Khái niệm về thềm lục địa và thềm lục địa của Việt Nam

Khái niệm về thềm lục địa và thềm lục địa của Việt Nam là những nội dung trong chương trình hôm nay chúng tôi muốn truyền tải đến bà con ngư dân và quí thính giả. Mời bà con ngư dân và quí thính giả cùng quan tâm theo dõi.

Thềm lục địa là gì?

[external_link_head]

Thềm lục địa theo nghĩa pháp lý không hoàn toàn trùng với thềm lục địa địa chất. Theo Công ước Luật biển 1982, thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở 200 hải lý nếu như rìa ngoài của bờ lục địa ở khoảng cách gần hơn.

Trong trường hợp bờ ngoài của rìa lục địa kéo dài tự nhiên vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, thì quốc gia ven biển có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa theo sự kéo dài tự nhiên đó, nhưng cũng không được vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 m một khoảng cách không quá 100 hải lý.

Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình; quyền này là đặc quyền và đương nhiên tồn tại không phụ thuộc vào việc có chiếm hữu hay tuyên bố hay không. Khi quốc gia tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý thì phải đóng góp một khoản theo quy định của Công ước Luật biển 1982.

Xem thêm  Phần mềm kiểm tra thẻ nhớ chính hãng trên PC nào tốt nhất?
[external_link offset=1]

Quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay của vùng trời trên vùng nước này. Quốc gia ven biển không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền và tự do khác của các quốc gia khác đã được Công ước thừa nhận.

Các quốc gia khác có quyền đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa, nhưng phải thỏa thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi của ống dẫn hay dây cáp.

Thềm lục địa Việt Nam như thế nào?

Thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của lục địa Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào rìa ngoài của bờ lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra đến 200 hải lý kể từ đường cơ sở.

Nhà nước Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam, bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư ở thềm lục địa Việt Nam. Các đảo, quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền Việt Nam đều có lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa riêng.

Xem thêm  Phê Duyệt Phiên Đăng Nhập Của Bạn Trên Điện Thoại Hoặc Máy Tính Khác Là Gì

Thềm lục địa Việt Nam theo cấu tạo tự nhiên gồm bốn phần:

Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ;

Thềm lục địa khu vực miền Trung;

[external_link offset=2]

Thềm lục địa khu vực phía Nam;

Thềm lục địa khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tại khu vực miền Trung, thềm lục địa ra ngoài khoảng 50 km đã thụt sâu xuống hơn 1.000 m, như vậy ở đây thềm lục địa mở rộng ra tới 200 hải lý kể từ đường cơ sở.

(Trích sổ tay pháp lý người đi biển)

[external_footer]
Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *