chế phẩm sinh học Giao hàng nông lâm nghiệpNhững năm gần đây, ngành nông lâm nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Năng suất, chất lượng nông lâm sản ngày càng được nâng cao ; từ một vương quốc thiếu lương thực, thực phẩm đến phân phối đủ cho nhu yếu tiêu dùng trong nước và dư thừa để xuất khẩu. Có đượcthành quả đó, một phần nhờ vào việc tăng trưởng và sử dụng những loại phân bón hóa học và thuốcbảo vệ thực vật hóa học có công dụng nhanh trong sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc lạmdụng quá mức phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, như : tác động ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất con người, vật nuôi và gây ra nhiều loại dịch bệnh mới, khó điềutrị ; tăng năng lực kháng thuốc của những loài vi trùng, nấm, sâu bệnh gây hại cây trồng ; giảm sựđa dạng sinh vật, gây ô nhiễm môi trường tự nhiên và đất trồng cây bị thoái hóa, bạc mầu, … Như vậy, vấnđề đặt ra là cần có giải pháp để hạn chế và khắc phục những sống sót nêu trên, để thiết kế xây dựng nềnsản xuất nông lâm nghiệp sạch, bảo đảm an toàn và vững chắc. Kết quả điều tra và nghiên cứu của những nhà khoa họctrên quốc tế cũng như ở Nước Ta đã chỉ ra, sử dụng những vi sinh vật có ích ( như vi sinh vật cốđịnh nitơ ; phân giải phốt pho ; phân giải lưu huỳnh ; phân giải cellulose, xilan ; sản xuất những chấtkích thích sinh trưởng thực vật ; kháng bệnh cây trồng ; tổng hợp những axít amin cho cây trồng, … ) sẽ làm tăng hiệu suất và chất lượng nông lâm sản ; giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thựcvật hóa học ; giảm ô nhiễm của hàm lượng nitrat ( NO – 3 ) ; cây trồng khỏe mạnh, năng lực chốngsâu bệnh cao ; từ đó góp thêm phần tái tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái và giảm ngân sách cho sảnxuất nông lâm nghiệp. Ở Nước ta, nghiên cứu và điều tra về phân bón vi sinh đã được triển khai từ những năm 1980 và đãđạt được 1 số ít tác dụng trong bước đầu. Nhận thấy vai trò quan trọng của phân vi sinh so với sự pháttriển nông lâm nghiệp vững chắc, từ những năm 1990 trở lại đây, những điều tra và nghiên cứu về sản xuất phânvi sinh được tập trung chuyên sâu tiến hành ở nhiều cơ sở nghiên cứu và điều tra như : Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới, Trường Đại học Nông nghiệp, Đại họcKhoa học Tự nhiên – ĐHQG HN, Đại học Cần thơ, … ). Hàng loạt những đề tài điều tra và nghiên cứu thuộcchương trình công nghệ sinh học Giao hàng nông nghiệp tiến trình 1986 – 1990 và chương trìnhcông nghệ sinh học quy trình tiến độ 1991 – 1995, 1996 – 2000, 2001 – 2005 đã được thực thi, tiêu biểunhư : Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước “ Nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng phân vi sinhvật cố định và thắt chặt nitơ nhằm mục đích nâng cao hiệu suất lúa và cây trồng cạn ” do tác giả Nguyễn Văn Vũ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Nước Ta làm chủ trì cùng với 8 đơn vị chức năng khoa học kháctrong cả nước phối hợp tiến hành. Đề tài “ Nghiên cứu vận dụng những giải pháp công nghệ mớinhằm lan rộng ra việc sản xuất và ứng dụng phân vi sinh vật cố định và thắt chặt đạm, phân giải lân trongnông nghiệp ” thuộc Chương trình công nghệ vương quốc, quá trình 1996 – 1998, đã kiến thiết xây dựng thànhcông quá trình sản xuất phân vi sinh cố định và thắt chặt đạm, phân giải lân trên nền chất mang không thanhtrùng. Đề tài cấp nhà nước “ Nghiên cứa sản xuất thử nghiệm phân bón vi sinh vật đa chủng, phân bón tính năng Giao hàng chăm nom cây trồng cho 1 số ít vùng sinh thái xanh ” thuộc chương trìnhnghiên cứu khoa học và tăng trưởng công nghệ sinh học do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa thực hiện. Kết quả của đề tài đã hoàn thành xong được quy trình tiến độ công nghệ sản xuất chế phẩm và phân hữu cơ visinh đa chủng chất lượng cao trên qui mô công nghiệp ( Phạm Văn Toản, 2007 ). Đến nay, đã có nhiều hiệu quả nghiên cứu và điều tra được chuyển giao cho những cơ sở sản xuất vànhiều loại phân bón vi sinh đã đưa vào sử dụng phổ cập trong sản xuất nông lâm nghiệp ở nướcta. Sử dụng phân vi sinh trong sản xuất nông nghiệp sẽ giảm được lượng phân bón và thuốc bảovệ thực vật hóa học, từ đó góp phân làm sạch môi trường tự nhiên, phòng bệnh cho cây trồng, vật nuôi vàcon người, giảm được ngân sách cho sản xuất góp thêm phần cải tổ đời sống của người dân. Như vậy, việc sử dụng phân vi sinh được xem là giải pháp có hiệu suất cao để kiến thiết xây dựng nền sản xuất nông lâmnghiệp hiệu suất cao, bảo đảm an toàn và vững chắc. Kết luậnCông nghệ sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng quan trọng so với sự tăng trưởng ngành nông-lâmnghiệp của nước ta, góp thêm phần thiết kế xây dựng và tăng trưởng nền sản xuất nông lâm nghiệp vững chắc vàhiệu quả cao. Tuy nhiên, sự chăm sóc cũng như góp vốn đầu tư của nhà nước để thôi thúc việc ứng dụngCNSH trong nghành lâm nghiệp còn rất hạn chế. Các trách nhiệm nghiên cứu ứng dụng CNSHtrong lâm nghiệp thường được tiến hành chậm hơn và chiếm một tỷ suất rất nhỏ so với những nghiêncứu ứng dụng CNSH trong nghành nghề dịch vụ khác như nông nghiệp và thủy hải sản. Các kỹ thuật tiên tiến và phát triển trong công nghệ sinh học được xem là những công cụ tương hỗ có hiệuquả cho công tác làm việc cải tổ giống cây trồng. Bên cạnh những thành tựu về chọn tạo giống cây lâmnghiệp theo giải pháp truyền thống lịch sử đã đạt được, trong những năm gần đây những nhà khoa họcđã khởi đầu tiến hành 1 số ít nghiên cứu ứng dụng CNSH trong công tác làm việc cải tổ giống cây lâmnghiệp và đã đạt được một số ít tựu quan trọng như : đã kiến thiết xây dựng được nhiều quy trình tiến độ nhân giốngbằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro cho nhiều loài cây trồng có giá trị kinh tế tài chính cao, quý và hiếm và đãđược vận dụng vào thực tiễn sản xuất ; đã chọn tạo được 1 số ít dòng / giống cây trồng mới bằngphương pháp chuyển gen thực vật và thông tư phân tử ADN ở trong khoanh vùng phạm vi phòng thí nghiệm. Điều đó biểu lộ những nhà khoa học đã tiếp cận và dần làm chủ công nghệ chọn tạo giống tiên tiếnvà trong bước đầu đã tạo được nguồn vật tư quan trọng ship hàng công tác làm việc cải tổ giống sau này. Vìvậy, nhà nước cần chăm sóc và góp vốn đầu tư nhiều hơn nữa để thôi thúc việc ứng dụng CNSH tronglâm nghiệp đặc biệt quan trọng là những nghiên cứu và điều tra về nhân, chọn tạo giống cây lâm nghiệp bằng công nghệnuôi cấy mô-tế bào, chuyển gen thực vật, thông tư phân tử và gây đột biến thực nghiệm. Đối vớicây lâm nghiệp, thứ nhất cần xác lập những loài cây nòng cốt và kiến thiết xây dựng chương trình nghiêncứu dài hạn ( 10-15 năm ) cho từng loài cây đơn cử. Chương nghiên cứu và điều tra này sẽ được chia thànhnhiều quy trình tiến độ, mỗi quá trình có tiềm năng, loại sản phẩm nghiên cứu và điều tra rõ ràng với mức góp vốn đầu tư kinhphí tương ứng và thời hạn nghiên cứu và điều tra tương thích ( 3-5 năm ), như vậy mới bảo vệ tính khoa họcvà khả thi thì những nhà khoa học sẽ tạo ra được loại sản phẩm cuối ( giống mới ) phân phối tiềm năng củacon người và đưa được vào thực tiễn sản xuất, góp thêm phần nâng cao hiệu suất, chất lượng lâm sảnvà hiệu suất cao sản xuất của ngành lâm nghiệp ở nước ta. Tài liệu tham khảo1. Tiếng Việt1 ) Bùi Chí Bửu và tập sự ( 2012 ). Hiện trạng nghiên cứu và điều tra và ứng dụng CNSH trên 1 số ít cây trồng chính ở cáctỉnh miền Nam. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia-Kết quả nghiên cứu và điều tra tăng trưởng công nghệ sinh học tronglĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường tự nhiên, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.2 ) Đặng Thi Vân và tập sự ( 2012 ). Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật chuyển gene trong tạo giống kháng bệnh virusxoăn vàng lá cà chua của Nước Ta. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia-Kết quả nghiên cứu và điều tra tăng trưởng côngnghệ sinh học trong nghành trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường tự nhiên, Viện Di truyền Nông nghiệp2012. 3 ) Đỗ Năng Vịnh ( 2012 ). Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào trong chọn tạo, tăng trưởng giống cây trồng mới. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu và điều tra tăng trưởng công nghệ sinh học trong nghành nghề dịch vụ trồngtrọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường tự nhiên, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.4 ) Đoàn Thị Mai và tập sự ( 2010 ). Nghiên cứu nhân nhanh giống Keo lai tự nhiên, Keo lai tự tạo, Bạch đànuro, Bạch đàn lai tự tạo ( mới chọn tạo ) và Lát hoa bằng công nghệ tế bào. Báo cáo tổng kết đề tài Khoa họcCông nghệ cấp Nhà nước. 5 ) Hà Bích Hồng và tập sự ( 2012 ). Nhân giống in vitro cây Lõi thọ ( Gmelina arborea Roxb ) ship hàng bảo tồnnguồn gen. Tạp chí Nông nghiệp và tăng trưởng nông thôn. Tháng 6, 2012.6 ) Hà Minh Thanh ( 2012 ) Nghiên cứu tăng trưởng chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh phytophthora trên những câytrồng chính. Báo cáo Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả điều tra và nghiên cứu tăng trưởng công nghệ sinh học trong lĩnhvực trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường tự nhiên, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.7 ) Hà Thị Thúy và tập sự ( 2012 ). Nghiên cứu tạo giống bưởi, cam, quýt không hạt bằng công nghệ sinh học. Kỷ yếu Hộithảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu và điều tra tăng trưởng công nghệ sinh học trong nghành nghề dịch vụ trồng trọt, bảo vệthực vật và bảo vệ thiên nhiên và môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.8 ) Hà Văn Huân, Trần Văn Tiến., ( 2013 ). Đánh giá phong phú di truyền quần thể Re hương bằng thông tư RAPD phụcvụ bảo tồn và cải tổ giống. Báo cáo khoa học Hội nghị kho học Công nghệ sinh học Toàn quốc 2013, HàNội. 831 – 8359 ) Hồ Văn Giảng và tập sự ( 2011 ). Tạo giống Xoan ta ( Melia azedarach L. ) sinh trưởng nhanh bằng kỹ thuâtchuyển gen. Tạp chí Nông nghiệp và tăng trưởng nôn thôn. 11 : 11-14. 10 ) Lê Huy Hàm ( 2012 ). Định hướng nghiên cứu và điều tra chọn tạo giống cây trồng mới thích ứng với đổi khác khí hậu bằngcông nghệ sinh học. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả điều tra và nghiên cứu tăng trưởng công nghệ sinh họctrong nghành nghề dịch vụ trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường tự nhiên, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.11 ) Lê Như Kiểu ( 2012 ). Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong phòng trừ bệnh héo xanh lạc vàvừng. Báo cáo Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu và điều tra tăng trưởng công nghệ sinh học trong lĩnh vựctrồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ thiên nhiên và môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.12 ) Lê Văn Sơn và tập sự ( 2012 ). Nghiên cứu tạo giống thuốc lá kháng bệnh khảm lá và xoăn đọt bằng kỹ thuậtchuyển gen. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu và điều tra tăng trưởng công nghệ sinh học trong lĩnhvực trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ thiên nhiên và môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.13 ) Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Hoàng Nghĩa., ( 2005 ). Nghiên cứu quan hệ di truyền của mộtsố loài thuộc họ Dầu ( Dipterocarpaceae ) ở Nước Ta dựa trên đa hình ADN genome và lục lạp. Kỷ yếu Hộinghị toàn nước “ Những yếu tố nghiên cứu và điều tra cơ bản trong khoa học sự sống ” : 1379 – 1382.14 ) Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Văn Phượng và Nguyễn Hoàng Nghĩa., ( 2009 ). Đa dạng di truyền của loài Saomạng ( Hopea reticulate Tardicu ) dựa trên nghiên cứu và phân tích 1 số ít chuỗi DNA lục lạp và thông tư RAPD. Tạp chí Côngnghệ sinh học, 7 ( 2 ) : 203 – 210 ; 15 ) Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Đức Thành., ( 2006 ). Kết quả nghiên cứu và phân tích phong phú di truyềnloài Sao lá hình tim ( Hopea cordate vidal ) thuộc dọ dàu bằng thông tư phân tử. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 10 : 75-77 ; 16 ) Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Quốc Trọng, Nguyễn Đức Thành., ( 2005 ). Kết quả trong bước đầu nhìn nhận phong phú ditruyền của ba nguồn gốc Lim xanh bằng thông tư phân tử RAPD và ADN lục lạp. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 11 : 80-8117 ) Nguyễn Hữu Hổ và tập sự ( 2009 ). Bước đầu nghiên cứu và điều tra tạo phôi sô-ma từ rễ in vitro cây sâm ngọc linh ( Panax vietnamensis Ha et Grushv. ). Báo cao khoa học – Hội nghị Công nghệ sinh học toàn nước, Thái Nguyên2009. tr. 143 – 146.18 ) Nguyễn Thanh Hiền ( 2003 ). Phân Hữu cơ, Phân vi sinh và Phân ủ. NXB Nghệ An. 19 ) Nguyễn Thị Hải Hồng, Trần Nhật Nam, Nguyễn Thị Lệ Hà., ( 2012 ). Nghiên cứu phong phú di truyền cây Dầu Rái ( Dipterocarpus alatus Roxb. ) bằng kỹ thuật RAPD. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 9 : 86-89. 20 ) Nguyễn Thị Hồng Gấm và tập sự ( 2012 ). Nhân giống Lan kim tuyến ( Anoectochilus setaceus Blume ) bằng kỹthuật nuôi cấy In vitro. Tạp chí Nông nghiệp và tăng trưởng nông thôn. Tháng 6, 2012.21 ) Nguyễn Thị Lý Anh và tập sự ( 2012 ). Ứng dụng công nghệ đột biến in vitro trong chọn tạo giống hoa cẩmchướng, cúc. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả điều tra và nghiên cứu tăng trưởng công nghệ sinh học trong lĩnhvực trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường tự nhiên, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.22 ) Nguyễn Thị Minh Nguyệt và tập sự ( 2012 ). Nghiên cứu vận dụng thông tư phân tử để chọn tạo giống bông cóchất lượng xơ tốt. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu và điều tra tăng trưởng công nghệ sinh họctrong nghành nghề dịch vụ trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường tự nhiên, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.23 ) Nguyễn Thị Thanh Thủy ( 2012 ). Chương trình trọng điểm tăng trưởng và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnhvực nông nghiệp và tăng trưởng nông thôn đến năm 2020 – Tình hình triển khai quy trình tiến độ 2007 – 2012 và địnhhướng quá trình tiếp theo. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả điều tra và nghiên cứu tăng trưởng công nghệ sinhhọc trong nghành nghề dịch vụ trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ thiên nhiên và môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.24 ) Nguyễn Thị Thanh Thủy và tập sự ( 2012 ). Chọn giống bông vải kháng bệnh xanh lùn bằng thông tư phân tử. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu và điều tra tăng trưởng công nghệ sinh học trong nghành nghề dịch vụ trồngtrọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường tự nhiên, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.25 ) Nguyễn Thị Thi Hằng và tập sự ( 2009 ). Phát trình chồi từ sự nuôi cấy lóng thân cây hoàn ngọc ( Pseuderanthemum palatiferum ( Nees ) Radik ). Báo cao khoa học – Hội nghị Công nghệ sinh học toàn nước, Thái Nguyên 2009. tr. 109 – 112.26 ) Nguyễn Thu Hà ( 2012 ). Nghiên cứu tăng trưởng những giải pháp sinh học nhằm mục đích tái tạo đất bạc mầu. Báo cáo Hộithảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu và điều tra tăng trưởng công nghệ sinh học trong nghành trồng trọt, bảo vệthực vật và bảo vệ môi trường tự nhiên, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.27 ) Nguyễn Văn Đồng và tập sự ( 2012 ). Tạo dòng ngô biến đổi gen kháng sâu và kháng thuốc diệt cỏ. Kỷ yếuHội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu và điều tra tăng trưởng công nghệ sinh học trong nghành nghề dịch vụ trồng trọt, bảovệ thực vật và bảo vệ thiên nhiên và môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.28 ) Nguyễn Văn Hòa và tập sự ( 2012 ). Nghiên cứu phong phú di truyền tính chống chịu bệnh vàng lá Greening bằngchỉ thị phân tử của tập đoàn lớn cây có múi ( Citrus spp ). Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứuphát triển công nghệ sinh học trong nghành trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường tự nhiên, Viện Di truyềnNông nghiệp 2012.29 ) Nguyễn Văn Liễu ( 2012 ). Kế hoạch toàn diện và tổng thể tăng trưởng và ứng dụng công nghệ sinh học ở Nước Ta đến năm2020. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu và điều tra tăng trưởng công nghệ sinh học trong lĩnh vựctrồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường tự nhiên, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.30 ) Nguyễn Văn Vũ và tập sự ( 1995 ). Nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng phân vi sinh vật cố định và thắt chặt nitơnhằm nâng cao hiệu suất lúa và cây trồng cạn. Báo cáo tác dụng nghiên cứu và điều tra đề tài cấp nhà nước KC-08-01. 31 ) Nguyễn Việt Cường, Đỗ Thị Minh Hiển, Trần Quốc Trọng., ( 2010 ). Nghiên cứu quan hệ di truyền của 12 xuấtxứ tràm địa phương ( Melaleuca cajuputi ) bằng thông tư RAPD và ADN lục lạp. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Côngnghệ Lâm nghiệp với tăng trưởng rừng vững chắc và biến hóa khí hậu, 23-30 ; 32 ) Phạm Văn Toản và tập sự ( 2007 ). Nghiên cứa sản xuất thử nghiệm phân bón vi sinh vật đa chủng, phân bónchức năng ship hàng chăm nom cây trồng cho một số ít vùng sinh thái xanh. Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nướcKC. 04. DA11. 33 ) Phạm Văn Toản. Phân bón vi sinh vật trong nông nghiệp ( http://www.humixvn.com ) 34 ) Phan Hùng Vĩnh và tập sự ( 2009 ). Nhân nhanh in vitro Lan nhất điểm hồng ( Dendrobium draconis ) một loàilan rừng có rủi ro tiềm ẩn tuyệt chủng. Báo cáo khoa học Hội nghị công nghệ sinh học toàn nước 2009. Trang 469472.35 ) Phùng Văn Phê và tập sự ( 2010 ). Nghiên cứu kỹ thuật nhân nhanh chồi in vitro loài Lan kim tuyếnAnoectochilus roxburghii ( Wall. ) Lindl. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ26 : 248 – 25336 ) Thanh Hằng ( 2012 ). Trung tâm KH&SXLNN Quảng Ninh Phục vụ đắc lực cho tăng trưởng xanh, vững chắc. Báo Quảng Ninh ( http://baoquangninh.com.vn/ ). 37 ) Trần Thị Cúc Hòa và tập sự ( 2012 ). Tạo dòng đậu tương biến đổi gen kháng sâu và chịu hạn. Kỷ yếu Hộithảo Khoa học Quốc gia – Kết quả nghiên cứu và điều tra tăng trưởng công nghệ sinh học trong nghành nghề dịch vụ trồng trọt, bảo vệthực vật và bảo vệ thiên nhiên và môi trường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.38 ) Trần Thị Doanh ( 2012 ). Hoàn thiện, tiến hành công nghệ vi nhân giống trong sản xuất công nghiệp cây giốngbạch đàn U6 và một số ít dòng bạch đàn urô có triển vọng khác tại Quảng Ninh. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốcgia – Kết quả điều tra và nghiên cứu tăng trưởng công nghệ sinh học trong nghành trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môitrường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.39 ) Trần Thị Liên và tập sự ( 2009 ). Nghiên cứu nhân giống in vitro cây sâm ngọc linh ( ( Panax vietnamensis ). Báo cao khoa học – Hội nghị Công nghệ sinh học toàn nước, Thái Nguyên 2009. tr. 233 – 236.40 ) Trịnh Khắc Quang và tập sự ( 2012 ). Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học của Hà Lan trong tinh lọc, nhân giống và điều khiển và tinh chỉnh sinh trưởng, ra hoa cho cây hoa lily và loa kèn. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia Kết quả điều tra và nghiên cứu tăng trưởng công nghệ sinh học trong nghành trồng trọt, bảo vệ thực vật và bảo vệ môitrường, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.41 ) Trương Thị Bích Phượng và tập sự ( 2009 ). Nhân giống in vitro cây sưa ( Dalbergia tonkinensis Prain ). Báocao khoa học – Hội nghị Công nghệ sinh học toàn nước, Thái Nguyên 2009. tr. 315 – 318.1042 ) Vũ Đức Quang và tập sự ( 2012 ). Chọn tạo giống lúa thuần kháng bệnh bạc lá bằng công nghệ thông tư phân tử. Kỷ yếuHội thảo Khoa học Quốc gia – Kết quả điều tra và nghiên cứu tăng trưởng công nghệ sinh học trong nghành trồng trọt, bảovệ thực vật và bảo vệ môi trường tự nhiên, Viện Di truyền Nông nghiệp 2012.43 ) Vũ Thị Huệ và tập sự ( 2011 ). Tạo cây con tuy nhiên mật bằng giải pháp nuôi cấy in vitro. Tạp chí Kinh tế Sinhthái. 38 : 118 – 1244 ) Vũ Thị Huệ, Bùi Văn Thắng, Nguyễn Việt Tùng, Đỗ Quang Trung, Hà Văn Huân, Nguyễn Thị Hồng Gấm vàHồ Văn Giảng ,. ( 2009 ). Đánh giá tính phong phú di truyền những dòng Song mật ( Calamus platyacanthus ) đượctuyển chọn làm cơ sở nhân giống. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 11 : 38-42 ; 45 ) http://vtc16.vn/news/46/4946/Chon-tao-giong-hoa-cuc-moi-bang-dot-bien-phong-xa ) 46 ) http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/Lam-cay-giong-tu-nuoi-cay-mo-Hai-nam-la-hoa-von/20126/216378.datviet47 ) http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/45/45/62577/Phong-trao-Invitro-o-Lam-DongBat-on.aspx48 ) http://www.itb.ac.vn49 ) http://www.agi.gov.vn/2. Tiếng Anh1. Costa F.R, Pereira T.N, Vitória A.P., ( 2006 ). Genetic diversity among Capsicum accessions using RAPDmarkers. Crop Breed Appl Biotechnol, 6 : 18-23 ; 2. Diouf D ( 2003 ). Genetic transformation of forest trees. African Journal of Biotechnology. 2 ( 10 ) : 328 – 3333. FAO ( 2004 ). Preliminary review of biotechnology in forestry, including genetic modification. Forest ResourcesDivision, Forestry Department. 1-118. 4. Chen CY, Baucher M, Christensen JH, Boerjan W ( 2001 ). Biotechnology in trees : Towards improved paperpulping by lignin engineering. Euphytica. 118 : 185 – 1955. Kevan MA, Gartland RM, Crow TM et al ( 2003 ) Genetically modified trees : Production properties, andpotential. Journal of Arboriculture. 29 ( 5 ) : 259 – 266.6. Pilate G, Guiney E, Holt K et al ( 2002 ). Field and pulping performances of transgenic trees with alteredlignification. Nat Biotechnol. 20 : 607 – 6127. Preecha P., ( 2000 ). Detection of RAPD Variation in a Forest Tree Species, Melientha suavisPierre ( Opiliaceae ) from Thailand. ScienceAsia, 26 : 213 – 2188. Sarmah P, Barua P.K, Sarma R.N, Sen P, Deka P.C., ( 2007 ). Genetic diversity among rattan genotypes fromIndia based on RAPD-marker analysis. Genet Resour Crop Evol, 54 : 593 – 600.9. Stein AJ, Cerezo ER. International trade and the global pipeline of new GM crops. Nature Biotechnology. 2010,28 : 23-2510. Valenzuela S, Balocchi C, Rodriguez J ( 2006 ). Transgenic trees and forestry biosafety. Electronic Journal ofBiotechnology. 9 ( 3 ) : 335 – 339.11

Xem thêm  Việc jailbreak iPhone không còn nhiều ý nghĩa... | Tinh tế

Source: https://bem2.vn
Category: Ứng dụng hay

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *