Mụn Giộp Sinh Dục – Tờ Thông Tin của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC)

Mụn Giộp Sinh Dục - Tờ Thông Tin của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC)

Mụn rộp sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) phổ biến, và bất cứ người nào có quan hệ tình dục đều có thể mắc phải. Đa số những người bị nhiễm virut này đều không có triệu chứng. Cho dù không có dấu hiệu của bệnh, mụn rộp vẫn có thể lây lan sang bạn tình.

[external_link_head]

Mục lục bài viết

Mụn rộp sinh dục là gì?

Mụn rộp sinh dục(https://www.cdc.gov/std/herpes/default.htm) là bệnh STD bị gây ra bởi hai loại virut. Chúng được gọi là virut mụn rộp loại 1 (HSV-1) và virut mụn rộp loại 2 (HSV-2).

Mụn rộp miệng là gì?

Mụn rộp miệng thường do HSV-1 gây ra và có thể gây lở môi hoặc rộp tại hoặc xung quanh vùng miệng. Tuy nhiên, hầu hết người bị mắc bệnh này đều không có triệu chứng. Đa phần những người bị mụn rộp miệng đều bị lây nhiễm khi còn nhỏ hoặc trong giai đoạn vị thành niên do có tiếp xúc phi tình dục qua đường nước bọt.

Có mối liên hệ nào giữa mụn rộp sinh dục với mụn rộp miệng không?

Mụn rộp miệng do HSV-1 có thể bị lây lan từ miệng tới cơ quan sinh dục thông qua quan hệ tình dục đường miệng(https://www.cdc.gov/std/healthcomm/stdfact-stdriskandoralsex.htm). Đó là lý do tại sao một số trường hợp mụn rộp sinh dục lại bắt nguồn từ HSV-1.

Mụn rộp sinh dục phổ biến như thế nào?

Mụn rộp sinh dục là bệnh thường thấy ở Hoa Kỳ. Cứ sáu người thuộc độ tuổi 14 tới 49 thì có một người bị mụn rộp sinh dục.

Mụn rộp sinh dục lây lan như thế nào?

Bạn có thể bị nhiễm mụn rộp khi quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn với người bị bệnh.

Nếu không bị mụn rộp, bạn có thể bị nhiễm nếu tiếp xúc với virut mụn rộp có trong:

[external_link offset=1]

  • Vết lở mụn rộp;
  • Nước bọt (nếu bạn tình của bạn bị nhiễm mụn rộp miệng) hoặc tinh dịch (nếu bạn tình của bạn bị nhiễm mụn rộp sinh dục);
  • Da ở vùng miệng nếu bạn tình của bạn bị nhiễm mụn rộp miệng, hoặc da ở vùng sinh dục nếu bạn tình của bạn bị nhiễm mụn rộp sinh dục.

Bạn có thể bị mụn rộp từ bạn tình ngay cả khi các mụn rộp của họ chưa xuất hiện ra bên ngoài hoặc khi họ bị mắc nhưng lại không biết. Cũng có thể bị mụn rộp sinh dục nếu bạn được quan hệ tình dục bằng miệng từ bạn tình bị mụn rộp miệng.

Bạn sẽ không bị mụn rộp từ bệ bồn cầu, ga giường hoặc bể bơi, hoặc từ việc chạm vào các đồ vật xung quanh ví dụ như đồ bạc, xà phòng hoặc khăn tắm. Nếu bạn còn có thắc mắc nào khác về cách thức lây lan của mụn rộp, hãy trao đổi những quan ngại của bạn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Tôi có thể giảm nguy cơ mắc mụn rộp sinh dục bằng cách nào?

Cách tốt nhất để tránh các bệnh STD là không quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng.

Xem thêm  Kể tên Game Y8 Đua xe cho 1 và 2 người chơi hay nhất 2021

Nếu có quan hệ tình dục, bạn có thể làm theo các hướng dẫn sau đây để giảm nguy cơ mắc mụn rộp sinh dục:

  • Duy trì mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài từ cả hai phía với người bạn tình không bị nhiễm STD (ví dụ, người đã được xét nghiệm và có kết quả kiểm tra âm tính với STD);
  • Dùng bao cao su đúng cách(https://www.cdc.gov/condomeffectiveness/male-condom-use.html) mỗi khi quan hệ tình dục.

Xin lưu ý rằng bao cao su không thể che hết được tất cả vùng lở mụn rộp. Ngoài ra, các virut mụn rộp có thể bắt nguồn (tiết ra) từ các vùng da bị lở mụn rộp nhưng không nhìn thấy. Do đó, bao cao su có thể sẽ không bảo vệ triệt để được bạn khỏi bị mụn rộp.

Nếu có quan hệ với người bị mụn rộp sinh dục, bạn có thể giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh mụn rộp nếu:

  • Bạn tình của bạn uống thuốc chống mụn rộp hàng ngày. Bạn tình của bạn phải trao đổi với bác sỹ về việc này.
  • Tránh quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn hoặc miệng khi bạn tình của bạn có các triệu chứng của mụn rộp (tức là khi bệnh bộc phát ở bạn tình của bạn).

Tôi đang mang thai. Mụn rộp sinh dục có thể ảnh hưởng như thế nào tới con của tôi?

Nếu bạn đang mang thai và bị mụn rộp sinh dục thì càng cần phải được chăm sóc tiền sản. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn từng có triệu chứng hoặc bị chẩn đoán mắc bệnh mụn rộp sinh dục. Ngoài ra, cũng cần phải báo cho bác sĩ biết nếu bạn từng bị phơi nhiễm với mụn rộp sinh dục. Đã có nghiên cứu cho thấy rằng mụn rộp sinh dục có thể làm sẩy thai, hoặc có thể khiến cho bạn sinh non.

Mụn rộp có thể lây truyền từ bạn sang thai nhi trước khi sinh nhưng thường là sẽ lây truyền sang con trong lúc sinh nở. Từ đó rất dễ gây tử vong ở trẻ (còn được gọi là mụn rộp sơ sinh). Điều quan trọng là phải tránh để bị nhiễm mụn rộp trong thai kỳ. Nếu đang mang thai và bị mụn rộp sinh dục, bạn có thể dùng thuốc chống mụn rộp cho đến cuối thai kỳ. Thuốc này có thể làm giảm nguy cơ bị các dấu hiệu hoặc triệu chứng của mụn rộp sinh dục tại thời điểm sinh. Tại thời điểm sinh, bác sĩ của bạn phải khám cẩn thận xem bạn có bị lở mụn rộp không. Nếu phát hiện sản phụ bị mụn rộp lúc lâm bồn thì thường sẽ áp dụng cách ‘sinh mổ’.

Làm sao biết mình có bị mụn rộp sinh dục hay không?

Hầu hết những người bị mụn rộp sinh dục đều không có triệu chứng hoặc nếu có thì cũng rất nhẹ. Bạn có thể không nhận thấy các triệu chứng nhẹ hoặc lầm lẫn với tình trạng khác ở da, chẳng hạn như mụn nhọt hay lông quặm. Và do đó, hầu hết những người nhiễm mụn rộp đều không biết mình bị bệnh.

Xem thêm  Những ứng dụng ghép nhạc vào video cực xịn cho Android, iOS

Loét mụn rộp thường xuất hiện dưới dạng một hay nhiều mụn rộp ở trên hoặc xung quanh bộ phận sinh dục, trực tràng hoặc miệng. Mụn rộp vỡ ra, để lại những vết lở loét đau đớn và có thể mất hàng tuần sau đó mới lành hẳn. Đôi khi các triệu chứng này được gọi là “tình trạng bộc phát”. Trong lần bộc phát đầu tiên, bệnh nhân cũng có thể có những triệu chứng giống cảm cúm, chẳng hạn như sốt, đau nhức cơ thể, hoặc sưng hạch.

Những người bị bộc phát mụn rộp lần đầu có thể bị bộc phát trở lại, đặc biệt là khi bị nhiễm HSV-2. Những lần bộc phát lặp lại thường ngắn hơn và ít trầm trọng hơn so với lần đầu. Bệnh có thể tiềm ẩn trong cơ thể bạn trong suốt phần đời còn lại, nhưng số lần bộc phát có xu hướng giảm dần theo thời gian.

Bạn phải đi khám bác sỹ nếu nhận thấy có bất kỳ triệu chứng nào hoặc nếu bạn tình của bạn bị nhiễm STD hoặc có các triệu chứng của STD. Các triệu chứng STD có thể là đau bất thường, dịch có mùi hôi, rát khi tiểu tiện hoặc (ở nữ giới) ra máu khi chưa đến kỳ kinh.

Làm thế nào bác sĩ của tôi biết được tôi có bị nhiễm mụn rộp hay không?

Thường thì nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn chỉ cần xem xét triệu chứng là có thể chẩn đoán được bệnh mụn rộp sinh dục. Họ cũng có thể lấy mẫu từ (các) mụn lở để xét nghiệm. Trong các trường hợp cụ thể, có thể xét nghiệm máu để tìm các kháng thể mụn rộp. Hãy nói chuyện cởi mở và trung thực với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn và hỏi xem bạn có nên đi xét nghiệm mụn rộp hoặc các STD khác không.

[external_link offset=2]

Xin lưu ý: Xét nghiệm máu có thể giúp xác định bạn có bị nhiễm mụn rộp hay không. Nhưng xét nghiệm không thể cho biết bạn bị lây nhiễm từ ai hay bạn đã bị nhiễm bao lâu.

Có thể chữa khỏi mụn rộp không?

Không có cách chữa khỏi mụn rộp. Nhưng vẫn có thuốc phòng ngừa hoặc rút ngắn thời gian bộc phát. Có thể dùng một trong những thuốc trị mụn rộp này hàng ngày, nhờ vậy sẽ khó truyền bệnh sang (các) bạn tình hơn.

Chuyện gì xảy ra nếu tôi không được điều trị?

Mụn rộp có thể gây ra nhiều vết lở rất đau ở cơ quan sinh dục, và có thể càng trầm trọng hơn ở những người có hệ miễn dịch bị ức chế.

Nếu chạm phải chỗ mụn lở hoặc chất dịch từ vết lở thì có thể truyền mụn rộp sang bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như mắt. Không được chạm vào chỗ lở hay chất dịch để khỏi lây lan mụn rộp sang những bộ phận khác của cơ thể. Nếu lỡ chạm vào vết lở loét hoặc chất dịch thì hãy lập tức rửa tay thật kỹ để khỏi bị lây bệnh.

Xem thêm  App chụp hình có 3 con gấu trên mặt cực dễ thương

Nếu bạn đang mang thai thì bản thân bạn và thai nhi, hay em bé mới ra đời có thể sẽ bị ảnh hưởng. Xem phần “Tôi đang mang thai. Mụn rộp sinh dục có thể ảnh hưởng như thế nào tới con của tôi?” ở trên để biết thêm chi tiết.

Có thể quan hệ tình dục không nếu bị mụn rộp?

Nếu bạn bị mụn rộp, hãy cho (các) bạn tình được biết cũng như nguy cơ kèm theo. Nếu sử dụng bao cao su thì có thể giúp giảm bớt nguy cơ này, nhưng sẽ không hoàn toàn loại bỏ được rủi ro. Bị lở loét hay những triệu chứng mụn rộp khác có thể làm tăng nguy cơ lây lan bệnh. Ngay cả khi bạn không có bất cứ triệu chứng nào thì vẫn có thể lây bệnh cho bạn tình.

Bạn có thể lo ngại việc mụn rộp sinh dục ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, đời sống tình dục và các mối quan hệ của mình. Tốt nhất là bạn nên trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về những bận tâm đó, và điều cũng quan trọng không kém là phải nhìn nhận rằng, tuy không thể chữa khỏi mụn rộp nhưng có thể kiểm soát bệnh bằng thuốc. Liệu pháp ức chế hàng ngày (tức là dùng thuốc chống virut hàng ngày) cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm mụn rộp sinh dục cho bạn tình của bạn. Phải nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về các giải pháp điều trị. Kết quả chẩn đoán mụn rộp sinh dục có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của bạn về các mối quan hệ tình dục hiện tại hay trong tương lai, nhưng điều quan trọng là phải hiểu cách bàn luận với bạn tình về STD.

Có mối liên quan gì giữa mụn rộp sinh dục và HIV?

Mụn rộp sinh dục có thể gây ra lở loét hoặc vết thương hở trên da hoặc niêm mạc miệng, âm đạo và trực tràng. Đó chính là con đường lây nhiễm HIV vào cơ thể. Cho dù không nhìn thấy các mụn lở, mụn rộp sinh dục cũng làm tăng lượng tế bào CD4 (là các tế bào mục tiêu của virut HIV khi xâm nhập vào cơ thể) có trên lớp niêm mạc của cơ quan sinh dục. Khi một người bị nhiễm HIV và bị cả mụn rộp sinh dục, họ càng có nguy cơ cao làm lây nhiễm HIV sang bạn tình không bị HIV khi quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc trực tràng.

Page last reviewed: October 1, 2018

[external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *