Margin là gì? Khi nào bạn nên sử dụng margin? (+Video)

Mục lục bài viết

Margin là gì?

Margin (hay giao dịch ký quỹ) là 1 thuật ngữ thông dụng được sử dụng trong đầu tư chứng khoán, đề cập đến việc nhà đầu tư có thể sử dụng khoản vay từ công ty chứng khoán để mua thêm cổ phiếu và sử dụng chính những cổ phiếu này để đảm bảo cho khoản vay.

Giống như cách bạn vay mua nhà, chỉ với 300 triệu đã sở hữu ngay căn nhà 1 tỷ đồng.

[external_link_head]

Chứng khoán cũng vậy…

Nếu bạn đang có 100 triệu, bạn có thể vay Margin từ công ty chứng khoán thêm 100 triệu để đầu tư vào chứng khoán.

Có nghĩa là…

Bạn sẽ mua được thêm nhiều cổ phiếu để gia tăng lợi nhuận (đồng thời rủi ro cũng tăng tương ứng).

Ví dụ:

Giả sử hiện tại bạn đang sở hữu 10.000 cổ phiếu REE với tổng giá trị 300 triệu VNĐ.

Cơ cấu tài sản ròng của bạn sẽ như sau:

Trước khi dùng Margin (triệu đồng):
– Giá trị cổ phiếu (a)300
– Tiền mặt (b)0
Giá trị danh mục (c) = (a) + (b)300
Nợ margin (d)0
Tài sản ròng (e) = (c) – (d)300

Khi đó, mặc dù bạn không còn tiền mặt nhưng công ty chứng khoán sẽ cho bạn vay tiền để mua thêm cổ phiếu.

Hiểu đơn giản, giao dịch margin là giống như 1 giao dịch cho vay cầm cố. Cụ thể:

  • Công ty chứng khoán cho bạn vay tiền để mua thêm cổ phiếu
  • Tài sản cầm cố chính là giá trị cổ phiếu hiện có trong danh mục (trong ví dụ trên là 300 triệu cổ phiếu REE)

Cách sử dụng margin:

Trong phần dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về giao dịch này, cách thức sử dụng, tỷ lệ ký quỹ và những ngưỡng rủi ro quan trọng.

Bạn có thể được vay bao nhiêu tiền?

Số tiền mà công ty chứng khoán có thể cho bạn vay phụ thuộc vào 3 yếu tố:

  • Thứ nhất, cổ phiếu bạn đang nắm giữ là cổ phiếu gì. Cổ phiếu của bạn có chất lượng càng cao thì công ty chứng khoán sẽ cho bạn vay nhiều hơn.
  • Thứ hai, tùy từng thời điểm thị trường. Cụ thể: trong những giai đoạn thị trường tích cực, bạn sẽ được vay nhiều hơn.
  • Thứ ba, tùy vào tỷ lệ ký quỹ yêu cầu của từng công ty chứng khoán đặt ra.

Đầu tiên bạn cần nắm rõ cách tính:

Tỷ lệ ký quỹ margin (hay tỷ lệ đòn bẩy) là gì?

Công thức tính Tỷ lệ ký quỹ margin:

Tỷ lệ ký quỹ hiện tại = Tài sản ròng / Giá trị danh mục

Trong đó:

Tài sản ròng là giá trị của lượng cổ phiếu bạn đã mua sau khi đã trừ nợ vay margin (gồm cả gốc và lãi), tính theo giá thị trường hiện tại.

Giá trị danh mục là giá trị của lượng cổ phiếu bạn đã mua từ tiền thực có và tiền nợ vay margin (bao gồm cả gốc và lãi vay).

Ví dụ ở trên:

Nếu bạn sử dụng margin vay thêm 150 triệu để mua tiếp cổ phiếu REE.

Cơ cấu tài sản của bạn sẽ là:

Sau khi vay Margin mua thêm 250 triệu cổ phiếu REE:
– Giá trị cổ phiếu (a)550
– Tiền mặt (b)0
Giá trị danh mục (c) = (a) + (b)550
– Nợ gốc margin (d1)250
– Nợ lãi vay margin (d2)0
Nợ margin (d) = (d1) + (d2)250
Tài sản ròng (e) = (c) – (d)300
Tỷ lệ ký quỹ margin (f) = (e) / (c) 55%

Giả định giá cổ phiếu REE vẫn đang giữ nguyên.

Khi đó, tỷ lệ ký quỹ hiện tại của bạn sẽ là:

Tỷ lệ ký quỹ hiện tại = 300/550 = 55%

Hiểu 1 cách ngắn ngọn như sau:

  • Ví dụ nếu bạn đang có tài sản là 100 triệu (cả tiền và cổ phiếu), công ty chứng khoán cho phép bạn mua cổ phiếu đến 150 triệu (hay, “sức mua” = 150 triệu), khi đó, tỷ lệ đòn bẩy là 1:1.5.
  • Nếu công ty chứng khoán cho phép bạn mua đến 200 triệu, thì tỷ lệ đòn bẩy là 1:2.
Xem thêm  Mẹo sửa lỗi không cài được phần mềm trên Windows 10

Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rằng…

  • Thứ nhất, giá cổ phiếu luôn biến động mỗi ngày, từ đó giá trị danh mục và giá trị tài sản ròng cũng biến động theo.
  • Thứ hai, ngoài phần nợ gốc vay margin, mỗi ngày bạn sẽ phải trả lãi vay margin, tương ứng với mức lãi suất khoảng 12 – 14%/năm.

Vì vậy, giá trị tài sản ròng của bạn sẽ biến động mỗi ngày và làm thay đổi tỷ lệ ký quỹ margin.

[external_link offset=1]

Tỷ lệ ký quỹ margin càng giảm (càng thấp) thì càng rủi ro.

Khi tỷ lệ ký quỹ nhỏ hơn 50% nghĩa là tài sản ròng của bạn đang thấp hơn số nợ margin mà bạn phải trả.

Để phòng tránh rủi ro tổn thất khi sử dụng margin, bạn nhất định phải biết 3 ngưỡng Margin quan trọng sau đây:

Margin sau mua

Mặc dù, mỗi mã chứng khoán sẽ có tỷ lệ Margin khác nhau 50%, 60%…

Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể vay tối đa.

Các công ty chứng khoán thường sẽ quy định giới hạn Tỷ lệ ký quỹ Margin sau mua tối thiểu là 50%.

Điều đó có nghĩa là:

Tỷ lệ Margin hiện tại của bạn đang dưới 50% bạn sẽ không thể vay thêm.

Nếu muốn vay thêm?

Bạn phải bổ sung ký quỹ bằng tiền, chứng khoán hoặc bán bớt những cổ phiếu kém hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ Margin.

Tiếp tục ví dụ ở trên:

  • Giả sử giá trị cổ phiếu REE giảm 10%, và
  • Giả sử lãi vay margin phải trả là 10 triệu đồng (chú ý, mức lãi vay càng lớn nếu thời gian bạn vay càng lâu, lãi suất quy đổi khoảng 12 – 14%/năm)

Khi đó, cơ cấu tài sản của bạn sẽ như sau:

Giá trị cổ phiếu REE giảm 10%:
– Giá trị cổ phiếu (a)495
– Tiền mặt (b)0
Giá trị danh mục (c) = (a) + (b)495
– Nợ gốc margin (d1)250
– Nợ lãi vay margin (d2)10
Nợ margin (d) = (d1) + (d2)260
Tài sản ròng (e) = (c) – (d)235
Tỷ lệ ký quỹ margin (f) = (e) / (c) 47%

Bạn có thể thấy:

  • Giá trị cổ phiếu REE chỉ còn 495 triệu (giảm 10% từ mức 550 triệu)
  • Ngoài phần nợ gốc vay margin 250 triệu, bạn còn phải trả thêm 10 triệu tiền lãi vay

Tỷ lệ ký quỹ khi đó sẽ giảm xuống chỉ còn 47%.

Vậy rủi ro ở đây là gì?

Nếu bạn không vay margin, mức lỗ của bạn sẽ là: 300 triệu x (-10%) = 30 triệu.

Nhưng vì bạn có vay nợ margin để mua cổ phiếu, mức lỗ trên tổng giá trị cổ phiếu tăng thêm. Đồng thời, bạn phải trả thêm cả lãi vay margin.

Vì vậy, mức lỗ của bạn sẽ là:

  • Lỗ từ cổ phiếu: 550 triệu x (-10%) = 55 triệu.
  • Nợ từ lãi vay margin: 10 triệu.
  • Tổng lỗ: 65 triệu.

Hoặc bạn có thể tính nhanh bằng chênh lệch giữa Giá trị tài sản ròng và phần Vốn đầu tư ban đầu của bạn:

Cụ thể:

Tổng lỗ khi vay margin = 235 triệu (tài sản ròng) – 300 triệu (vốn ban đầu) = -65 triệu

Bạn có thể thấy, việc sử dụng margin đã làm tăng mức lỗ của bạn lên gấp đôi, từ 30 triệu thành 65 triệu.

Đây là mặt rủi ro của giao dịch margin.

Ở chiều ngược lại, khi giá trị cổ phiếu tăng lên thì mức lãi của bạn cũng tăng lên rất nhiều (cách tính tương tự).

Xem thêm  Viec lam cho tot tphcm

Xu hướng thị trường ảnh hưởng như thế nào khi dùng margin?

Tùy vào xu hướng thị trường mà ảnh hưởng của việc sử dụng margin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lãi-lỗ trong khoản đầu tư của bạn sẽ khác nhau. Cụ thể:

Thị trường đang ở xu hướng tăng

Nếu bạn đang dùng margin mà cổ phiếu tăng giá thì bạn sẽ có được lợi nhuận nhiều hơn. Đồng thời giá trị tài sản ròng tăng lên.

Bạn có thể tiếp tục được mua thêm cổ phiếu để gia tăng lợi nhuận nhanh hơn.

Khi cổ phiếu giảm giá

Nếu bạn đang sử dung margin mà cổ phiếu giảm giá thì lúc này giá trị tài sản ròng sẽ giảm tương ứng với tỉ lệ đòn bẩy mà bạn đang sử dụng.

Ví dụ, nếu bạn dùng tỉ lệ đòn bảy 1:2 thì sẽ lỗ gấp 2 lần bình thường, dùng tỉ lệ đòn bảy 1:3 thì sẽ lỗ gấp 3 lần bình thường.

Margin call

Khi giá trị tài sản ròng bị giảm, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu bạn thực hiện việc bổ sung thêm tài sản đảm bảo là tiền hoặc cổ phiếu.

Nếu bạn không bổ sung thêm tài sản đảm bảo thì sẽ phải bán bớt cổ phiếu ra để giảm tiền vay, đưa tỉ lệ đòn bảy về đúng quy định của công ty chứng khoán.

Đây cũng chính là khái niệm Margin Call mà bạn sẽ phải đối mặt khi đầu tư chứng khoán mà sử dung margin.

Công thức tính:

Giá trị chứng khoán ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) / (1 – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường.

Hoặc:

Số tiền ký quỹ bổ sung= (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường.

Trong đó:

Tỷ lệ ký quỹ duy trì là mức tỷ lệ ký quỹ tối thiểu được quy định bởi công ty chứng khoán. Ở Việt Nam, tỷ lệ này thường là khoảng 40%.

Quay lại câu chuyện khi margin call xảy ra…

Trong thực tế, khi ngưỡng margin call xảy ra, CTCK có thể bắt đầu bán bất kỳ chứng khoán nào trong danh mục đầu tư của bạn mà không bắt buộc phải hỏi ý kiến của bạn trước (được gọi là force sell, quyền bán bắt buộc được CTCK thực hiện).

Sử dụng margin như thế nào thì được xem là hiệu quả?

Hiện nay, lãi suất cho vay ký quỹ của các CTCK giao động từ 11%-14%.

Do đó, nếu tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư của bạn không lớn hơn ~ 14% thì coi như bạn bị thua lỗ, và việc sử dụng margin được xem là không hiệu quả.

Mặt khác, tỷ lệ lãi suất này cũng chiếm một phần lớn trong lợi nhuận của nhà đầu tư nếu họ đầu tư có lời.

Vì vậy,  cách sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính là…

Sau khi trừ đi các chi phí lãi vay ký quỹ, bạn vẫn có lợi nhuận và chỉ dùng khi thị trường rõ xu hướng và có chiến lược rõ ràng.

Nếu bạn nhà đầu tư mới tham gia thị trường, cách tốt nhất là hạn chế dùng margin trong mỗi lần giao dịch.

Khi bạn đã “sống sót” trên thị trường được từ 3-5 năm thì mới nên sử dụng với tỷ lệ nhỏ và phải có chiến lược quản lý vốn hợp lý trước khi vào lệnh.

[external_link offset=2]

——————————

Vậy tóm lại, bạn có nên sử dụng Margin không?

Đồng ý việc sử dụng Margin trong chứng khoán có thể cho bạn mức lợi nhuận cao vượt trội.

Nhưng có lẽ bài học từ cuộc khủng hoảng năm 2008…

Xem thêm  10 Phần Mềm Download Miễn Phí Tốt Nhất 2020 Cho Windows

Hay chính Việt Nam năm 2011 khi lần đầu ban hành quy định về Margin vẫn còn nguyên đó.

Giống như những nhà đầu tư mới tìm hiểu khác…

Tôi thật lòng khuyên bạn không nên sử dụng Margin trong chứng khoán.

Có rất nhiều lý do khiến tôi khuyên bạn nên làm như vậy.

Nhưng sau cùng có 3 điều tôi cho là quan trọng nhất:

Bạn là người mới, không có nhiều kinh nghiệm

Qua nhiều năm, tôi chứng kiến không ít nhà đầu tư kinh nghiệm phải trả giá vì quá tự tin sử dụng Margin đòn bẩy cao.

Và khởi đầu, họ đều nói với tôi sẽ chỉ thử một chút…

Bạn chỉ nên bắt đầu với Margin khi đã biết cách kiểm soát rủi ro và làm chủ cảm xúc.

Vấn đề này cũng đã được GoValue chia sẻ trong video dưới đây:

Áp lực ký quỹ, trả lãi vay có thể dẫn đến các quyết định sai lầm

Thông thường khi bạn đã sử dụng đến Margin, tức tiền thực có là không đủ cho nhu cầu đầu tư.

Nhưng…

Khi sử dụng Margin, công ty chứng khoán yêu cầu bạn đảm bảo mức ký quỹ tối thiểu.

Vô hình chung, bạn luôn phải đối mặt với áp lực cổ phiếu giảm giá thì phải bổ sung ký quỹ như thế nào?

Khi đó việc ra các quyết định sẽ không còn được chính xác.

Mặt khác, thời gian đến hạn cho mỗi khoản vay Margin chỉ vỏn vẹn 3 tháng…

Nếu bạn dùng Margin để đầu tư dài hạn là một sai lầm lớn.

Chưa kể, với mức lãi vay hiện tại tôi tin bạn sẽ phải cân nhắc lại:

Margin là gì? Khi nào bạn nên sử dụng margin? (+Video)

Rủi ro từ thay đổi chính sách Margin

Thời gian gần đây khi mà VN-Index giảm từ hơn 1.200 về 900 điểm.

Nếu bạn để ý nhiều công ty chứng khoán đã hạ tỷ lệ margin của nhiều mã.

Thậm chí cắt Margin để giảm thiểu rủi ro.

Nếu cổ phiếu bạn đang vay Margin với tỷ lệ 50% bị siết lại còn 60%…

Đồng nghĩa bạn sẽ ngay lập tức phải nộp tiền hoặc bán cổ phiếu để duy trì tỷ lệ ký quỹ mới.

Tóm lại…

Bạn chỉ nên sử dụng margin trong những trường hợp sau:

  • Chỉ nên sử dụng margin khi bạn là một người có kinh nghiệm lâu năm. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì không nên sử dụng.
  • Chỉ sử dụng margin khi thị trường có dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng. Thị trường ở giai đoạn lình xình cũng không nên sử dụng margin.
  • Chỉ nên sử dung margin trong các giao dịch ngắn hạn. Nếu đầu tư lâu dài thì margin không phải một lựa chọn khôn ngoan.
  • Chỉ nên dùng margin khi đầu tư vào các cổ phiếu có tính thanh khoản tốt như Cổ phiếu cơ bản, cổ phiếu Bluechip. Với các cổ phiếu có lợi nhuận quá thấp thì không nên dùng margin

————————————————————–

Lời kết

Trong đầu tư, margin luôn được ví như một con dao hai lưỡi.

Sử dụng margin có thể giúp bạn kiếm được lợi nhuận lớn chỉ với lượng vốn nhỏ, nhưng cũng vì nó mà thành quả của bạn cũng có thể bị xóa sạch.

Vì thế việc sử dụng đòn bẩy margin là hết sức mạo hiểm

Nhiều nhà đầu tư giá trị như Warren Buffett, cũng không ít lần cảnh báo về sự nguy hiểm của việc sử dụng đòn bẩy trong đầu tư.

Nếu bạn muốn khoản đầu tư của mình được đảm bảo, chống chọi qua những giai đoạn xấu của thị trường

Thì lời khuyên tốt nhất là bạn chỉ nên sử dụng tiền mặt để đầu tư.

Cuối cùng…

Hãy để lại comment ở phía dưới nếu bạn có câu hỏi về vấn đề này. [external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *